Nhật Bản chuẩn bị xử tử thành viên "ma giáo" tấn công tàu điện ngầm

Nhật Bản được cho là đang chuẩn bị cho cuộc hành hình lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.

Vào tuần trước, khoảng 13 thành viên của Aum Shinrikyo – giáo phái chịu trách nhiệm cho cuộc tấn công hóa học khiến 13 người hết và hàng ngàn người bị thương ngày 20.3.1995 – đã được chuyển tới các cơ sở giam giữ ở bên ngoài Tokyo. Việc này khiến truyền thông Nhật Bản phỏng đoán rằng chính phủ nước này chuẩn bị đem xử tử những người nói trên. Dự đoán này là có cơ sở khi các nhà chức trách Nhật Bản thường chỉ xử tử một người nếu các đồng phạm liên quan đã được xét xử hết – việc đã được hoàn thành vào tháng 1 vừa rồi.
Người đứng đầu giáo phái Shoko Asahara được chuyển tới tòa án để tra hỏi hồi năm 1995. Ảnh: Jiji Press.
Người đứng đầu giáo phái Shoko Asahara được chuyển tới tòa án để tra hỏi hồi năm 1995. Ảnh: Jiji Press. 
Hiện tại, vẫn chưa rõ liệu toàn bộ thành viên được chuyển đổi trại giam có bị xử tử cùng một ngày hay không. Tuy nhiên, theo tờ The Guardian (Anh), cuộc hành hình – dù cùng lúc hay cách ngày nhau – sẽ có số tử tù nhiều nhất trong 10 năm trở lại đây (trong năm 2008, Nhật Bản đã cho xử tử 15 người).
Được biết, việc thi hành án tử hình ở Nhật Bản luôn được giữ bí mật cho đến phút chốt. Các tử tù thường bị giam giữ trong nhiều năm và chỉ được thông báo về việc này vài giờ trước khi bị xử tử. Các gia đình của tử tù thường chỉ được nhà chức trách thông báo sau khi án đã thi hành xong.
Tổ chức Ân xá Quốc tế nhận định, nếu Tokyo thực sự có ý định xử tử các thành viên giáo phái Aum Shinrikyo trong năm nay, đây sẽ là một nỗ lực “thô bạo” để “dọn dẹp dư luận” nhằm chuẩn bị cho sự kiện Hoàng Thái tử Naruhito kế vị Nhật Hoàng Akihito vào năm 2019 và Olympic Mùa hè Tokyo một năm sau đó.
Trả lời phỏng vấn với Kyodo News, bà Shizue Takahashi (71 tuổi) có chồng là ông Kazumasa đã thiệt mạng trong vụ tấn công khí Sarin năm 1995 cho biết: “Tôi hi vọng rằng bọn chúng sẽ bị xử tử theo pháp luật và giới truyền thông không làm ầm ĩ về việc này”.
Vào ngày 20.3.1995, trong giờ cao điểm buổi sáng tại Tokyo, Nhật Bản, năm nhóm khủng bố (mỗi nhóm gồm hai người) đến từ giáo phái Aum Shinrikyo, đã đón các chuyến tàu điện ngầm riêng biệt. Họ gặp nhau tại ga Kasumigaseki và bí mật thả khí sarin gây chết người vào không khí. Những kẻ khủng bố sau đó đã uống thuốc giải độc sarin và trốn thoát trong khi các hành khách, bị khói làm cho mù mắt và thiếu không khí, vội vã tìm lối thoát.
Đã có 13 người chết tại hiện trường, 5.500 người khác được điều trị tại bệnh viện, một số người thậm chí đã rơi vào tình trạng hôn mê. Hầu hết những người sống sót đã hồi phục, nhưng một số nạn nhân đã vĩnh viễn bị tổn thương mắt, phổi, và hệ tiêu hóa. Một ủy ban từ Thượng viện Mỹ sau đó ước tính rằng nếu khí sarin lan rộng hơn tại ga Kasumigaseki, điểm trung chuyển của hệ thống tàu điện ngầm Tokyo, thì hàng chục ngàn người có thể đã chết.
Sau vụ tấn công, cảnh sát Nhật đã đột kích vào trụ sở chính của giáo phái Aum Shinrikyo và bắt giữ hàng trăm thành viên, kể cả lãnh đạo bị mù của giáo phái này, Shoko Asahara. Aum Shinrikyo là giáo phái kết hợp Phật giáo và yoga với triết lý khải huyền của đạo Thiên Chúa. Họ vốn đang bị điều tra về một vụ tấn công bằng khí sarin khác vào năm 1994, khiến bảy người chết, ngoài ra còn vì tội giết một số đối thủ chính trị.

Điều ít biết về vị Tổng thống Myanmar vừa từ chức

(Kiến Thức) - Dù còn nhiều đồn đoán xung quanh việc cựu Tổng thống Myanmar U Htin Kyaw từ chức, những đóng góp của ông cho sự phát triển của Myanmar là điều không thể phủ nhận.

Ông Htin Kyaw, đồng minh thân cận của bà Aung San Suu Kyi - lãnh đạo Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD), đã trở thành Tổng thống Myanmar sau khi giành được chiến thắng với 360/652 phiếu bầu trong cuộc bỏ phiếu hồi tháng 3/2016. Ông là Tổng thống dân sự đầu tiên của Myanmar kể từ năm 1960. Ảnh: News China.
 Ông Htin Kyaw, đồng minh thân cận của bà Aung San Suu Kyi - lãnh đạo Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD), đã trở thành Tổng thống Myanmar sau khi giành được chiến thắng với 360/652 phiếu bầu trong cuộc bỏ phiếu hồi tháng 3/2016. Ông là Tổng thống dân sự đầu tiên của Myanmar kể từ năm 1960. Ảnh: News China.

Tuy nhiên, ngày 21/3 vừa qua, ông Htin Kyaw bất ngờ từ chức vì muốn “nghỉ ngơi” sau gần hai năm trên cương vị Tổng thống Myanmar. Việc ông Htin Kyaw từ chức khiến những người dân Myanmar yêu mến ông không khỏi tiếc nuối. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, ngày 21/3 vừa qua, ông Htin Kyaw bất ngờ từ chức vì muốn “nghỉ ngơi” sau gần hai năm trên cương vị Tổng thống Myanmar. Việc ông Htin Kyaw từ chức khiến những người dân Myanmar yêu mến ông không khỏi tiếc nuối.  Ảnh: Reuters.

Ông Htin Kyaw sinh ngày 20/7/1946 tại Kung Yangon, vùng Hanthawaddy. Ông là một nhà văn, học giả và chính trị gia người Myanmar. Ảnh: Reuters.
Ông Htin Kyaw sinh ngày 20/7/1946 tại Kung Yangon, vùng Hanthawaddy. Ông là một nhà văn, học giả và chính trị gia người Myanmar. Ảnh: Reuters.

Ông Htin Kyaw là con trai của nhà thơ nổi tiếng Min Thu Wun và là con rể của người đồng sáng lập Đảng NLD. Ảnh: Reuters.
Ông Htin Kyaw là con trai của nhà thơ nổi tiếng Min Thu Wun và là con rể của người đồng sáng lập Đảng NLD. Ảnh: Reuters.

Htin Kyaw học tại Viện Kinh tế Rangoon và tốt nghiệp với bằng thạc sĩ kinh tế chuyên về thống kê năm 1962. Ảnh: CNN.
 Htin Kyaw học tại Viện Kinh tế Rangoon và tốt nghiệp với bằng thạc sĩ kinh tế chuyên về thống kê năm 1962. Ảnh: CNN.
Ông tiếp tục theo học tại Viện Khoa học máy tính, Đại học London (Anh), trong khoảng thời gian 1971-1972 và Trường quản lý D. Little ở Cambridge, bang Massachusetts (Mỹ), vào năm 1987. Ảnh: Economic Times.
 Ông tiếp tục theo học tại Viện Khoa học máy tính, Đại học London (Anh), trong khoảng thời gian 1971-1972 và Trường quản lý D. Little ở Cambridge, bang Massachusetts (Mỹ), vào năm 1987. Ảnh: Economic Times.

Ông Htin Kyaw hoàn thành bằng thạc sĩ thứ hai về khoa học máy tính tại Đại học Yangonvào năm 1975. Ảnh: AP.
Ông Htin Kyaw hoàn thành bằng thạc sĩ thứ hai về khoa học máy tính tại Đại học Yangonvào năm 1975. Ảnh: AP.

Trong khoảng thời gian từ năm 1970 – 1980, ông làm giảng viên đại học và nắm giữ các vị trí trong ngành công nghiệp và đối ngoại. Ông cũng từng có thời gian làm việc tại Bộ Tài chính Myanmar. Ảnh: SMCP.
 Trong khoảng thời gian từ năm 1970 – 1980, ông làm giảng viên đại học và nắm giữ các vị trí trong ngành công nghiệp và đối ngoại. Ông cũng từng có thời gian làm việc tại Bộ Tài chính Myanmar. Ảnh: SMCP.
Là một đồng minh tin cậy của Cố vấn nhà nước Myanmar, bà Aung San Suu Kyi, ông Htin Kyaw luôn bên cạnh bà kể cả lúc khó khăn lẫn khi dẫn dắt NLD tới chiến thắng bầu cử lịch sử. Ảnh: AP.
 Là một đồng minh tin cậy của Cố vấn nhà nước Myanmar, bà Aung San Suu Kyi, ông Htin Kyaw luôn bên cạnh bà kể cả lúc khó khăn lẫn khi dẫn dắt NLD tới chiến thắng bầu cử lịch sử. Ảnh: AP.

Về đời tư, ông Htin Kyaw kết hôn với bà Su Su Lwin vào năm 1973. Được biết, bà Lwin cũng là một đại biểu quốc hội. Ảnh: Văn phòng Tổng thống Myanmar.
Về đời tư, ông Htin Kyaw kết hôn với bà Su Su Lwin vào năm 1973. Được biết, bà Lwin cũng là một đại biểu quốc hội. Ảnh: Văn phòng Tổng thống Myanmar.
Giới truyền thông từng đánh giá ông Htin Kyaw là người có phong cách trầm tĩnh, mềm mỏng và rất có uy tín vì đức tính trung thực và đáng tin. Ảnh: Business Standard.
Giới truyền thông từng đánh giá ông Htin Kyaw là người có phong cách trầm tĩnh, mềm mỏng và rất có uy tín vì đức tính trung thực và đáng tin. Ảnh: Business Standard.

Rộ tin Ngoại trưởng Nga Lavrov sắp nghỉ hưu

Kênh truyền hình RTVI của Nga dẫn nhiều nguồn tin trong Chính phủ Nga tiết lộ Ngoại trưởng Sergei Lavrov sẽ sớm về hưu, nhường chiếc ghế quyền lực và khó khăn lại cho người khác. Ông Lavrov sẽ thăm Việt Nam từ ngày 22/3.

Theo các nguồn tin của Đài RTVI, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sẽ không xuất hiện trong nội các chính phủ mới của Nga do Tổng thống Vladimir Putin thành lập sắp tới, nguyên nhân là tuổi tác của vị bộ trưởng đã cao.

Al-Qaeda từng có kế hoạch tấn công Nga

(Kiến Thức) - Al-Qaeda từng có kế hoạch thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào Nga, bao gồm đánh bom đường khí gas và tấn công đại sứ quán Mỹ tại Moscow.

Thông tin trên được nhắc đến trong các tài liệu mật thu thập sau cuộc đột kích vào khu ẩn náu của Osama bin Laden’s ở Pakistan hồi năm 2011 và được công bố hôm 25/2, , cho biết.
Al-Qaeda tung co ke hoach tan cong Nga
Nhóm khủng bố Al-Qaeda đã lên kế hoạch tấn công nước Nga.
Các tài liệu đã được đưa ra trong phiên tòa xử Abid Naseer, một người Pakistan, ở New York. Naseer bị buộc tội có liên quan đến các âm mưu khủng bố của phần tử Al-Qaeda bao gồm tấn công tàu điện ngầm New York và trung tâm thương mại Manchester.