Nguyên nhân khiến hơi thở buổi sáng “nặng mùi” và cách khắc phục
(Kiến Thức) - Nguyên nhân khiến hơi thở buổi sáng “nặng mùi” thường do thói quen ngủ ngáy, khô miệng hay vệ sinh răng miệng chưa đúng cách. Để khắc phục hôi miệng khi thức giấc, hãy thực hiện một số cách sau.
Một số thói quen hàng ngày của bạn có thể là nguyên nhân khiến hơi thở buổi sáng “nặng mùi”.
Dưới đây là các nguyên nhân khiến bạn hôi miệng buổi sáng
Vệ sinh răng miệng: Thói quen chăm sóc và vệ sinh răng miệng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn hơi thở thơm tho. Quên đánh răng trước khi ngủ cùng với các thói quen xấu như hút thuốc lá và uống rượu bia cũng gây ảnh hưởng đến mùi hơi thở vào sáng sớm.
Khô miệng: Nước bọt rửa sạch vi khuẩn gây hôi miệng và vì khi ngủ chúng ta tiết ít nước bọt nên nhiều người thường thức dậy với mùi hơi thở khó chịu.
Một số loại thực phẩm: Thói quen ăn uống của chúng ta ảnh hưởng trực tiếp đến hơi thở. Các thực phẩm như hành và tỏi chính là nguyên nhân gây ra hơi thở bốc mùi vào buổi sáng.
Một số tình trạng sức khỏe: Nhiều người bị trào ngược axit, một tình trạng gây trào ngược các chất trong dạ dày, thường bị hôi miệng. Vì vậy, bạn hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và chăm sóc sức khỏe để chấm dứt tình trạng này.
Sau đây là cách khắc phục hôi miệng vào buổi sáng:
1. Không nên sử dụng nước súc miệng sau mỗi lần chải răng
Mặc dù đúng là nước súc miệng sẽ làm cho hơi thở thơm tho trong một thời gian ngắn, nhưng nó cũng có thể khiến bạn bị khô miệng. Hầu hết các loại nước súc miệng đều chứa cồn và nó ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nước bọt tự nhiên của miệng bạn. Vì cơ thể thường tiết ra ít nước bọt vào ban đêm, các tế bào chết tích tụ trên lưỡi và nướu răng không được loại bỏ và khiến bạn thức dậy với hơi thở có mùi.
2. Đừng ngủ há miệng
Nhiều người trong chúng ta thở bằng miệng khi ngủ và điều này cũng có thể gây khô miệng và khuyến khích vi khuẩn định cư. Trên thực tế, thở bằng miệng thậm chí có thể dẫn đến sâu răng và chảy máu nướu răng, ngoài ra còn gây hôi miệng mãn tính. Điều này xảy ra bởi vì khi chúng ta thở bằng miệng, nó ảnh hưởng đến sự cân bằng pH trong miệng và thay đổi các loại vi khuẩn trong môi trường miệng của chúng ta. Một số nha sĩ thậm chí còn đề xuất việc dán miệng khi ngủ như một cách để giải quyết vấn đề này.
3. Súc miệng bằng dầu ăn
Phương pháp làm thơm miệng này có nguồn gốc từ Ấn Độ và đã được chứng minh là có thể làm trắng răng và cải thiện sức khỏe răng miệng của bạn. Lấy một thìa dầu và súc miệng trong vòng 15-20 phút. Vi khuẩn gây hôi miệng bám vào dầu và hòa tan trong đó. Bạn có thể sử dụng bất kỳ loại dầu nào mà bạn muốn như dầu dừa hoặc dầu ô liu.
Mời độc giả theo dõi video "Ngôi làng mang mùi vị của Tết". Nguồn: VTV24.
4. Hãy cẩn thận với cà phê
Cà phê là món đồ uống yêu thích của nhiều người nhưng nó cũng có thể là nguyên nhân khiến hơi thở buổi sáng “bốc mùi”. Cà phê có tác dụng làm khô, khiến cơ thể tiết ít nước bọt hơn. Nhiều người hay thêm sữa hoặc kem vào cà phê và các sản phẩm từ sữa thường gây hôi miệng.
5. Đừng quên chải lưỡi
Giống như răng, lưỡi của bạn cũng có thể chứa vi khuẩn khiến hơi thở có mùi. Nếu bạn không chải lưỡi, vi khuẩn trong miệng sẽ sinh sôi, khiến bạn thức dậy với hơi thở hôi. Bạn không nhất thiết phải dùng cạo lưỡi mà có thể dùng bàn chải đánh răng lông mềm thông thường làm sạch lưỡi.
6. Để ý cách bạn thở
Bạn thậm chí có thể không nhận ra rằng mình đang thở bằng miệng suốt cả ngày, nhưng thói quen này có thể khiến hơi thở của bạn có mùi. Mặc dù cơ thể thường tiết ra nhiều nước bọt hơn trong ngày, nhưng thở bằng miệng vẫn sẽ làm khô môi trường miệng của bạn. Ngoài việc hôi miệng, thói quen này có thể dẫn đến nhiều bệnh khác nhau, chẳng hạn như sâu răng và nhiễm trùng tai.
Sai lầm trong lần hẹn đầu tiên người thông minh cũng mắc
(Kiến Thức) - Trong lần hẹn đầu tiên thường rất quan trọng, bạn hãy để ý đến những sai lầm sau để tránh có một cuộc hẹn thất bại nhé .
Tư thế ngồi xấu. Khi ngồi đối diện đối phương, đừng tỏ ra quá xuồng xã cũng đừng tỏ ra quá căng thẳng trong lần hẹn đầu tiên. Thay vào đó, hãy nhìn thẳng vào mắt đối phương, thư giãn tay và chân, điều này mang lại cho người kia ấn tượng rằng bạn cảm thấy thoải mái với họ.
Những bộ phận cơ thể không ngờ nhiều vi khuẩn cần vệ sinh đến vậy
(Kiến Thức) - Vệ sinh cơ thể là điều quan trọng hàng đầu để ngăn ngừa những căn bệnh nhiễm khuẩn từ môi trường bên ngoài. Bạn cần lưu ý vệ sinh thật kĩ một số bộ phận cơ thể ít được chú ý sau.
Da đầu: Dù gội đầu thường xuyên nhưng chưa chắc da đầu của chúng ta đã được sạch hoàn toàn. Thứ nhất là do chúng liên tục tiết dầu nhờn, thứ hai các tác nhân môi trường như khói bụi, không khí ô nhiễm... chính là những điều kiện làm da dầu và cả tóc dễ bị bẩn. Do vậy, khi gội đầu, bạn nên xoa bóp bằng nước ấm để tăng lưu lượng máu giúp thư giãn và loại bỏ phần da chết, dầu thừa.
Lưng: Là bộ phận cơ thể nằm khuất nên dù có tắm thật kĩ nhưng lưng vẫn không thể nào được chà sạch. Những tế bào chết hay chất bụi bẩn tích tụ lâu ngày trên lưng có thể gây ra nhiễm trùng da và hình thành mụn lưng. Bạn có thể dùng bọt biển để chà xát nhẹ nhàng phần lưng khi tắm.
Phần kẽ móng tay: Rửa tay thường xuyên là một thói quen tốt nhưng không phải ai cũng vệ sinh sạch sẽ mọi ngóc ngách ở móng tay, đặc biệt là phần bên dưới móng. Bởi thế, khi vệ sinh tay bạn hãy nhớ làm sạch "từ gốc đến ngọn" để ngăn ngừa sự thâm nhập của vi khuẩn vào trong cơ thể.
Khu vực đằng sau tai: Khi vực này thường tiết ra nhiều mồ hôi nên sẽ ẩm và có độ nhờn. Thêm vào đó, với hình dạng lõm nên chúng dễ tích tụ lại bụi bẩn mà khi tắm chúng ta không vệ sinh kĩ.
Bàn chân và ngón chân: Một bàn chân trung bình chứa khoảng 600 tuyến mồ hôi trên một mét vuông, gấp hàng trăm lần so với vùng nách. Đây chính là nơi tích tụ vi khuẩn gây ra mùi hôi khó chịu. Do đó, bạn nên thường xuyên làm sạch và cọ rửa bằng xà phòng hoặc nước, giữ cho bàn chân khô ráo nhất có thể.
Lỗ rốn: Quần áo hở bụng, khoe rốn có thể khiến vi khuẩn, bụi bẩn dễ tích tụ vào khi vực này. Với kết cấu sâu và nhỏ, lỗ rốn là bộ phận mà chúng ta thường hay quên vệ sinh trong thời gian dài. Bạn nên sử dụng tăm bông có ngâm nước ấm để làm sạch lỗ rốn khoảng 3 lần/tuần. Tuy nhiên nên thực hiện một cách nhẹ nhàng vì khi bị tác động mạnh chúng dễ gây ra đau bụng.
Lưỡi: Vùng lưỡi có cấu tạo phức tạp nên vi khuẩn hoặc thức ăn thừa sẽ dễ tích tụ lại khiến hơi thở bốc mùi, thậm chí là hư hại răng. Do vậy, nên chú ý chà sạch lưỡi nhẹ nhàng khi chải răng.
Vùng gáy: Chúng ta thường chỉ chú ý đến việc vệ sinh ở phía trước cổ, còn đằng sau cổ (gáy) thì lại ít quan tâm đến. Tuy nhiên, khi bạn vận động ra mồ hôi hay xõa tóc thì vi khuẩn sẽ phát triển tại vùng gáy nhiều hơn. Do đó, bạn nên chú ý sử dụng sữa tắm để làm sạch vùng gáy mỗi khi tắm.
Khuỷu tay: Bộ phận này thường sẫm màu do những tế bào da khô, vảy bong tróc ở khu vực này không được làm sạch thường xuyên. Thêm vào đó, thói quen chống tay lên bề mặt bẩn như bàn làm việc, bàn ăn... cũng là nguyên nhân khiến vi khuẩn dễ dàng bám vào khuỷu tay. Bạn có thể bị viêm mô da nếu bạn không vệ sinh chúng kĩ lưỡng. Ảnh: Shutterstock.
Video "7 công dụng làm đẹp của bàn chải đánh răng". Nguồn: VTC.
(Kiến Thức) - Hai nha sĩ thẩm mỹ Debra Glassman và Jennifer Jablow ở New York (Mỹ) đã bật mí 12 bí kíp để có hơi thở thơm tho suốt cả ngày.
Sau đây là 12 bí quyết để có hơi thở thơm tho cả ngày của nha sĩ Debra Glassman và Jennifer Jablow. Thứ nhất là thực hiện chế độ ăn uống low-carb cân bằng với chất béo và protein. Hãy bổ sung các thực phẩm lành mạnh như bông cải xanh, cà rốt, khoai lang và trái cây tươi vào chế độ ăn uống của bạn, giúp cân bằng lượng chất béo và thúc đẩy hơi thở thơm hơn.