Nhận định chứng khoán: VN-Index có thể điều chỉnh về 1.065 rồi đảo trụ

(Vietnamdaily) - Thị trường chứng khoán ngày 10/4 tiếp tục một phiên điều chỉnh, đặc thù của phiên này là ngay từ đầu phiên sáng, nhà đầu tư nước ngoài 'lôi' cổ phiếu trụ ra 'đạp', như HPG VIC VCB VMH BID STB PDR....
 

Chỉ cần ba con cổ phiếu trụ vốn hóa lớn bị 'đạp', thì VN-Index không bao giờ tăng được. Dòng thép, đầu tư công hôm 10/4 bị xả không thương tiếc. Có lẽ nhà đầu tư hết kiên nhẫn với nhóm này, vì nó tăng trước thị trường và đi ngang khi thị trường tăng hơn chục phiên vừa qua.
Những ai xả dòng này ở phiên hôm nay vùng đáy do fomo theo nước ngoài, hoặc theo hội nhóm hô để tiếp tục vào dòng chứng khoán, bất động sản, thì cái giá phải trả rất đắt.
Thị trường sẽ có những phiên điều chỉnh để đảo trụ, thị trường điều chỉnh để tiếp tục tăng trưởng trong bền vững. Đây không phải là một tín hiệu xấu, cho nên bán ở đáy hỗ trợ các cổ phiếu chưa chạy là một sai lầm lớn, đu vào những cổ phiếu đã chạy ở vùng đỉnh sẽ phải ngồi đợi hằng tuần lễ để tiếp tục kéo lên.
Ví dụ như HPG, khối ngoại gom hơn 3000 tỷ, riêng vùng giá trên 21 cũng 200 tỷ. Phiên hôm 10/4 họ bán hơn 100 tỷ, nhưng chỉ bán khi chạm MA 20 tức là vùng giá 20.80 rồi dừng bán và mua lại 6-7 tỷ để giữ mốc MA20. Tất nhiên nhà đầu tư F0 quyết bán bằng được, thủng luôn hỗ trợ về 20.60.  
Nhan dinh chung khoan: VN-Index co the dieu chinh ve 1.065 roi dao tru
 
Tôi quan sát từ đầu năm nay chưa bao giờ HPG đỏ liền 3 cây mà không được kéo lên. Kể cả những phiên thủng hỗ trợ MA20 với vol lớn khi tin xấu ra dồn dập. HPG là cổ phiếu quốc dân vốn hoá lớn, thanh khoản lớn, hầu như trong bảng hàng của tất cả những nhà đầu tư chơi tiền to đều có hoặc quan tâm. Khi mã này bị 'đạp' quá sâu, chắc chắn sẽ có dòng tiền quay lại bắt đáy và nó tăng ngược trở lại trở thành dòng dẫn, kéo thị trường trong những nhịp tới.
Người ta sẽ nói là giá thép đang giảm và ngành thép đang khó khăn. Nhưng quý 3, quý 4 năm ngoái khó khăn nhất đã qua rồi. Broker hô bán thép để hi vọng dòng tiền sẽ vào chứng khoán hoặc bất động sản là một sai lầm. Hưởng lợi của chính sách đầu tư công và hạ lãi suất ngân hàng, kích cầu bất động sản, thì ngành thép không thể không có lợi. Đáy của ngành thép đã qua và tôi kỳ vọng vào tương lai ngành này bắt đầu từ quý 2 năm nay. Đó là lý do hôm nay tôi mua thêm cổ phiếu ngành thép bị đạp thủng hỗ trợ.
Ngành bán lẻ sau nhiều phiên đập tơi tả không thương tiếc, hôm nay bỗng tím lịm. Chúng ta còn nhớ tuần trước nhiều nhóm hô bán sạch DGW vì con này hạ kế hoạch lợi nhuận, về giá 20 mới mua được. Hôm qua thì sao? Giá DGW đã vượt cái phiên bị đạp sàn 1 cây tím dư bán cả mớ. MWG , FRT cũng bật mạnh vol lớn như chưa hề bị chê là xấu.
Cho nên nhỏ lẻ luôn là đối tượng bị thiệt thòi nhất, và nhiều broker hô bán xong mua lại là chuyện bình thường. Sáng nay cũng có một broker trưởng phòng kinh doanh công ty chứng khoán V. hô bán HPG, mua SSI rồi nhận định HPG về giá 11-12 mới nên vào.
Nhiều broker nói cho sướng miệng chứ  chẳng hiểu gì cả, đến phân tích cơ bản cũng không hiểu mà dám đi mở room lấy tiền người khác. Các bạn nên cảnh giác với những công ty mà ai cũng là trưởng phòng, còn nhân viên chỉ có ông bảo vệ và chị lao công. Những công ty đó tránh xa, không lùa gà thì cũng thuộc dạng đa cấp chứng khoán.
VN-Index có thể điều chỉnh về 1.065 rồi đảo trụ, tiếp tục kéo lên trong phiên ngày 11//4. Dòng bán lẻ sẽ tiếp tục hồi phục. Ngân hàng, dầu khí và một số mã chứng khoán, thép khoẻ vẫn tiếp tục kéo VN-Index đi lên đến hết tuần sau khi nhà đầu tư chốt lời các nhóm cổ phiếu penny tăng quá ảo nhịp vừa qua.
Dịp này tôi vẫn lấy khẩu hiệu "không ai bị bỏ lại phía sau" để khuyên các bạn kiên trì nắm giữ những dòng cổ phiếu khỏe, tránh mua bán liên tục trong các phiên điều chỉnh vì sớm hay muộn thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn tăng trưởng trong quý hai và hết năm 2023.

Chứng khoán ngày 10/4: Cổ phiếu nào được khuyến nghị?

(Vietnamdaily) - Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 10/4.

Khuyến nghị mua FPT với giá 109.600 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Trong năm 2023, FPT đặt kế hoạch tăng trưởng LNTT đạt 18% YoY, tương tự với dự báo. VCSC lưu ý rằng FPT thường hoàn thành kế hoạch lợi nhuận đặt ra. Trong năm 2022, LNTT của FPT hoàn thành 100% mục tiêu công ty đặt ra cho năm 2022.

Khối ngoại đột ngột bán ròng mạnh 783 tỷ đồng tuần đầu tháng 4

(Vietnamdaily) - Trong bối cảnh thị trường chứng khoán hụt hơi, giao dịch nhà đầu tư nước ngoài là điểm trừ khi khối ngoại đã quay đầu bán ròng 783 tỷ đồng tuần 3-7/4.

Thị trường chứng khoán có tuần giao dịch khởi đầu bằng một cây nến xanh dài cho thấy tâm lý hưng phấn của nhà đầu tư, tuy nhiên, chỉ vài phiên sau đó lực mua đã suy yếu và bên bán dần chiếm ưu thế hơn vào 2 ngày giao dịch cuối tuần. Tổng cộng sau 5 phiên giao dịch, VN-Index tăng 5,07 điểm (0,48%) và đóng cửa tại 1.069,71 điểm.

Trong bối cảnh thị trường hụt hơi, giao dịch nhà đầu tư nước ngoài là điểm trừ khi khối ngoại đã quay đầu bán ròng 783 tỷ đồng.

Trên sàn HoSE, khối ngoại ghi nhận bán ròng 736 tỷ đồng. Cụ thể nhà đầu tư ngoại bán ròng 747 tỷ đồng thông qua khớp lệnh trên sàn, nhưng mua ròng 10 tỷ đồng tại kênh thỏa thuận.

Tâm điểm dòng vốn ngoại rút ròng tiếp tục ghi nhận tại mã ngân hàng STB, giá trị hơn 421 tỷ đồng. Bên cạnh đó, áp lực bán ròng ghi nhận tại mã ngành chứng khoán VND và mã ngành sữa VNM với giá trị 121 tỷ đồng tại mỗi mã. Cổ phiếu SSI cũng bị bán ròng hơn 102 tỷ sau 5 phiên giao dịch của tuần vừa qua.

Tại chiều mua, khối ngoại gom mạnh VIC, đây là tâm điểm mua ròng tuần qua với giá trị mua ròng đạt 125 tỷ đồng, toàn bộ là mua ròng khớp lệnh.

Bên cạnh đó, lực mua ròng mạnh của khối ngoại trong tuần qua còn ghi nhận tại HPG với 117 tỷ đồng và HDB với 85 tỷ đồng. Danh sách cổ phiếu được mua ròng trong tuần qua tại sàn HoSE còn có VPB (70 tỷ đồng), CTG (57 tỷ đồng),...

Khoi ngoai dot ngot ban rong manh 783 ty dong tuan dau thang 4
 Khối ngoại bán ròng mạnh trong tuần đầu tháng 4.

Trên sàn HNX, khối ngoại cũng bán ròng 44 tỷ đồng trong cả tuần, gần như tập trung toàn bộ trên kênh khớp lệnh.

Giao dịch chiều bán tại HNX ghi nhận giá trị bán ròng lớn nhất tại PVS với 33 tỷ đồng. Những cái tên trong danh sách bán ròng nhiều nhất sàn HNX trong tuần qua còn có SHS, MBS, PLC, NVB,...

Ở chiều mua vào, khối ngoại tiếp tục mua ròng trên sàn HNX nhiều nhất tại cổ phiếu TNG với giá trị khoảng 9 tỷ đồng. IDJ và CEO cũng lần lượt được mua ròng lần lượt 3 tỷ và 2 tỷ. Các cổ phiếu được mua ròng trong tuần qua còn có EVS, NRC, TVC,...

Trên sàn UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài tuần này bán ròng khoảng 3 tỷ đồng, chủ yếu giao dịch trên kênh khớp lệnh.

Tại phía bán ra, cổ phiếu VEA dẫn đầu danh sách bán ròng tuần qua khi bị khối ngoại bán ròng 14 tỷ đồng, toàn bộ trên kênh khớp lệnh. Bên cạnh đó, một số cổ phiếu bị bán ròng từ nhà đầu tư ngoại tuần qua trên UPCoM còn có VTP và CLX với giá trị lần lượt là 7 tỷ và 4 tỷ đồng.

Ngược lại, cổ phiếu BSR tuần này là điểm sáng khi được nhà đầu tư ngoại mua ròng nhiều nhất với hơn 18 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng vốn ngoại cũng tìm đến PGB, MML, PAT với giá trị lần lượt đạt 7 tỷ, 4 tỷ và 2 tỷ đồng.

Điểm qua 8 sự kiện ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán tháng 4

(Vietnamdaily) - BSC đánh giá giai đoạn còn lại của năm 2023 thực sự nhiều khó khăn, khuyến nghị đầu tư nhóm đầu tư công, cổ phiếu hưởng lợi khi Trung Quốc mở cửa và nhóm ngành Tài chính – Ngân hàng.

Chứng khoán BSC đánh giá diễn biến đầy bất ngờ xung quanh sự sụp đổ của loạt hệ thống ngân hàng Credit Suisse, Sillicon Valley Bank, Siganture Bank tại Hoa Kỳ đã làm tâm lý nhà đầu tư lo ngại về khả năng có thể xảy ra một cuộc khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng toàn cầu.

Tuy nhiên sự vào cuộc quyết liệt của các NHTW lớn trên thế giới trong nỗ lực tránh một sự đổ vỡ mang tính hệ thống đã làm giảm bớt đi tâm lý bi quan của giới đầu tư, đồng thời đặt ra nhiều thách thức trong việc điều hành chính sách tiền tệ trong bối cảnh lạm phát vẫn ở mức cao mặc dù đã có dấu hiệu suy giảm ở một số quốc gia.