Nhật bắt 6 người Việt vì nghi ngờ trồng cần sa

(Kiến Thức) - Cảnh sát tỉnh Hyogo (Nhật Bản) vừa bắt giữ 6 người mang quốc tịch Việt Nam vì nghi ngờ những người này trồng cần sa. 

Sáu người mang quốc tịch Việt Nam gồm cả nam và nữ bị điều tra tội vi phạm Luật Kiểm soát Cần sa của Nhật Bản. Hiện nhà chức trách vẫn chưa đưa ra thông tin chi tiết về những người bị bắt giữ.

Đây là thông tin được tờ Asahi Shiumbun đăng tải hôm qua (14/4). Ngoài việc bắt giữ 6 người, cảnh sát Nhật còn tịch thu 1.300 cây cần sa mà những người này bị nghi là đã trồng ở Kasai, thành phố Himeji. Đây là số cần sa thuộc loại lớn mà cảnh sát Nhật Bản tịch thu được từ trước tới nay.
Theo nguồn tin tờ Asahi, 1.300 cây cần sa này được trồng ở một số địa điểm, bao gồm nhà xưởng bỏ hoang trong thành phố. Cảnh sát cũng thu giữ nhiều thiết bị chiếu sáng được sử dụng tại các “trang trại cần sa” này.
Việc người Việt bị phát hiện trồng cần sa đã diễn ra ở một số nước châu Âu (Anh, Cộng hòa Czech), nhưng đây là lần đầu tiên xảy ra vụ án liên quan tới người Việt tại Nhật Bản. Ảnh minh họa.
Việc người Việt bị phát hiện trồng cần sa đã diễn ra ở một số nước châu Âu (Anh, Cộng hòa Czech), nhưng đây là lần đầu tiên xảy ra vụ án liên quan tới người Việt tại Nhật Bản. Ảnh minh họa.
Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra nhiều vụ việc “xấu hổ” liên quan tới cộng đồng người Việt ở Nhật Bản. Mới đây, kênh Nippon TV cho hay cảnh sát Nhật đã bắt một số người Việt bị nghi là ăn cắp mỹ phẩm tại các cửa hiệu ở tỉnh Kagawa. Ước tính giá trị hàng hóa bị lấy cắp lên tới 188.000 yen (37 triệu đồng). Đặc biệt, số hàng này bị nghi là được tuồn cho tiếp viên hàng không mang về Việt Nam bán.
Trước đó, theo tờ Sankei, Cục chống Tội Phạm có Tổ chức thuộc Sở Cảnh sát Tokyo đã ra lệnh bắt một nữ tiếp viên hàng không của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) vì nghi ngờ vận chuyển hàng trộm cắp.
Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật cho biết, các vụ trộm cắp tại các cửa hàng bị bắt mà liên quan tới người Việt tăng mạnh tại Nhật, từ 247 vụ năm 1998 lên 999 vụ năm 2012.
Riêng 6 tháng đầu năm 2013 có 401 vụ liên quan tới người Việt, chiếm 40% tổng số vụ trộm cắp đồ liên quan tới người nước ngoài nói chung.

Thu nhập Tổng TTCP chỉ 18 triệu/tháng, nhà đâu nhiều thế?

(Kiến Thức) - Tổng thu nhập từ lương, phụ cấp của Tổng TTCP hiện khoảng 18 triệu đồng/tháng, còn Phó tổng TTCP là 15 triệu đồng/tháng.

Trả lời câu hỏi của báo chí về mức thu nhập cụ thể của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ (TTCP) tại buổi họp báo sáng nay, ông Lê Hồng Lĩnh, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính và Tổng hợp cho biết, tổng thu nhập từ lương, phụ cấp của Tổng TTCP hiện khoảng 18 triệu đồng/tháng; thu nhập của các Phó Tổng TTCP khoảng 15 triệu đồng/tháng.

Phó Tổng TTCP Trần Đức Lượng khẳng định, cán bộ thanh tra viên trước hết cũng là công chức, vì vậy thu nhập thanh tra viên dựa trên thang bảng lương theo đúng quy định của pháp luật về lương.

Ngoài ra, thanh tra viên còn có thêm phụ cấp thâm niên, phụ cấp nghề, phụ cấp trách nhiệm công chức… và các khoản công tác phí, tiền khoán công việc theo đúng quy định nhà nước và quy chế chi tiêu nội bộ.

Ông Lượng cũng cho biết thêm một khoản thu nhập khác mà thanh tra viên được hưởng từ việc trích lại các nguồn phát hiện sai phạm, kiến nghị thu hồi sau khi nộp lại ngân sách nhà nước.

“Nguồn trích đó sẽ được đưa vào quỹ dành để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động thanh tra, một phần dùng chi bồi dưỡng thêm cho cán bộ thanh tra”, ông Trần Đức Lượng nói.

Như vậy, thu nhập của Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh có thể còn cao hơn cả của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.
Khu đất rộng 30.000 m2 ở Sơn Đông (Bến Tre) - một trong những tài sản "khủng" của ông Trần Văn Truyền.
Khu đất rộng 30.000 m2 ở Sơn Đông (Bến Tre) - một trong những tài sản "khủng" của ông Trần Văn Truyền. 
Lương thủ tướng 17 triệu/tháng
Trước đó, trong một cuộc trả lời báo chí về mức lương khủng của một số lãnh đạo 4 doanh nghiệp công ích trên địa bàn TP HCM, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam (khi đó là Bộ trưởng - Chủ nhiệm văn phòng chính phủ) có nói đến lương của người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng. Ông Đam cho biết, nguyên tắc chung, lương của các lãnh đạo Đảng, nhà nước được tính theo hệ số lương công chức. Mức lương có hệ số cao nhất trong hệ thống là 14 lần lương cơ bản. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không phải người được hưởng mức hệ số cao nhất này.

Kiểm tra lại thông tin cụ thể sau đó, đại diện Văn phòng Chính phủ cho biết, lương của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có hệ số 12,5. Cộng tất cả các khoản phụ cấp chức vụ, trách nhiệm, tổng số lương Thủ tướng nhận mỗi tháng chỉ hơn 17 triệu đồng (đã trừ tiền đóng Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế).

Nhiều người băn khoăn, lương của những người đứng đầu Thanh tra Chính phủ chỉ từ 15 đến 18 triệu đồng/tháng, vậy tại sao họ lại có nhiều tài sản thế? Đơn cử, ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ, nếu những gì báo chí phản ánh là đúng thì hiện khối "tài sản nổi" của ông này đếm sơ sơ cũng lên tới 6 cái bất động sản (3 nhà đất ở Bến Tre và 3 nhà đất ở TP HCM), trong đó có 2 tài sản khủng là khu đất rộng 30.000 m2 ở Sơn Đông (Bến Tre) và 1 bất động sản ở Khu đô thị 5 sao Phú Mỹ Hưng. Riêng một nhà đất tại Phú Mỹ Hưng cũng lên tới 3 - 4 triệu USD, thì tổng số "của nổi" của ông Truyền phải chục triệu USD là ít.

Còn ông Ngô Văn Khánh, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, theo một bài báo đăng trên báo Người Cao Tuổi ngày 22/8/2013, ông Khánh kê khai tài sản rằng ông và gia đình sở hữu các bất động sản gồm hai ngôi nhà và một mảnh đất. Hai ngôi nhà được nói là của ông ở quận Hoàng Mai, Hà Nội và đều đã xây 5 tầng: nhà thứ nhất diện tích 114m2 đất, và nhà thứ hai diện tích 248m2 đất.

Còn mảnh đất gia đình ông Ngô Văn Khánh đang sở hữu rộng tới 1.800m2, nằm trong khuôn khổ dự án Mê Linh gần đền Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Theo Người Cao Tuổi, giá đất tại đó trong thời điểm hiện nay là 10 triệu – 15 triệu đồng/m2; có nghĩa riêng mảnh đất này đã có giá trị ít nhất 18 tỷ đồng.

Ngoài ra, bài trên Người Cao Tuổi cũng cho hay ông Khánh có tài khoản trị giá trên 7 tỷ đồng tiền gửi tại Ngân hàng VIB và nhiều cổ phiếu tại bốn ngân hàng và hai công ty.

Trả lời câu hỏi, qua kê khai tài sản tại sao lãnh đạo Tổng TTCP lại có nhiều tài sản như thế, ông Trần Đức Lượng cho rằng, đó là điều “hoàn toàn dễ hiểu” và không khó để giải thích nguồn gốc thu nhập của những trường hợp đã được dư luận phản ánh.

“Tài sản của một cá nhân cũng như cán bộ công chức không chỉ được tính bằng thu nhập của chính người đó mà còn cả thu nhập của các thành viên trong gia đình. Chồng làm thanh tra nhưng có vợ làm kinh doanh, bố làm thanh tra nhưng con làm kinh doanh… Vì thế chúng ta không nên gắn thu nhập cụ thể của một người với với tài sản mà người ta phải kê khai. Bởi đây là tài sản chung của cả gia đình. Quy định pháp luật phải kê khai tài sản của mình, vợ con mình”, Phó Tổng TTCP Trần Đức Lượng nói.

Vietnam Airlines đang dung túng cho nhiều nhân viên xấu?

Việc tiếp viên và phi công dính nghi án tiêu thụ hàng trộm cắp tại Nhật Bản chưa kịp lắng xuống thì lại xảy ra việc bẻ khoá vali của hành khách tại sân bay Nội Bài...

Việc tiếp viên và phi công dính nghi án tiêu thụ hàng trộm cắp tại Nhật Bản chưa kịp lắng xuống thì xảy ra việc bẻ khoá vali của hành khách tại sân bay Nội Bài, liên tiếp những sự việc khiến cho hình ảnh của Vietnam Airlines (VNA) trong mắt người dân ngày càng xấu đi.