Nhiễm trùng vì tự ý chữa rắn cắn

(Kiến Thức) - Vì cho rằng không phải là rắn độc nên anh không đến bệnh viện anh Ngọc (Thạch Thất) đã tự nặn máu độc dẫn đến nhiễm trùng.

Anh Nguyễn Văn Ngọc (Thạch Thất, Hà Nội) vô tình bị rắn cắn khi đang làm đồng. Vì cho rằng không phải là rắn độc nên anh không đến bệnh viện mà đã xử lý vết cắn bằng cách tự mình nặn máu độc, sau đó lại tiếp tục công việc đồng áng. Tuy nhiên, vài ngày sau, chỗ rắn cắn bị nhiễm trùng, sốt cao khiến anh buộc phải nhập viện.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Lời bàn: Đúng là không phải rắn nào cũng có độc (nếu là rắn độc thì chỗ bị rắn cắn sẽ sưng lên rất nhanh). Tuy nhiên, tốt nhất không nên tự ý xử lý vết thương khi bị rắn cắn như cách của anh Ngọc. 
Lý do là ở nước ta có nhiều loài rắn, việc phân biệt giữa rắn độc và không độc là điều không dễ đối với người dân bình thường, vì thế người dân có thể bị nhầm lẫn (tưởng là rắn không độc, nhưng thực tế lại là rắn độc). 
Ngoài ra, ngay cả không phải là rắn độc cắn, nhưng chỗ bị cắn nếu không được xử lý sạch sẽ dễ bị nhiễm trùng, lở loét. Do đó, tốt nhất khi bị rắn cắn, chỉ nên sơ cứu rồi đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn, điều trị.

BV Đà Nẵng tiếp nhận một ca nghi nhiễm Ebola

Chiều 1/11, Sở Y tế TP Đà Nẵng đã họp khẩn với các bệnh viện, trung tâm phòng chống dịch sau khi một trường hợp nghi nhiễm Ebola.

Tin ban đầu cho biết: vào lúc 10h30 ngày 1/11, Bệnh viện Hoàn Mỹ tiếp nhận một bệnh nhân đi từ vùng có dịch Ebola trong tình trạng đau đầu, sốt cao.

4 bài thuốc dân gian sơ cứu rắn cắn

Tai nạn do rắn cắn thường gặp trong khi đi rừng, làm rẫy, làm đồng  hoặc do mưa bão gây ngập lụt... Đây là tai nạn bất ngờ khiến nạn nhân và người xung quanh lúng túng.

Trong lúc thuốc chưa có trong tay, thầy chưa có tại chỗ, nếu sơ cứu đúng cách sẽ giảm được tỷ lệ tử vong và biến chứng. Bài viết sau xin giới thiệu một số kinh nghiệm dân gian sơ cứu và phòng rắn cắn để bạn đọc tham khảo áp dụng khi cần thiết.