Nguyên nhân gây chảy máu đường tiêu hóa

(Kiến Thức) - Đây là một cấp cứu thường gặp, có tỷ lệ tử vong khá cao (10 - 15%) nên cần được nhận biết để xử lý kịp thời.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Chảy máu đường tiêu hóa có thể biểu hiện dưới dạng cấp tính, nôn ra máu, đại tiện ra máu hoặc mạn tính, ẩn dưới dạng thiếu máu nhược sắc kéo dài. Bệnh có thể ở mức độ nặng, vừa hoặc nhẹ, đang chảy máu hay đã ngừng, ngừng hẳn hay ngừng tạm thời rồi chảy máu lại. Nó có thể xuất phát từ những tổn thương ở đường tiêu hóa trên hay đường tiêu hóa dưới. Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp gây chảy máu đường tiêu hóa dưới. 
Do trĩ và vùng hậu môn: Nguyên nhân hay gặp nhất là chảy máu do trĩ và các bệnh vùng trực tràng hậu môn, nhưng thường chỉ gây ra chảy máu ít một, ra lẫn phân.
Do đại tràng: Các khối u đại tràng (neoplasmo) như các pô lýp lành tính và ung thư trực - đại tràng có thể gây ra chảy máu ẩn, mạn tính hoặc từng đợt chảy máu lớn qua hậu môn. U trực - đại tràng là một u phổ biến trên thế giới và Việt Nam cần mổ càng sớm càng tốt; các viêm đại tràng do nhiễm khuẩn (shigella, salmonella, campylobacter chủng gây bệnh của E.Coli)...; giãn phình mạch máu ở đại tràng hay tiểu tràng; viêm trực - đại tràng chảy máu; viêm đại tràng thiếu máu cục bộ (ischormic colitis): Bệnh nặng chảy máu xuất hiện đột ngột, thường ở người lớn tuổi, có thể gây chảy máu nhưng ít khi khối lượng lớn; viêm đại tràng do thuốc.
Và các nguyên nhân khác ít gặp như viêm đại tràng do phóng xạ (chảy máu có thể xảy ra hàng chục năm sau khi điều trị các u ác tính ở hố chậu, tuyến tiền liệt bằng phóng xạ), các dị dạng mạch máu hoặc u ở tiểu tràng, các thương tổn ở đường tiêu hóa trên.

Cận cảnh ca phẫu thuật đại trực tràng bằng robot

(Kiến Thức) - Thông tin từ bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, Bệnh viện vừa tiến hành ca mổ nội soi bằng robot cho một bệnh nhi 23 tháng tuổi đến từ Phú Thọ, bị phình đại trực tràng bẩm sinh.

Cháu Lương Nhật Long (23 tháng tuổi, ở Phú Thọ) nhập viện trong tình trạng bụng chướng căng, tắc ruột. Các bác sĩ chẩn đoán cháu bị phình đại tràng bẩm sinh, đoạn cuối của đoạn trực tràng bệnh nhi không có hạch thần kinh nên không co bóp được, phân ứ ở trên không đi đại tiện được nên thường xuyên bị táo bón, khó đại tiện.
 Cháu Lương Nhật Long (23 tháng tuổi, ở Phú Thọ) nhập viện trong tình trạng bụng chướng căng, tắc ruột. Các bác sĩ chẩn đoán cháu bị phình đại tràng bẩm sinh, đoạn cuối của đoạn trực tràng bệnh nhi không có hạch thần kinh nên không co bóp được, phân ứ ở trên không đi đại tiện được nên thường xuyên bị táo bón, khó đại tiện.
Sau khi được các bác sỹ tư vấn, gia đình bệnh nhân đồng ý làm phẫu thuật kỹ thuật cao mổ bằng robot, trong đó bệnh nhân được hỗ trợ hoàn toàn kinh phí mổ như một ca mổ nội soi thông thường.
 Sau khi được các bác sỹ tư vấn, gia đình bệnh nhân đồng ý làm phẫu thuật kỹ thuật cao mổ bằng robot, trong đó bệnh nhân được hỗ trợ hoàn toàn kinh phí mổ như một ca mổ nội soi thông thường. 

Người già cẩn thận chảy máu đường tiêu hóa

Xông HS-103 dùng cấp cứu chảy máu đường tiêu hóa.
Xông HS-103 dùng cấp cứu chảy máu đường tiêu hóa. 

Người già thường mắc các bệnh mạn tính nên cần đề phòng với chảy máu đường tiêu hóa. Bởi có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh. Nguyên nhân hay gặp nhất là chảy máu do trĩ và các bệnh vùng trực tràng hậu môn, nhưng thường chỉ gây ra chảy máu ít một, ra lẫn phân. Các khối u đại tràng như những polyp lành tính và ung thư trực - đại tràng có thể gây ra chảy máu ẩn, mạn tính hoặc từng đợt chảy máu lớn qua hậu môn.

Ngoài ra, u trực - đại tràng, các viêm đại tràng do nhiễm khuẩn (shigella, salmonella, campylobacter chủng gây bệnh của E.Coli...); giãn phình mạch máu ở đại tràng hay tiểu tràng; viêm trực - đại tràng chảy máu; viêm đại tràng thiếu máu cục bộ, viêm đại tràng do thuốc... cũng thường gây chảy máu. Đặc biệt, bệnh nặng chảy máu xuất hiện đột ngột, thường ở người lớn tuổi, có thể gây chảy máu nhưng ít khi khối lượng lớn.