Nhà em chồng cả tuần ăn trực bữa tối còn nói điều khó chịu

Gia đình em chồng thì quả thực bây giờ coi nhà vợ chồng Thảo chẳng khác nào bếp ăn từ thiện của họ.

Thảo và chồng quen nhau khi làm chung 1 công ty. Sau 1 năm quen biết, anh thổ lộ với cô, hai người thành đôi. Ở thành phố lập nghiệp, ngoài Thảo và chồng Thảo còn có em gái chồng, đã có gia đình. 

Trước khi kết hôn, Thảo đã gặp em gái chồng 2 lần. Cả 2 lần đều là mời cô ấy ra quán ăn, chưa từng đến nhà em chồng. Lúc đó Thảo cũng không suy nghĩ nhiều, cảm thấy biết càng ít thì sẽ càng đỡ bị ràng buộc. 

Năm ngoái vợ chồng Thảo kết hôn. Nghe nói nhà bọn họ mua cách nhà em chồng không xa lắm, khoảng cách chỉ bằng một trạm xe buýt, đi bộ cũng chỉ hơn 10 phút.

Bố chồng mất từ trước khi vợ chồng Thảo biết nhau. Nghe chồng Thảo kể thì để chữa trị bệnh cho ông, gia đình anh đã tiêu rất nhiều tiền. Cho nên ngôi nhà mà vợ chồng Thảo mua chỉ là một căn hộ cũ, diện tích nhỏ, còn tiền thì chủ yếu là do vợ chồng Thảo tự tích cóp, mẹ chồng chỉ cho 100 triệu.

Từ năm ngoái, chồng Thảo vẫn quanh co nói muốn đưa mẹ anh đến sống chung. Anh sợ bà sống 1 mình ở quê không có người chăm sóc, lúc trái gió trở trời không biết nương tựa vào ai. Cô em chồng thi thoảng mới liên lạc cũng nói với Thảo như vậy. Không còn cách nào khác, Thảo đành đồng ý đón mẹ chồng đến ở cùng vợ chồng cô.

Dù mẹ chồng con dâu thói quen sinh hoạt khác nhau nhưng Thảo đều cố gắng vượt qua. Chỉ có duy nhất một điều Thảo không chịu nổi là từ sau khi mẹ chồng sống cùng, gia đình em chồng cũng thường đến chơi. Lúc đầu chỉ là 2, 3 lần/tháng, từ mùa hè năm nay hầu như mỗi tuần, từ thứ Hai đến thứ Sáu họ đều đến nhà vợ chồng Thảo ăn tối. 

Bình thường Thảo sẽ đưa tiền sinh hoạt cho mẹ chồng, để bà lo chuyện cơm nước, vấn đề là gần đây tiền chi phí sinh hoạt đã tăng lên gấp đôi. Điều này dẫn đến áp lực đè lên vai Thảo rất lớn. Vợ chồng cô trước đó do vay tiền ngân hàng nên mỗi tháng vẫn phải trả nợ ngân hàng 1 khoản. Hơn nữa kế hoạch của Thảo là song song với việc duy trì cuộc sống gia đình hàng ngày, cô cũng muốn tiết kiệm tiền để đổi chỗ ở lớn hơn. Vậy mà mấy tháng rồi, Thảo gần như không tiết kiệm được đồng nào, mà chất lượng cuộc sống cũng giảm. 

Nha em chong ca tuan an truc bua toi con noi dieu kho chiu

Thảo nhiều lần gián tiếp thể hiện việc không muốn nhà em chồng đến ăn trực nữa nhưng mẹ chồng luôn giả vờ không hiểu. Gia đình em chồng thì quả thực bây giờ coi nhà vợ chồng Thảo chẳng khác nào bếp ăn từ thiện của họ. Cả tuần đều đến nhà anh chị ăn nên xem ra 1 tháng chẳng phải chi tiêu bao nhiêu tiền.

Hôm qua, mẹ chồng lại đòi Thảo tiền sinh hoạt phí. Bà đòi tận 8 triệu, trong khi một tháng Thảo mới kiếm được 10 triệu, mà một phần không nhỏ số tiền này đều đổ vào tiền ăn của nhà em gái. Thế nên Thảo không nhịn nữa, nói: “Mẹ, tháng này con chỉ đưa mẹ 5 triệu tiền ăn thôi. Con nhắc để mẹ nhớ là trước đây nhà mình 5 triệu một tháng là đủ. Sau này mẹ đừng gọi gia đình cô Trinh (tên em chồng Loan) đến nhà ăn cơm nữa. Nếu không, con sẽ thu 3 triệu của cô chú ấy đấy. Con không có tiền nuôi người khác đâu!”

Tất bật ngày đêm làm bánh đa nem vụ Tết, kiếm tiền triệu mỗi ngày

Để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán, những ngày này người làng nghề bánh đa nem ở Hà Tĩnh chạy đua với thời gian, đỏ lửa cả ngày lẫn đêm để làm bánh.

Tat bat ngay dem lam banh da nem vu Tet, kiem tien trieu moi ngay

Năm nào cũng vậy, cứ đến tháng chạp (tháng 12 Âm lịch), những gia đình ở làng nghề bánh đa nem xã Thạch Hưng, thành phố Hà Tĩnh (Hà Tĩnh) lại ăn ngủ cùng với nghề để kịp đơn hàng phục vụ thị trường Tết.

Tat bat ngay dem lam banh da nem vu Tet, kiem tien trieu moi ngay-Hinh-2

Về tại thôn Bình xã Thạch Hưng những ngày này khắp các đường làng, mảnh đất hoang đều được người dân tận dụng để phơi bánh đa nem.

Bất ngờ loại thực phẩm chỉ ăn 1 nắm nhỏ mà no cả ngày

Trái cây và rau củ có thể không giúp bạn no lâu như hạnh nhân.

Nhiều người vào giữa các bữa ăn thường cảm thấy đói và muốn tìm đến một bữa ăn nhẹ lành mạnh như trái cây hoặc đôi khi là rau. Tuy nhiên nghiên cứu mới cho thấy có một loại thực phẩm có thể giúp bạn giảm bớt cơn đói, no lâu hơn và từ đó tránh được việc tiêu thụ quá nhiều calo không tốt cho sức khỏe, đó chính là hạnh nhân.

Trong nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng Châu Âu, các nhà nghiên cứu từ Đại học Nam Úc đã xem xét tác động của hạnh nhân đối với thói quen ăn uống. Nghiên cứu có sự tham gia của 140 người, tất cả đều là người trưởng thành trong độ tuổi từ 25 đến 65 tuổi và đều trong tình trạng thừa cân hoặc béo phì. Những người tham gia được chỉ định các món ăn nhẹ ngẫu nhiên và sau khi ăn từng món, họ được đánh giá để xem nó ảnh hưởng đến sự thèm ăn của họ như thế nào.