Nhà máy nước sông Đuống - Shark Liên từng bị “tuýt còi” không được khai thác, cấp nước vì lẽ gì?

(Kiến Thức) - Nhà máy nước sông Đuống - Shark Liên từng bị “tuýt còi” không được khai thác, cấp nước thời điểm khánh thành nhà máy ít ngày do chưa đủ điều kiện nghiệm thu đã đưa vào khai thác, sử dụng.

Rầm rộ khánh thành Dự án nước sạch 5.000 tỷ đồng của Shark Liên...
Trước khi sự cố nước sạch Công ty CP Đầu tư nước sạch sông Đà -Viwasupco chứa thành phần dầu thải xảy ra, ngày 5/9 vừa qua, Tập đoàn AquaOne khánh thành Nhà máy nước mặt sông Đuống - Dự án cung cấp nước sạch sinh hoạt có quy mô lớn nhất miền Bắc (300.000 m3 ngày/đêm) phân kỳ 2 của giai đoạn 1.
Theo đó, dự án Nhà máy Nước mặt Sông Đuống được đầu tư xây dựng theo quy hoạch cấp nước Thủ Đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Dự án được phê duyệt đầu tư theo quyết định 499/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/03/2013 và quyết định chủ trương đầu tư 2869/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội ngày 03/6/2016.
Nhà máy nước mặt sông Đuống là nhà máy nước sạch sinh hoạt quy mô cấp vùng, tổng diện tích 65ha với mức đầu tư giai đoạn 1 gần 5.000 tỷ đồng, với công suất 300.000 m3/ngày đêm. Tiếp nối giai đoạn này, dự án sẽ phát triển và mở rộng liên tục đến năm 2023 đạt 600.000 m3/ ngày đêm, đến năm 2030 đạt 900.000 m3/ ngày đêm, và sau năm 2030 đạt 1,2 triệu m3/ngày đêm.
Nha may nuoc song Duong - Shark Lien tung bi “tuyt coi” khong duoc khai thac, cap nuoc vi le gi?
 Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung dự lễ khánh thành nhà máy. Ảnh: Thời báo Tài chính.
Tại buổi khánh thành này, Chủ tịch HĐQT Nhà máy Nước mặt Sông Đuống – bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Liên) cho biết, đây là dự án có ý nghĩa rất quan trọng của Hà Nội, nhằm đáp ứng nguồn nước sạch đủ tiêu chuẩn, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân; đồng thời là công trình kỷ niệm 60 năm Giải phóng Thủ Đô.
Theo bà Đỗ Thị Kim Liên, sau giai đoạn 1, Nhà máy Nước mặt Sông Đuống đảm bảo đủ cung cấp nguồn nước sạch cho 1/3 dân số Hà Nội (khoảng 3 triệu dân) tại nhiều xã, phường trên địa bàn thành phố Hà Nội. Không chỉ có vậy, nhà nước còn cung cấp cho một số vùng phụ cận như Bắc Ninh, Hưng Yên… và dần thay thế nguồn nước ngầm đang có nguy cơ ô nhiễm.
Ngày 13/10 mới đây, ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đã nhấn nút phát nước giai đoạn 1 của dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống và phát động khởi công xây dựng giai đoạn 2 của nhà máy này.
Bị Cục Giám định Nhà nước về Chất lượng “tuýt còi” không được khai thác
Liên quan dự án trên, đáng chú ý, trước khi diễn ra buổi khánh thành Nhà máy nước mặt sông Đuống - Dự án cung cấp nước sạch sinh hoạt có quy mô lớn nhất miền Bắc (300.000 m3 ngày/đêm) phân kỳ 2 của giai đoạn 1, ngày 30/8/2019, Cục Giám định Nhà nước về Chất lượng công trình xây dựng thuộc Bộ Xây Dựng đã có công văn số 447/GĐ-GĐ3 gửi UBND TP.Hà Nội về việc khánh thành công trình nhà máy nước mặt sông Đuống giai đoạn 1.
Công văn nêu rõ, ngày 28/9, Cục Giám định Nhà nước về Chất lượng công trình xây dựng nhận được giấy mời về việc tổ chức khánh thành công trình nhà máy nước mặt sông Đuống – giai đoạn 1.
Nha may nuoc song Duong - Shark Lien tung bi “tuyt coi” khong duoc khai thac, cap nuoc vi le gi?-Hinh-2
 Nhà máy Nước mặt Sông Đuống.
Tuy nhiên, theo Cục Giám định, công trình nhà máy nước mặt sông Đuống - giai đoạn 1 đã được Cục giám định tổ chức kiểm tra và thông báo kết quả kiểm tra tại văn bản số 832/GĐ-GĐ3, 833/GĐ-GĐ3 ngày 24/7/2018, văn bản số 1510/GĐ-GĐ3 ngày 21/12/2018 và văn bản số 624/GĐ-GĐ3 ngày 18/6/2019. Cho đến nay, chủ đầu tư đã cung cấp các hồ sơ, tài liệu bổ sung.
Tuy nhiên còn một số tồn tại như: Chưa cung cấp thiết kế ống qua đường, đường cao tốc (phải được đặt trong lồng theo quy chuẩn QCVN 07:2016/BXD, tiêu chuẩn TCXDVN 33:2006); chưa làm rõ căn cứ thực hiện và kết quả thí nghiệm bổ sung thí nghiệm vật liệu ống, chiều dày lớp sơn phủ Epoxy; kết quả thử áp chưa bổ sung đầy đủ với các chủng loại ống.
Công văn của Cục Giám định cũng đề cập đến sự cố vỡ ống tại chân cầu vượt Phú Thụy (Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội) ngày 3/6/2019, hiện trường cho thấy chất lượng thi công đường ống chưa đảm bảo các yêu cầu theo thiết kế. Căn cứ theo quy định tại điều 31, 32 nghị định số 46/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng thì công trình chưa đủ điều kiện nghiệm thu đưa vào khai thác sử dụng.
Do vậy, Cục Giám định – Bộ Xây dựng lưu ý UBND TP.Hà Nội cân nhắc việc tổ chức khánh thành công trình đồng thời chỉ đạo chủ đầu tư khẩn trương khắc phục các tồn tại để đảm bảo chất lượng công trình theo thiết kế.
Tuy nhiên, ngày 5/9/2019, nhà máy nước mặt sông Đuống vẫn được tổ chức khánh thành có mặt của lãnh đạo UBND TP Hà Nội, lãnh đạo Tập đoàn AquaOne và các cơ quan ban ngành liên quan khiến dư luận hết sức bất ngờ.
Mới đây, PLO dẫn lời một lãnh đạo Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Cục Giám định) - Bộ Xây dựng cho biết, hiện nhà máy nước mặt sông Đuống chưa bổ sung hồ sơ để nghiệm thu theo đề nghị của cục này hồi cuối tháng 8/2019 nhưng đã khánh thành để đưa vào khai thác và xác nhận cục “chưa nghiệm thu” đối với Nhà máy nước mặt sông Đuống.
Dư luận đặt câu hỏi về việc Nhà máy nước sông Đuống - Shark Liên bị “tuýt còi” không được khai thác, cấp nước trước thời điểm tổ chức khánh thành. Vậy tại sao việc khánh thành trên vẫn diễn ra?
PV Kiến Thức tiếp tục thông tin.

Bảo hiểm Lian của “cá mập” Shark Liên làm ăn thế nào?

(Kiến Thức) - Sau hơn một tháng ra mắt vào cuối năm 2018, ứng dụng Lian của “cá mập” Shark Liên ghi nhận gần 230.000 người dùng và hơn 15.000 hợp đồng bảo hiểm được bán. Tuy nhiên, năm 2019, mọi thông tin liên quan đến bảo hiểm Lian rất như ít được báo giới viết.

Dư luận những ngày qua đặc biệt quan tâm đến thông tin Tập đoàn AquaOne do bà Đỗ Thị Kim Liên (hay còn gọi là Shark Liên) làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, khánh thành nhà máy nước mặt sông Đuống.
Đáng chú ý, Shark Liên bên cạnh việc đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Công ty CP nước mặt Sông Đuống, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn AquaOne, bà còn là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nước Xuân Mai - Hòa Bình, Chủ tịch Quỹ Môi trường xanh Việt Nam (Green Vietnam Fund), và đặc biệt là nhà sáng lập ứng dụng Bảo hiểm Lian.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: 'Tôi đối mặt nhiều thị phi'

Bên lề kỳ họp Quốc hội sáng 21/10, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ cởi mở với phóng viên báo chí, trước khi bà được Quốc hội miễn nhiệm Bộ trưởng.

- Cuối kỳ họp này, Quốc hội sẽ tiến hành miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Y tế đối với bà vì lý do đến tuổi hưu và chuyển sang công việc mới theo thông tin trước đó của Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc. Trước khi rời nhiệm vụ Bộ trưởng Y tế, điều gì bà thấy vui và hài lòng nhất?
Bo truong Y te Nguyen Thi Kim Tien: 'Toi doi mat nhieu thi phi'
 
Có thể nói, trong 8 năm qua (từ khi bà Kim Tiến làm Bộ trưởng - PV) cả ngành Y tế đều tâm huyết và có rất nhiều chính sách đổi mới toàn diện. Kết quả là cả ngành hài lòng, nhưng quan trọng hơn là toàn dân hài lòng. Đó là niềm vui nhất, ấn tượng nhất.
Cùng với đó, chất lượng dịch vụ cũng tốt hơn và bảo hiểm y tế lo cho cả người nghèo, người khó khăn. Theo đánh giá độc lập của UNDP và đánh giá của tổ chức Sáng kiến Việt Nam, mức độ hài lòng của người dân với ngành Y tế đều trên 80%. Nhưng cũng có những điều đáng lẽ có thể làm tốt hơn, đó là công tác y tế cơ sở, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tôi đi thăm bệnh nhân, ai cũng ôm lấy và bảo giờ đỡ lắm rồi Bộ trưởng ạ. Đây có thể là kỳ họp cuối cùng tôi ở Quốc hội, tôi muốn chia sẻ niềm hạnh phúc nhất của cơ sở y tế tuyến dưới, tất cả đều hài lòng. Tôi đi đến các bệnh viện, trạm y tế, sở y tế và hỏi người dân chờ có lâu không, thái độ của nhân viên y tế có tử tế không, bệnh nhân có phải trả thêm nhiều tiền không?… Người dân đều trả lời tích cực.
- Là nữ bộ trưởng duy nhất, lại được giao nhiệm vụ làm tư lệnh một ngành rất nóng như Y tế, luôn phải đối mặt với nhiều bức xúc cũng như sức ép của xã hội, cá nhân bà có cảm thấy áp lực?
Lĩnh vực y tế liên quan trực tiếp đến sức khỏe người dân, luôn mong muốn được chăm sóc tốt. Cá nhân tôi nghĩ rằng, phải làm được cái gì đó, ít ra là có sản phẩm gì cho người dân, xã hội. Muốn vậy phải “năng nhặt chặt bị”, lấy “cần cù bù thông minh”. Đặc biệt đối với ngành Y tế, phải luôn đặt niềm tin, cống hiến hết sức, đồng thời có chiến lược bài bản, có hệ thống cấu trúc, từng bước giải quyết các vấn đề và phải tranh thủ học tập kinh nghiệm quốc tế.
- Bộ trưởng chia sẻ gì khi ngành Y tế vẫn còn nhiều vấn đề mà người dân chưa yên tâm, thậm chí còn bất an?
Những thứ phải lo cho dân còn rất nhiều. Trách nhiệm của các thế hệ là phải giải quyết mâu thuẫn, nhưng như tôi đã nói, cứ giải quyết mâu thuẫn này lại phát sinh mâu thuẫn khác. Bên cạnh đó, nhiều công trình xây dựng ở cơ sở cũng chưa xong, nếu hoàn thành sớm thì phục vụ dân sẽ tốt hơn. Hay như lĩnh vực dược cũng đang giải quyết và tôi cũng có thị phi với những thông tin có thể không trung thực, chính xác trên mạng. Nhưng cơ quan chức năng sẽ làm công minh, đúng người đúng tội, đúng việc, không oan sai để xây dựng nền y tế phục vụ dân tốt hơn.
- Vậy còn người kế nhiệm thì sao, thưa Bộ trưởng?
Việc này Chính phủ, Ban Bí thư, Bộ Chính trị sẽ giải quyết. Tôi thôi Ban Cán sự Đảng rồi nên không phát biểu gì. Tôi cũng chưa biết người kế nhiệm nên chưa thể nói gì.
- Cho dù chưa hết trọn hai nhiệm kỳ làm Bộ trưởng, nhưng nếu chấm điểm thì bà tự chấm cho mình bao nhiêu?
Tôi không tự chấm điểm cho mình, cũng chẳng ai làm thế cả. Chỉ biết rằng, trong quá trình công tác, anh em toàn ngành, từ cơ quan Bộ Y tế, đến các Sở Y tế, bệnh viện, trạm y tế đều rất quyết liệt và có áp lực công việc rất kinh khủng. Tôi cũng áy náy là tạo áp lực cho anh em nhiều quá, thay đổi quá nhiều việc, tuy nhiên đến lúc có kết quả thì, giám đốc sở y tế, bệnh viện tỉnh, huyện lại rất hạnh phúc.
Cảm ơn Bộ trưởng.
Bo truong Y te Nguyen Thi Kim Tien: 'Toi doi mat nhieu thi phi'-Hinh-2
 

“Tôi nghĩ rằng, phải làm được cái gì đó, ít ra là có sản phẩm gì cho người dân, xã hội. Muốn vậy phải “năng nhặt chặt bị”, lấy “cần cù bù thông minh”. Ðặc biệt đối với ngành y tế, phải luôn đặt niềm tin, cống hiến hết sức”.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến