Nhiều hãng ôtô Trung Quốc khai khống để nhận thêm trợ cấp

Các hãng ôtô của Trung Quốc bao gồm BYD và Chery, bị phát hiện đã kê khai nhận trợ cấp xe điện mà họ không đủ điều kiện trong khoảng thời gian 5 năm.

Video: Đánh giá xe SUV Jaecoo J7 tại Việt Nam.

Cơ quan quản lý ngành công nghiệp Trung Quốc phát hiện các hãng xe, bao gồm BYD và Chery, đã kê khai nhận trợ cấp xe điện mà họ không đủ điều kiện trong khoảng thời gian 5 năm, bắt đầu từ năm 2016. Tổng số tiền khai khống lên tới hơn 864 triệu Nhân dân tệ (khoảng 121 triệu USD).

Trong đó, Chery - hãng xuất khẩu ôtô lớn nhất Trung Quốc - bị phát hiện đã đăng ký 240 triệu Nhân dân tệ tiền trợ cấp cho khoảng 8.760 ôtô điện và xe hybrid không đủ điều kiện. Trong khi đó, 143 triệu Nhân dân tệ liên quan đến khoảng 4.900 xe do BYD bán ra đã bị gạch khỏi sổ sách, theo kết quả sơ bộ được Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin (MIIT) công bố vào cuối tháng trước.

2-8716.jpg
Nhiều hãng ôtô Trung Quốc khai khống để nhận thêm trợ cấp.

Cuộc kiểm toán chương trình trợ cấp xe điện giai đoạn 2016-2020 được triển khai trên toàn Trung Quốc vào đầu năm nay. Ví dụ, tại tỉnh Hà Nam của Trung Quốc, một mẫu kiểm tra gồm 292 phương tiện với số tiền liên quan lên đến 475 triệu Nhân dân tệ đã được đánh giá, theo tài liệu do chính quyền địa phương công bố.

Hiện chưa rõ các hãng có phải hoàn trả khoản trợ cấp sai lệch này hay không. Cũng chưa rõ liệu cơ quan chức năng đã trừ số tiền đó khỏi các khoản thanh toán cho các nhà sản xuất ô tô hay chưa. Đại diện của BYD và Chery cũng chưa phản hồi yêu cầu bình luận về vụ việc này.

Chính quyền Bắc Kinh hiện đang siết chặt giám sát ngành công nghiệp ôtô, đặc biệt khi cuộc chiến giá cả kéo dài hơn 2 năm đã bắt đầu ảnh hưởng đến lợi nhuận của các công ty trong toàn chuỗi cung ứng và làm dấy lên lo ngại về việc chất lượng cũng như danh tiếng của xe sản xuất tại Trung Quốc có thể bị tổn hại.

1-5420.jpg

Theo các tài liệu được MIIT công bố, một số lý do khiến xe bị loại khỏi danh sách đủ điều kiện nhận trợ cấp bao gồm: nhà sản xuất không cung cấp được dữ liệu vận hành cho xe, hoặc quãng đường đi không đạt yêu cầu.

Trước áp lực phải đạt chỉ tiêu bán hàng, các hãng đôi khi bán sỉ xe mới cho thương nhân hoặc đại lý, sau đó những bên này giúp đăng ký xe để hãng có thể ghi nhận doanh số. Những chiếc xe gần như mới 100% này sau đó lại xuất hiện trên thị trường xe đã qua sử dụng dưới dạng “ôtô cũ 0 km”. Bộ Thương mại Trung Quốc cũng đã tổ chức họp để xử lý hiện tượng này, đồng thời tạm thời đình chỉ trợ cấp tiêu dùng ở một số địa phương để điều tra xem liệu các đại lý có gian lận để nhận hoàn tiền không.

3-2470.jpg

Trung Quốc từng triển khai một chương trình trợ cấp quốc gia kéo dài hàng thập kỷ để thúc đẩy xe điện và xe hybrid, bắt đầu từ đầu những năm 2010, với mức trợ cấp lên tới 60.000 Nhân dân tệ cho mỗi xe. Khoản trợ cấp này được trả cho hãng sản xuất theo lô, sau đó họ sẽ giảm giá bán lẻ cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, hệ thống này đã tạo ra kẽ hở cho các hành vi gian lận. Theo một báo cáo của tờ Nhân Dân Nhật Báo năm 2016, hàng chục công ty đã bị cáo buộc gian lận số tiền trợ cấp tổng cộng khoảng 9,3 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 1,3 tỷ USD).

Trong quá khứ, chính quyền Trung Quốc cũng đã tiến hành một số cuộc kiểm toán chương trình trợ cấp xe điện nhưng quy mô nhỏ hơn nhiều. Cuộc kiểm toán năm 2022 chỉ kiểm tra vài hãng xe và vài trăm chiếc ôtô. Trong khi đó, cuộc kiểm toán năm nay đã đánh giá hàng chục hãng xe với hơn 75.000 phương tiện.

Các hãng ôtô Trung Quốc vượt mặt GM, VW và Tesla

Các hãng ô tô Trung Quốc như Zeekr, Leapmotor đang vượt qua GM, VW và Tesla nhờ chiến lược xe điện mạnh mẽ, giá cả hợp lý và công nghệ tiên tiến.

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ khi các hãng ô tô Trung Quốc nổi lên như những đối thủ đáng gờm, vượt qua các ông lớn như General Motors (GM), Volkswagen (VW) và Tesla. Với sự phát triển vượt bậc của dòng xe điện, các công ty Trung Quốc không chỉ chiếm lĩnh thị trường trong nước mà còn mở rộng ra các thị trường quốc tế, mang lại những mẫu xe chất lượng và giá cả hợp lý.

z6768581000435-cb76f95c963c83dcefb9e49b549c8ca4.jpg

BYD giảm sản lượng tại Trung Quốc vì tồn kho tăng cao

BYD bất ngờ cắt giảm sản lượng và hoãn mở rộng nhà máy tại Trung Quốc do tồn kho gia tăng, báo hiệu giai đoạn chững lại sau tăng trưởng nóng của ngành EV.

Video: Trải nghiệm sedan điện BYD Seal Performance.

Sau chuỗi tăng trưởng thần tốc và vươn lên vị trí số 1 thế giới về doanh số xe điện, BYD đang bắt đầu chững lại. Hãng xe Trung Quốc mới đây đã cắt giảm sản lượng và hoãn kế hoạch mở rộng tại nhiều nhà máy trong nước, động thái được giới phân tích xem là dấu hiệu rõ rệt của “sức ép tồn kho” và thị trường bắt đầu quá tải.

Sửa ôtô điện tại Trung Quốc - “nghề nguy hiểm”

Trong bối cảnh xe điện đang bùng nổ tại Trung Quốc, việc sửa chữa xe điện không chỉ phức tạp về mặt kỹ thuật mà còn trở thành một “nghề nguy hiểm”.

Theo Car News China và Sina, hàng loạt vụ kiện và truy tố gần đây đang làm dấy lên tranh cãi về "quyền sửa chữa" - một khái niệm vốn được xem là hiển nhiên trong ngành công nghiệp ôtô truyền thống, nhưng nay đang trở thành điểm nóng khi áp dụng cho xe điện.

Một trường hợp gây chú ý là thợ máy kiêm vlogger có biệt danh "Anh Long", mới đây đã bị ba hãng xe điện khởi kiện vì chia sẻ công khai các video hướng dẫn sửa chữa xe của họ.