Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

Nhà kèn - một phần ký ức đặc biệt của người xứ Huế

04/12/2017 07:10

(Kiến Thức) - Nhà kèn Huế là nơi nhiều người Việt lần đầu tiếp xúc với tác phẩm của các nhạc sĩ cổ điển lừng danh, cùng những bài hát “nhạc Tây, lời ta” đầu tiên.

Quốc Lê

Khám phá tàn tích của Văn miếu ở Huế

Kiến trúc cổ xưa và dấu ấn lịch sử của nhà ga Huế

Ảnh hiếm về loạt công trình phương Tây ở Huế thời thuộc địa

Chùa Báo Quốc, ngôi chùa có vai trò đặc biệt của Huế

Nằm ở công viên 3/2, bên bờ sông Hương thơ mộng, nhà kèn Huế là một địa điểm lịch sử ghi dấu nhiều kỷ niệm đẹp của người dân đất Cố đô.
Nằm ở công viên 3/2, bên bờ sông Hương thơ mộng, nhà kèn Huế là một địa điểm lịch sử ghi dấu nhiều kỷ niệm đẹp của người dân đất Cố đô.
Công trình được xây dựng đầu thế kỷ 20 ở vị trí đối diện Tòa Khâm sứ Trung kỳ, mục đích ban đầu là làm nơi diễn tập kèn đồng của quân đội Pháp.
Công trình được xây dựng đầu thế kỷ 20 ở vị trí đối diện Tòa Khâm sứ Trung kỳ, mục đích ban đầu là làm nơi diễn tập kèn đồng của quân đội Pháp.
Nhà kèn được xây dựng theo dạng kiến trúc hình lục giác, có hai tầng mái. Dù là công trình kiểu phương Tây, nhà kèn được thiết kế với nhiều đường nét kiến trúc cung đình để phù hợp với không gian văn hóa Huế.
Nhà kèn được xây dựng theo dạng kiến trúc hình lục giác, có hai tầng mái. Dù là công trình kiểu phương Tây, nhà kèn được thiết kế với nhiều đường nét kiến trúc cung đình để phù hợp với không gian văn hóa Huế.
Trong những thập niên đầu thế kỷ 20, nhà kèn Huế từng là nơi biểu diễn của dàn nhạc kèn đồng Tòa Khâm sứ Trung Kỳ ( thành lập năm 1918), sau đó là dàn nhạc kèn của Trần Văn Liêu (1919) và đội lính khố xanh (1920) cùng một số ban nhạc nhẹ.
Trong những thập niên đầu thế kỷ 20, nhà kèn Huế từng là nơi biểu diễn của dàn nhạc kèn đồng Tòa Khâm sứ Trung Kỳ ( thành lập năm 1918), sau đó là dàn nhạc kèn của Trần Văn Liêu (1919) và đội lính khố xanh (1920) cùng một số ban nhạc nhẹ.
Những buổi biểu diễn ở đây giai đoạn này đánh dấu sự xuất hiện một loại hình âm nhạc mới mang phong cách phương Tây trong đời sống ở Huế cũng như ở Việt Nam.
Những buổi biểu diễn ở đây giai đoạn này đánh dấu sự xuất hiện một loại hình âm nhạc mới mang phong cách phương Tây trong đời sống ở Huế cũng như ở Việt Nam.
Trên sân khấu nghệ thuật này, khán giả Huế đã lần đầu tiên tiếp xúc với tác phẩm của các nhạc sĩ cổ điển lừng danh thế giới, như Chopin, Mozart, Schubert… cùng những bài hát “nhạc Tây, lời ta” đầu tiên.
Trên sân khấu nghệ thuật này, khán giả Huế đã lần đầu tiên tiếp xúc với tác phẩm của các nhạc sĩ cổ điển lừng danh thế giới, như Chopin, Mozart, Schubert… cùng những bài hát “nhạc Tây, lời ta” đầu tiên.
Trong giai đoạn 1954 - 1975, các dàn nhạc kèn đồng không còn biểu diễn tại nhà kèn, nhưng nơi đây vẫn là một không gian văn hóa nghệ thuật công cộng quan trọng của Huế. Đặc biệt, nhiều hoạt động trong phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên Huế đã diễn ra tại nhà kèn.
Trong giai đoạn 1954 - 1975, các dàn nhạc kèn đồng không còn biểu diễn tại nhà kèn, nhưng nơi đây vẫn là một không gian văn hóa nghệ thuật công cộng quan trọng của Huế. Đặc biệt, nhiều hoạt động trong phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên Huế đã diễn ra tại nhà kèn.
Sau ngày giải phóng, nhà kèn trở thành nơi biểu diễn của các đoàn ca nhạc xung kích Huế. Đây là lần đầu tiên những giai điệu cách mạng vang lên ở không gian nghệ thuật bên sông Hương. Trong các thập niên sau đó, nhà kèn là nơi diễn ra nhiều hoạt động văn nghệ quần chúng ở thành phố.
Sau ngày giải phóng, nhà kèn trở thành nơi biểu diễn của các đoàn ca nhạc xung kích Huế. Đây là lần đầu tiên những giai điệu cách mạng vang lên ở không gian nghệ thuật bên sông Hương. Trong các thập niên sau đó, nhà kèn là nơi diễn ra nhiều hoạt động văn nghệ quần chúng ở thành phố.
Sau khi quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, nhà kèn trở thành nơi tổ chức nhiều hoạt động biểu diễn nhằm quảng bá văn hóa Huế. Tại các kỳ Festival Huế, các chương trình nghệ thuật đặc sắc đã được trình diễn tại đây.
Sau khi quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, nhà kèn trở thành nơi tổ chức nhiều hoạt động biểu diễn nhằm quảng bá văn hóa Huế. Tại các kỳ Festival Huế, các chương trình nghệ thuật đặc sắc đã được trình diễn tại đây.
Vào năm 2011, Học viện Âm nhạc Huế ra mắt dàn nhạc dân tộc tổng hợp, dàn hòa tấu guitar và Ban nhạc trẻ sinh viên, tổ chức biểu diễn tại nhà kèn vào thứ 7 và chủ nhật hàng tuần. Hoạt động này được người dân địa phương và du khách đánh giá cao.
Vào năm 2011, Học viện Âm nhạc Huế ra mắt dàn nhạc dân tộc tổng hợp, dàn hòa tấu guitar và Ban nhạc trẻ sinh viên, tổ chức biểu diễn tại nhà kèn vào thứ 7 và chủ nhật hàng tuần. Hoạt động này được người dân địa phương và du khách đánh giá cao.
Vì nhiều lý do, trong thời gian gần đây, các hoạt động biểu diễn không còn được duy trì thường xuyên ở nhà kèn. Vào những buổi chiều cuối tuần, bao trùm lên công trình lịch sử này thường là bầu không khí vắng lặng.
Vì nhiều lý do, trong thời gian gần đây, các hoạt động biểu diễn không còn được duy trì thường xuyên ở nhà kèn. Vào những buổi chiều cuối tuần, bao trùm lên công trình lịch sử này thường là bầu không khí vắng lặng.
Mới đây, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã xem xét đề án đưa tuyến phố Lê Lợi ở bờ Nam sông Hương, trong đó có khu vực công viên 3/2 trở thành không gian văn hóa ven sông Hương với các hoạt động phong phú. Mong rằng điều này sẽ giúp nhà kèn Huế khôi phục lại tầm vóc một địa điểm văn hóa lâu đời của đất Cố đô.
Mới đây, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã xem xét đề án đưa tuyến phố Lê Lợi ở bờ Nam sông Hương, trong đó có khu vực công viên 3/2 trở thành không gian văn hóa ven sông Hương với các hoạt động phong phú. Mong rằng điều này sẽ giúp nhà kèn Huế khôi phục lại tầm vóc một địa điểm văn hóa lâu đời của đất Cố đô.
em video: Các địa điểm du lịch được ưa thích ở Huế

Top tin bài hot nhất

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

12/05/2025 20:12
Dự đoán ngày mới 15/5/2025 cho 12 con giáp: Sửu may mắn

Dự đoán ngày mới 15/5/2025 cho 12 con giáp: Sửu may mắn

14/05/2025 07:34
Tử vi 12 cung hoàng đạo 15/5: Thiên Bình đầy tiềm năng

Tử vi 12 cung hoàng đạo 15/5: Thiên Bình đầy tiềm năng

14/05/2025 14:00
4 con giáp tài lộc đi xuống, đen đủ đường 2 tuần tới ​

4 con giáp tài lộc đi xuống, đen đủ đường 2 tuần tới ​

13/05/2025 08:00
5 con giáp không thành tỷ phú cũng là đại gia 2 tháng tới

5 con giáp không thành tỷ phú cũng là đại gia 2 tháng tới

02/05/2025 07:14

Bạn có thể quan tâm

Có nên hồi sinh các loài động vật đã tuyệt chủng?

Có nên hồi sinh các loài động vật đã tuyệt chủng?

Tôn Ngộ Không giết 6 người phàm, sao Phật tổ không phạt?

Tôn Ngộ Không giết 6 người phàm, sao Phật tổ không phạt?

5 "Hổ tướng" võ công cao thủ nhất Lương Sơn Bạc, là ai?

5 "Hổ tướng" võ công cao thủ nhất Lương Sơn Bạc, là ai?

5 trận đánh để đời của Tôn Tử

5 trận đánh để đời của Tôn Tử

Hòa Thân mê mẩn vợ Tây, biến con gái nuôi thành người tình

Hòa Thân mê mẩn vợ Tây, biến con gái nuôi thành người tình

Thông tin bất ngờ về 2 xác tàu "cướp biển" đắm ngoài khơi

Thông tin bất ngờ về 2 xác tàu "cướp biển" đắm ngoài khơi

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status