Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

Khám phá tàn tích của Văn miếu ở Huế

23/06/2015 07:00

(Kiến Thức) - Khi còn nguyên vẹn, Văn miếu Huế là một quần thể kiến trúc bề thế với gần 20 công trình lớn.

Quốc Lê
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Nằm bên bờ sông Hương, thuộc địa phận xã Hương Long, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế, Văn miếu Huế (còn gọi là Văn Thánh Huế) là di tích gắn với nền khoa cử của nhà Nguyễn, đồng thời cũng là một công trình kiến trúc đặc sắc của kinh thành Huế xưa. Ảnh: Linh Tinh Môn ở bờ sông trước Văn miếu Huế.
Nằm bên bờ sông Hương, thuộc địa phận xã Hương Long, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế, Văn miếu Huế (còn gọi là Văn Thánh Huế) là di tích gắn với nền khoa cử của nhà Nguyễn, đồng thời cũng là một công trình kiến trúc đặc sắc của kinh thành Huế xưa. Ảnh: Linh Tinh Môn ở bờ sông trước Văn miếu Huế.
Theo sử sách, khi các chúa Nguyễn mở mang khai phá phương Nam, Văn Miếu đầu tiên ở Huế được lập tại làng Triều Sơn, đến năm 1770 được dời đến xã Long Hồ. Ảnh: Văn Miếu Môn, cổng chính của Văn miếu.
Theo sử sách, khi các chúa Nguyễn mở mang khai phá phương Nam, Văn Miếu đầu tiên ở Huế được lập tại làng Triều Sơn, đến năm 1770 được dời đến xã Long Hồ. Ảnh: Văn Miếu Môn, cổng chính của Văn miếu.
Đến thời vua Gia Long, Văn miếu mới được xây dựng ở vị trí hiện tại vào năm 1808, Văn miếu cũ được giữ lại để làm Khải Thánh Từ, tức miếu thờ cha mẹ của Khổng Tử. Ảnh: Đại Thành Môn, cổng dẫn vào trung tâm Văn miếu.
Đến thời vua Gia Long, Văn miếu mới được xây dựng ở vị trí hiện tại vào năm 1808, Văn miếu cũ được giữ lại để làm Khải Thánh Từ, tức miếu thờ cha mẹ của Khổng Tử. Ảnh: Đại Thành Môn, cổng dẫn vào trung tâm Văn miếu.
Ngoài việc thờ Khổng Tử, Văn miếu Huế còn thờ Tứ Phối: Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư và Mạnh Tử, cùng Thập Nhị Triết. Bên cạnh đó, nơi đây còn thờ các Tiên Hiền và Tiên Nho, những người có công trong việc phát triển đạo Nho. Ảnh: Từ Đại Thành Môn nhìn ra sông Hương.
Ngoài việc thờ Khổng Tử, Văn miếu Huế còn thờ Tứ Phối: Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư và Mạnh Tử, cùng Thập Nhị Triết. Bên cạnh đó, nơi đây còn thờ các Tiên Hiền và Tiên Nho, những người có công trong việc phát triển đạo Nho. Ảnh: Từ Đại Thành Môn nhìn ra sông Hương.
Suốt thời Gia Long trị vì, triều đình nhà Nguyễn chỉ mở các khoa thi hương nên không có tấm bia tiến sĩ nào được dựng ở Văn Miếu. Đến thời Minh Mạng mới mở các khoa thi hội, nên bia tiến sĩ cũng bắt đầu được dựng. Ảnh: Hai dãy nhà Tây Vu, Đông Vu.
Suốt thời Gia Long trị vì, triều đình nhà Nguyễn chỉ mở các khoa thi hương nên không có tấm bia tiến sĩ nào được dựng ở Văn Miếu. Đến thời Minh Mạng mới mở các khoa thi hội, nên bia tiến sĩ cũng bắt đầu được dựng. Ảnh: Hai dãy nhà Tây Vu, Đông Vu.
Từ năm 1831 - 1919, năm có khoa thi Hội cuối cùng dưới thời vua Khải Ðịnh, trên 30 tấm bia đá đã được dựng tại Văn miếu Huế, ghi họ tên, tuổi tác và quê quán của 293 vị tiến sĩ. Ảnh: Bia tiến sĩ trong Văn miếu.
Từ năm 1831 - 1919, năm có khoa thi Hội cuối cùng dưới thời vua Khải Ðịnh, trên 30 tấm bia đá đã được dựng tại Văn miếu Huế, ghi họ tên, tuổi tác và quê quán của 293 vị tiến sĩ. Ảnh: Bia tiến sĩ trong Văn miếu.
Có nhiều cái tên nổi tiếng được khắc ghi ở đay, như: Phan Thanh Giản; Phan Đình Phùng; Tống Duy Tân; Nguyễn Thượng Hiền; Nguyễn Khuyến; Chu Mạnh Trinh; Ngô Đức Kế; Huỳnh Thúc Kháng; Vũ Phạm Hàm...
Có nhiều cái tên nổi tiếng được khắc ghi ở đay, như: Phan Thanh Giản; Phan Đình Phùng; Tống Duy Tân; Nguyễn Thượng Hiền; Nguyễn Khuyến; Chu Mạnh Trinh; Ngô Đức Kế; Huỳnh Thúc Kháng; Vũ Phạm Hàm...
Văn Miếu Huế đã được tu sửa, làm mới một số đồ thờ và xây dựng thêm một số công trình phụ vào các năm 1818, 1820, 1822, 1830, 1840, 1895, 1903.
Văn Miếu Huế đã được tu sửa, làm mới một số đồ thờ và xây dựng thêm một số công trình phụ vào các năm 1818, 1820, 1822, 1830, 1840, 1895, 1903.
Khi còn nguyên vẹn, Văn miếu Huế là một quần thể kiến trúc bề thế với gần 20 công trình lớn như: Văn Miếu (điện thờ), Đông vu, Tây vu, Thần trù, Thần khố, Hữu Văn Đường, Duỵ Lễ Đường, nhà Thổ Công, Đại Thành Môn, Văn Miếu Môn, quan Đức Môn, Linh Tinh Môn, la thành, bến vua ngự...
Khi còn nguyên vẹn, Văn miếu Huế là một quần thể kiến trúc bề thế với gần 20 công trình lớn như: Văn Miếu (điện thờ), Đông vu, Tây vu, Thần trù, Thần khố, Hữu Văn Đường, Duỵ Lễ Đường, nhà Thổ Công, Đại Thành Môn, Văn Miếu Môn, quan Đức Môn, Linh Tinh Môn, la thành, bến vua ngự...
Đến năm 1947, khi tái chiếm Huế và đồn trú tại Văn miếu, quân đội Pháp đã tàn phá nặng nề di tích này.
Đến năm 1947, khi tái chiếm Huế và đồn trú tại Văn miếu, quân đội Pháp đã tàn phá nặng nề di tích này.
Nhiều thập niên sau đó, Văn miếu Huế rơi vào cảnh hoang phế và đổ nát.
Nhiều thập niên sau đó, Văn miếu Huế rơi vào cảnh hoang phế và đổ nát.
Ngày nay, Văn miếu Huế chỉ còn một số công trình như Linh Tinh môn, Văn Miếu môn, Đại Thành môn, Đông vu, Tây vu, hai nhà bia trước sân miếu, hệ thống bia tiến sĩ... Ảnh: Bia đá trong một nhà bia ở Văn miếu Huế.
Ngày nay, Văn miếu Huế chỉ còn một số công trình như Linh Tinh môn, Văn Miếu môn, Đại Thành môn, Đông vu, Tây vu, hai nhà bia trước sân miếu, hệ thống bia tiến sĩ... Ảnh: Bia đá trong một nhà bia ở Văn miếu Huế.
Nhiều tòa nhà trong khuôn viên Văn miếu chỉ còn lại nền móng.
Nhiều tòa nhà trong khuôn viên Văn miếu chỉ còn lại nền móng.

Bạn có thể quan tâm

Hé lộ bí ẩn lưỡi câu cá 12.000 năm tuổi trong tang lễ cổ

Hé lộ bí ẩn lưỡi câu cá 12.000 năm tuổi trong tang lễ cổ

AI hồi sinh bài hát 2.100 tuổi về Babylon, bất ngờ giai điệu

AI hồi sinh bài hát 2.100 tuổi về Babylon, bất ngờ giai điệu

Mảnh rìu 49.000 năm tại Úc làm thay đổi lịch sử nhân loại

Mảnh rìu 49.000 năm tại Úc làm thay đổi lịch sử nhân loại

Trận đại thắng đầu tiên của đế chế Carthage trước quân La Mã

Trận đại thắng đầu tiên của đế chế Carthage trước quân La Mã

 Bài thuốc phòng the giúp vua Minh Mạng sinh 142 người con

Bài thuốc phòng the giúp vua Minh Mạng sinh 142 người con

Phát hiện trại lính La Mã 1.800 năm tuổi tại Hà Lan

Phát hiện trại lính La Mã 1.800 năm tuổi tại Hà Lan

Tội ác của phát xít Đức tại trại tập trung khét tiếng

Tội ác của phát xít Đức tại trại tập trung khét tiếng

Không phải Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý sợ nhất người nào?

Không phải Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý sợ nhất người nào?

Béo đúng 4 chỗ này, phụ nữ càng sống sang – tiền đầy ví

Béo đúng 4 chỗ này, phụ nữ càng sống sang – tiền đầy ví

Tìm thấy ngón chân cái giả 3.000 năm, sững sờ sự thật

Tìm thấy ngón chân cái giả 3.000 năm, sững sờ sự thật

Cây cảnh 4 mùa nở hoa, mang năng lượng tích cực, đẹp gây mê

Cây cảnh 4 mùa nở hoa, mang năng lượng tích cực, đẹp gây mê

Các nước quản lý chất lượng dầu ăn nghiêm ngặt thế nào?

Các nước quản lý chất lượng dầu ăn nghiêm ngặt thế nào?

Top tin bài hot nhất

Không phải Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý sợ nhất người nào?

Không phải Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý sợ nhất người nào?

04/07/2025 06:42
Trận đại thắng đầu tiên của đế chế Carthage trước quân La Mã

Trận đại thắng đầu tiên của đế chế Carthage trước quân La Mã

04/07/2025 12:25
Phát hiện trại lính La Mã 1.800 năm tuổi tại Hà Lan

Phát hiện trại lính La Mã 1.800 năm tuổi tại Hà Lan

04/07/2025 07:30
Mảnh rìu 49.000 năm tại Úc làm thay đổi lịch sử nhân loại

Mảnh rìu 49.000 năm tại Úc làm thay đổi lịch sử nhân loại

04/07/2025 13:50
Tội ác của phát xít Đức tại trại tập trung khét tiếng

Tội ác của phát xít Đức tại trại tập trung khét tiếng

04/07/2025 07:12

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status