Nhật Bản tìm ra hang động khổng lồ trên Mặt Trăng?

Hang động đặc biệt này nằm gần một khu vực của Mặt Trăng gọi là Marius Hills.

Theo Mirror, nhóm nghiên cứu tại Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đã khám phá ra một hang động sâu 50km, rộng 100km dưới bề mặt Mặt Trăng mà có thể trở thành nơi định cư ngoài hành tinh đầu tiên cho nhân loại. Phát hiện này được thực hiện bằng một radar chuyên dụng dùng để khám phá hang động.
Nhat Ban tuyen bo tim ra hang dong khong lo tren Mat Trang
Mặt Trăng nhìn từ Trái Đất. 
Theo các nhà khoa học, ở những nơi như Mặt Trăng, việc lưu trú trong hang động có ý nghĩa hơn là việc cố gắng thiết lập sự sống trên bề mặt của các hành tinh. Lý do là các phi hành gia sẽ được che chở khỏi bức xạ, chưa kể các thiên thạch nhỏ thường xuyên bắn phá Mặt Trăng.
Đội nghiên cứu cũng cho rằng, họ có cơ sở để tin nhiệt độ bên trong hang động vừa phát hiện ở Mặt Trăng ổn định hơn so với sự biến thiên nhiệt bên ngoài bề mặt (lúc quá nóng, lúc quá lạnh). Hang động đặc biệt này nằm gần một khu vực của Mặt Trăng gọi là Marius Hills, có thể đã được hình thành sau một vụ phóng dung nham, giờ đây có thể nó có chứa cả nước, băng và đá mà chúng ta có thể khai thác nhiên liệu.
Hiện, nhóm nghiên cứu không có kế hoạch thiết lập một cơ sở trên Mặt Trăng, nhưng đó là một triển vọng cho cộng đồng khoa học. Theo dự báo của các chuyên gia tại Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), trong vòng chưa đầy 25 năm, sẽ có 100 người đặt chân lên Mặt Trăng.
Cách đây không lâu, các nhà khoa học tại Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) cũng vừa công bố nghiên cứu rằng, Mặt Trăng từng có một bầu khí quyển rất dày vào khoảng 3 - 4 tỉ năm trước. Trong đó, thời điểm bầu khí quyển dày nhất là cách đây 3,5 tỉ năm.
Bầu khí quyển này hình thành do các núi lửa phun trào, đẩy chất khí nóng lên nhanh, bao gồm khí cacbon monoxide (CO), lưu huỳnh và cả nước. Theo các nhà khoa học, những chỗ lồi lõm trên bề mặt Mặt Trăng là minh chứng cho điều này, rằng đã từng có những dòng dung nham tan chảy trên Mặt Trăng, rồi nguội lại tạo thành đá bazzan đen (hay còn gọi là maria).

Tìm thấy bằng chứng mới về băng giá trên Mặt trăng

(Kiến Thức) - Hàng loạt bằng chứng mới cho thấy băng giá đang tồn tại trên bề mặt Mặt trăng.

Các nhà khoa học thuộc tàu thăm dò Mặt trăng NASA's Lunar Reconnaissance Orbiter vừa phát hiện ra vài điểm bí ẩn trên bề mặt Mặt trăng
Tim thay bang chung moi ve bang gia tren Mat trang

Nguồn ảnh: Phys.

Lại thêm phát hiện mới về "nội thất" Mặt trăng gây sốt

(Kiến Thức) - Bằng chứng mới liên quan tới đặc điểm, cấu trúc "nội thất" của Mặt trăng vừa được các nhà khoa học khám phá.

Theo một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu thuộc Viện Hải dương học Scripps thuộc Đại học California San Diego vừa công bố, Mặt trăng có hệ thống cấu trúc hoàn toàn khô cằn.
Lai them phat hien moi ve "noi that" Mat trang gay sot
Nguồn ảnh: Google. 
Phát hiện mới này đi ngược với ý kiến cho rằng bên trong Mặt trăng từng ẩm ướt thậm chí có cả một đại dương.
James Day, nhà địa chất hóa học khẳng định rằng, trong quá khứ, bên trong Mặt trăng cực kỳ nóng, rất nóng. Về cơ bản nó còn có cả một đại dương năng lượng gamma nóng khủng khiếp.
Lai them phat hien moi ve "noi that" Mat trang gay sot-Hinh-2
Nguồn ảnh: Google.  
Điều này đã khiến hàng loạt các chất có trong Mặt trăng cũng như trên bề mặt nhanh chóng bị bốc hơi. Và theo thời gian, tất cả sẽ trở nên khô cằn, không có một chút nước nào cả ở trong.

Họ đã đi đến kết luận này sau khi phân tích các mảnh vỡ của "Rusty Rock", một tảng đá thu thập được từ Mặt trăng trong chuyến khám sát của Apollo 16 năm 1972.