Hòa Thân mê mẩn vợ Tây, biến con gái nuôi thành người tình

Hòa Thân mê vợ cũ của người khác. Đến người từng là cung nữ phục vụ hoàng đế Càn Long, đại quan tham Hòa Thân cũng muốn chiếm đoạt.

Hòa Thân là đệ nhất quan tham triều Thanh, nhưng ông ta chưa bao giờ nghĩ đến chuyện tạo phản. Càn Long hiểu rõ điều này nên nhiều lần “mắt nhắm mắt mở” bỏ qua nhiều việc làm khuất tất của Hòa Thân. Tuy nhiên, nếu biết Hòa Thân không ít lần “liếc mắt đưa tình” với cung nữ của mình, Càn Long có lẽ không còn có thể tiếp tục làm ngơ.

Cũng giống như những giai thoại về sự phong lưu, đa tình của hoàng đế Càn Long, chuyện “hậu cung” nhà Hòa Thân được sử sách ghi chép lại rất ít.

Theo Sohu, nếu không tính những mối quan hệ trăng gió bên ngoài, Hòa Thân có tất cả 9 người vợ.

Phùng Tế Văn – người vợ đầu tiên và cũng là người phụ nữ Hòa Thân yêu nhất – mất sớm khiến ông ta không ngớt đau lòng. Sau khi Hòa Thân bị xử tử, 8 người vợ còn lại đều nhận kết cục xấu. Người tự vẫn theo Hòa Thân, kẻ bỏ trốn phiêu bạt khắp nơi.

Người đời coi trọng môn đăng hộ đối, Hòa Thân quyền lực nghiêng trời lại chỉ quan tâm sắc đẹp. Ông ta từng bất chấp mạo hiểm, tìm cách đưa cung nữ của Càn Long ra khỏi cung, đem về giấu trong Hòa phủ.

Mỗi người vợ của Hòa Thân lại có hoàn cảnh khác nhau, thậm chí có người xuất thân là nô tì, kỹ nữ. Tuy nhiên họ đều là những tuyệt sắc giai nhân một thời và được Hòa Thân hết sức yêu chiều. Xét về nhan sắc, trong số những người vợ của Hòa Thân, có 3 mỹ nhân nổi bật hơn cả đó là Hắc Mai Khôi, Mary và Nạp Lan. Thân thế của 3 người này cũng bí ẩn hơn hết thảy.

Theo New.qq, Hắc Mai Khôi là mỹ nhân được Uông Như Long – thương gia buôn muối giàu có nức tiếng Dương Châu – dâng lên Càn Long trong một lần hoàng đế tuần du Giang Nam. Nàng được cho là sở hữu làn da bánh mật, vóc dáng khỏe mạnh, đầy đặn. Vẻ đẹp đặc biệt của Hắc Mai Khôi khiến Hòa Thân mê mẩn suốt nhiều năm ngay cả khi người đẹp đã trở thành người hầu hạ hoàng đế.

Việc Uông Như Long dâng Hắc Mai Khôi cho Càn Long khiến Hòa Thân vừa tiếc vừa giận. Không làm gì được Càn Long, ông ta trút giận lên Uông Như Long khiến thương gia này phải dâng 10 vạn lượng bạc để tạ tội, theo Sohu.

“Mất ăn mất ngủ” vì Hắc Mai Khôi nên mỗi khi có dịp vào cung, Hòa Thân thường tìm cách tiếp cận nàng để “mắt đưa mày liếc”. Xét về quan hệ với phụ nữ, Hòa Thân được cho là biết “thương hoa tiếc ngọc” hơn hoàng đế Càn Long nổi tiếng phong lưu.

Những năm cuối thời Càn Long, cứ mỗi dịp mùa xuân, một số cung nữ ít được hoàng đế “để mắt” sẽ bị trục xuất khỏi cung. Hòa Thân nhân cơ hội này, bỏ tiền mua chuộc thái giám, lén lút đưa Hắc Mai Khôi về Hòa phủ. Từng là cung nữ hầu hạ Càn Long, Hắc Mai Khôi cuối cùng lại trở thành vợ lẽ Hòa Thân. Điều này cho thấy thứ Hòa Thân muốn có, dù nằm trong tay Càn Long, ông ta cũng quyết lấy bằng được.

Năm 1799, Gia Khánh công bố 20 tội của Hòa Thân, một trong số đó là “lén đưa cung nữ trong cung về làm vợ lẽ”. Hắc Mai Khôi chính là mỹ nữ khiến Hòa Thân phạm trọng tội này. Sau khi Hòa Thân thắt cổ chết, Hắc Mai Khôi vơ vét tài sản rồi trốn khỏi Hòa phủ, lưu lạc không rõ tung tích.

Chuyện tình với Nạp Lan khiến Hòa Thân bị người đời chê cười. Ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc.

Cùng bỏ trốn với Hắc Mai Khôi còn có Mary – người vợ nước ngoài của Hòa Thân. Theo Sohu, Mary là người vợ cuối cùng mà Hòa Thân cưới về trước khi chết. Bà là người phương Tây, nổi bật với thân hình cao lớn, đầy đặn và quyến rũ. Vì là người ngoại quốc, đôi mắt của Mary mang nét đẹp quyến rũ độc nhất vô nhị. Hòa Thân vừa nhìn vào đã bị “hớp hồn” ngay.

Hòa Thân chi rất nhiều tiền để bà “vợ Tây” không cảm thấy lạc lõng nơi xứ người. Không chỉ sống riêng trong một căn phòng kiểu cách châu Âu, đồ dùng, thực phẩm cho Mary còn được nhập từ nước ngoài về. Hòa Thân cũng thuê riêng một đầu bếp chuyên nấu món Tây để phục vụ những bữa ăn của Mary.

Nhờ mối quan hệ tốt với Công ty Đông Ấn Ấn (công ty do Anh thành lập nhằm khai thác thuộc địa Ấn Độ), không khó để Hòa Thân làm được những điều này. Có thể nói trong số 9 bà vợ, Mary là người được Hòa Thân chiều chuộng nhất, cũng là người khiến ông ta tốn kém nhất.

Thân thế của Mary vẫn còn là điều gây tranh cãi, theo Qulishi. Có quan điểm cho rằng, Hòa Thân “sở hữu” người đẹp ngoại quốc nhờ mối làm ăn giữa các tiệm cầm đồ của ông ta với Công ty Đông. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, Mary là “cống phẩm” của sứ giả phương Tây dâng lên hoàng đế Càn Long, sau này được đưa ra khỏi cung, trở thành vợ lẽ Hòa Thân.

Ngoài ra, có khả năng Mary và Hắc Mai Khôi thực chất chỉ là một người. Hắc Mai Khôi (hoa hồng đen) giống với danh hiệu chỉ vẻ đẹp đặc biệt của Mary – một phụ nữ nước ngoài – hơn là giống với tên người. Cuối cùng, quê quán của Mary cũng là ẩn số. Trong các tư liệu lịch sử, bà chỉ nổi tiếng là người vợ ngoại quốc được Hòa Thân yêu chiều hết mực mà thôi.

Lật lại tình sử của Hòa Thân, dễ thấy rằng ông ta đặc biệt hứng thú với vợ cũ của người khác. Hắc Mai Khôi, Trường Nhị Cô, Ngô Liên Khanh đều là những trường hợp như vậy. Nếu như Hắc Mai Khôi được Hòa Thân đưa ra khỏi hậu cung của Càn Long thì Ngô Liên Khanh lại được ông ta cưới về sau khi đã mất chồng. Trường Nhị Cô ban đầu là thiếp của viên quan làm việc ở Hình bộ tên Tào Tư Viên, sau đó bị chính chồng “dâng” lên cho Hòa Thân.

Nếu như đưa Hắc Mai Khôi ra khỏi cung là điều khiến Hòa Thân phạm tội thì mối quan hệ giữa ông ta với Nạp Lan lại khiến người đời khó chấp nhận. Trên danh nghĩa là con gái nuôi nhưng thực tế Nạp Lan lại là nhân tình của Hòa Thân, theo Sohu.

Tô Lăng Á – cha của Nạp Lan – vì muốn thăng quan tiến chức đã đem cả con gái xinh như hoa như ngọc ra hối lộ Hòa Thân. Khi mới vào Hòa phủ, Nạp Lan mới 14 tuổi. Sắc đẹp của nàng nhanh chóng khiến kẻ háo sắc như Hòa Thân mê mẩn.

Sau khi dâng con gái như một cách “hối lộ tình dục”, Tô Lăng Á được Hòa Thân điều về Bắc Kinh, thăng từ chức đạo đài (viên quan quản lý việc giáo dục ở địa phương) lên thị lang (tương đương với thứ trưởng ngày nay).

Là mỹ nhân nhỏ tuổi nhất trong Hòa phủ, Nạp Lan rất được Hòa Thân cưng chiều nhưng nàng không có danh phận vì đã trót nhận đại quan tham là cha. Hòa Thân cũng chưa bao giờ dám vượt qua danh nghĩa cha – con để cưới Nạp Lan như những người vợ khác. Nếu dám làm điều đó, ông ta chắc chắn sẽ bị người đời chê cười, lên án vì coi thường luân lý.

Sau khi Hòa Thân bị xử tử, Nạp Lan cũng lưu lạc không rõ tung tích.

Theo New.qq, “hậu cung” bí ẩn trong Hòa phủ cũng như thân thế không rõ ràng về những người vợ của Hòa Thân là đề tài khiến dân gian thêu dệt nên không ít câu chuyện.

Có thuyết âm mưu cho rằng, sở dĩ hoàng đế Gia Khánh xử tử Hòa Thân nhưng lại tha chết cho cả gia đình ông ta là do phải lòng một trong những người vợ của quan tham. Cũng có người nói rằng, sau khi Hòa Thân chết, Gia Khánh không chỉ tịch thu số tài sản tham nhũng khổng lồ mà còn “tịch thu” cả những bà vợ của ông ta. Việc sử liệu về những người vợ của Hòa Thân trở nên mập mờ là do bị Gia Khánh can thiệp…

Tuy nhiên, đây chỉ là những giả thuyết thiếu chứng cứ xác thực. Theo các chuyên gia nghiên cứu lịch sử, chính Cố Luân Hòa Hiếu Công chúa – con dâu Hòa Thân, em gái vua Gia Khánh – là người có công lớn trong việc cầu xin hoàng đế tha chết cho những người mẹ chồng của mình.

Mặt khác, vì vây cánh của Hòa Thân quá lớn, hoàng đế Gia Khánh chỉ có thể giải quyết nhanh gọn ông ta và tránh truy cứu những người liên quan. Ngay cả con trai Hòa Thân – Phong Thân Ân Đức – cũng may mắn được tha chết.

Sau khi Hòa Thân chết, Phong Thân Ân Đức không có con trai nối dõi. Đại quan tham giàu có bậc nhất thế giới, phong lưu một đời, cuối cùng lại chịu cảnh không người hương hỏa. Suy cho cùng cũng là bởi một chữ tham.

Hòa Thân 3 tuổi mất mẹ, nghèo túng, gặp Càn Long bỗng đổi đời

Hòa Thân 3 tuổi mất mẹ, phải sống với mẹ kế cay nghiệt, gia cảnh chẳng mấy khá giả... Đến tuổi trưởng thành, dự thi công danh nhưng không đỗ đạt. Thế nhưng, kể từ khi gặp Càn Long, cuộc đời của Hòa Thân đã rẽ sang hướng khác...

Nghèo túng, thi rớt, dựa vào thủ đoạn nào Hòa Thân được Càn Long đích thân ban chức tước?

Hòa Thân thời niên thiếu đã phải chịu những nỗi mất mát và trải qua một cuộc sống vô cùng cực khổ. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới nhân cách của ông sau này khi ra làm quan.

Theo Toàn thư lịch sử Trung Quốc, năm Hòa Thân 3 tuổi thì mẹ mất. Người mẹ kế đối xử với ông và em trai là Hòa Lâm rất cay nghiệt. Cha của ông – Thường Bảo, giữ chức đô thống tại Phúc Kiến, lại thường xuyên không ở kinh thành.

Hoa Than 3 tuoi mat me, ngheo tung, gap Can Long bong doi doi

Hòa Thân đã có những năm tháng sống đầy cơ cực. Hình ảnh trên phim.

Năm 1761, do thành tích học tốt nên Hòa Thân cùng Hòa Lâm được tuyển chọn vào Hàm An Cung. Đây là trường dành riêng cho con em quan lại. Đặc biệt, phải là con cháu Bát Kỳ (con cháu của quan lại người gốc Mãn Châu) mới được vào học. Năm Hòa Thân 10 tuổi, cha ông qua đời. Hòa Thân vừa phải chịu nỗi đau mất cha, vừa phải đối mặt với sự nghèo khổ.

Vì Thường Bảo làm quan thanh liêm, nên gia sản tích lũy rất ít. Hòa Thân phải đi vay mượn khắp nơi. Thậm chí, đến 15 khoảnh ruộng quan phong do cha để lại cũng bị người khác chiếm đoạt. Năm 13 tuổi, Hòa Thân đã phải nuốt nước mắt bán đi gia nghiệp để có tiền học tập. Năm 1769, ông tốt nghiệp Hàm An Cung Quan, sau đó dự thi công danh nhưng không đỗ đạt.

Tuy nhiên, trong suốt những năm tháng khó khăn đó, có một điểm rất khác người ở Hòa Thân. Hòa Thân đã nuôi chí làm quan từ khi còn rất nhỏ. Tự biết mình không có gia thế, học tập cũng không xuất sắc, Hòa Thân đã chọn cho mình cách làm quan riêng biệt. Đó là phải tiếp cận bằng được hoàng đế Càn Long.

Để chuẩn bị cho mục đích này, ngay từ khi còn học tại Hàm An Cung, Hòa Thân đã ra sức học ngoại ngữ. Ông thành thạo bốn thứ tiếng Mãn, Hán, Mông, Tạng, trong khi phần lớn con em Bát Kỳ bấy giờ không viết nổi Mãn văn.

Hòa Thân còn không ngừng sưu tầm thơ văn của Càn Long và học thuộc làu. Ông bắt chước cách sáng tác theo văn phong của hoàng đế. Không ngừng thu thập tin tức trong triều. Đặc biệt, Hòa Thân còn dày công cực khổ luyện cho nét chữ của mình giống với Càn Long.

Hoa Than 3 tuoi mat me, ngheo tung, gap Can Long bong doi doi-Hinh-2

Ngay từ khi còn rất trẻ, Hòa Thân đã tính toán việc tiếp cận Càn Long. Hình ảnh trên phim.

Năm 1774, Hòa Thân phải nộp tiền để được nhận làm tam đẳng thị vệ - một chức vị rất nhỏ bé. Sau 3 năm không ngừng cố gắng, ông được điều tới đội Loan Nghi Vệ, làm thị vệ riêng cho Càn Long.

Thanh sử cảo chép: Có lần Càn Long đang đọc tấu chương các nơi gửi về tại Ngự thư phòng. Tấu chương của Tổng đốc Tứ Xuyên tâu, một đầu đảng của quân phản loạn vượt ngục trốn thoát. Càn Long đọc đến đây quát lớn:

- Con hổ trong chuồng, con rùa trong hộp. Ai dám để mất?

Các vị đại thần xung quanh hoảng sợ, quỳ mọp xuống đất. Không ai hiểu ý tứ của Càn Long ra sao. Hòa Thân đứng gác bên cạnh, biết Càn Long đang dùng một câu trong sách Luận ngữ, hàm ý trách móc. Vì vậy, ông tự ý đứng ra dõng dạc nói:

- Thánh thượng nói, các quan viên giữ hổ sẽ phải chịu trách nhiệm.

Hành động này của Hòa Thân khiến Càn Long vô cùng ngạc nhiên và ấn tượng. Không ngờ, một thị vệ lại có thể thông hiểu sách Luận Ngữ, nắm được tâm tư của mình.

Càn Long sau đó lại yêu cầu Hòa Thân luận về trang “Lý thị mang quân phá nước Chuyên Du” trong Luận ngữ. Hòa Thân ứng đối trôi chảy. Càn Long ngay lập tức phong ông làm tổng quản nghi trượng, kiêm phó đô thống Lam kỳ.

Hoa Than 3 tuoi mat me, ngheo tung, gap Can Long bong doi doi-Hinh-3

Hòa Thân thành công gây ấn tượng với Càn Long và được đích thân hoàng đế ban chức tước. Hình ảnh trên phim.

Một lần khác, Càn Long đang đọc sách chú giải của Chu Hi về Mạnh Tử tại vườn Viên Minh, đột nhiên, trời sầm tối. Chữ trong sách in nhỏ, khiến Càn Long không thể đọc được nữa. Hòa Thân đứng hầu cạnh bên, vốn đã học thuộc hết chú giải trước đó. Ông đọc lại cho Càn Long nghe không sót một chữ, lại cắt nghĩa rõ ràng.

Càn Long khen ngợi vô cùng, mấy ngày sau liền phong cho Hòa Thân làm Tả thị lang bộ Hộ. Lúc này vào tháng giêng năm 1776, năm Càn Long thứ 41. Hòa Thân 26 tuổi chính thức một bước lên mây, tiến vào quan trường.

Có thể nói, Hòa Thân là một trường hợp làm quan cá biệt. Ông không dựa vào gia thế, không qua thi cử mà được đích thân Càn Long bổ làm quan. Sau đó, Hòa Thân không ngừng thăng tiến thần tốc. Đây là cả một quá trình rèn luyện, cố gắng không ngừng nghỉ của ông trong suốt hơn 20 năm khó khăn.

Với những người khác, khi hoàng đế nổi giận thì không ai dám lên tiếng. Hòa Thân chỉ là một thị vệ nhỏ bé, trái lại dám đứng ra truyền thánh ý. Ứng biến đầy thông minh, sắc sảo. Nếu diễn đạt không trúng suy tư của Càn Long, chắc chắn sẽ mắc tội phạm thượng, phải xử chết. Từ đó, có thể thấy được bản lĩnh và sự khôn khéo hơn người của Hòa Thân.

Có một giai thoại khác rất phổ biến trong dân gian. Nói về việc Hòa Thân được Càn Long để ý và sủng ái là do ngoại hình của ông.

Hoa Than 3 tuoi mat me, ngheo tung, gap Can Long bong doi doi-Hinh-4

Khác với tạo hình thường thấy trên phim ảnh (trái), sự thật Hòa Thân là đệ nhất mỹ nam tử Mãn Châu.

Trước hết, có thể khẳng định một điều, khác xa với tạo hình béo lùn, giảo hoạt thường thấy của diễn viên Vương Cương vào vai Hòa Thân trên truyền hình. Tướng mạo thật sự của Hòa Thân vô cùng tuấn tú. Trong các tài liệu lịch sử đều thể hiện, Hòa Thân được xem là đệ nhất mỹ nam tử Mãn Châu.

Tác phẩm Hòa Thân đại thần tham nhũng, chép lại lời đặc sứ người Anh là Mã Giáp Nĩ Ni (người Trung Quốc thường phiên âm tên của người nước ngoài ra tiếng Hán), miêu tả về Hòa Thân như sau:

“Tướng mạo anh tuấn, trắng trẻo. Cử chỉ khoáng đạt, lịch sự. Luôn bình tĩnh, giao hòa với mọi người, Ứng đối tự nhiên, sắc sảo. Mọi việc không kể lớn nhỏ, đã nói là làm. Bề ngoài kính cẩn dị thường”.

Hoàng đế Gia Khánh cũng từng nhận xét Hòa Thân là người: “Tuấn tú, tinh anh, nhanh nhẹn”.

Không chỉ có vẻ ngoài ưa nhìn gây thiện cảm. Tương truyền, dung mạo của Hòa Thân còn rất giống với một phi tần của Ung Chính (cha của Càn Long). Do một lỗi lầm của Càn Long lúc nhỏ, bà đã bị xử tội giảo (thắt cổ). Vì vậy, Càn Long khi thấy Hòa Thân, ông đã đặc biệt ấn tượng. Tuy nhiên, một số thông tin cho rằng giữa Càn Long và Hòa Thân nảy sinh quan hệ tình cảm đồng giới là không có căn cứ. 

Sáng chế nào của Hòa Thân được vua Càn Long khen hết lời?

Không chỉ là tham quan khét tiếng của nhà Thanh, Hòa Thân còn được biết là nhà phát minh tài ba khi sáng tạo ra nồi nấu lẩu kiểu mới. Sáng chế này được vua Càn Long tấm tắc khen ngợi.

Sang che nao cua Hoa Than duoc vua Can Long khen het loi?
 Vua Càn Long là hoàng đế nổi tiếng của nhà Thanh. Hòa Thân là một trong những đại thần được ông hoàng này tin tưởng, trọng dụng. Tham quan Hòa Thân không chỉ có tài mà còn giỏi xu nịnh, biết cách lấy lòng nhà vua.