Nguyên do loài chuồn chuồn hiếm dần

(Kiến Thức) - Loài chuồn chuồn là động vật hoang dã, không sống gần người như ruồi, muỗi và trong phát triển cá thể (vòng đời)...

Hỏi: Bây giờ tôi thấy loài chuồn chuồn hiếm gặp hơn nhiều so với ngày xưa. Liệu có khi nào chuồn chuồn dần biến mất không? - Trần Thanh Thủy (Thái Bình).
Nguyen do loai chuon chuon hiem dan
 
GS Bùi Công Hiển, Hội Côn trùng học Việt Nam cho biết: Chuồn chuồn là động vật hoang dã, không sống gần người như ruồi, muỗi và trong phát triển cá thể (vòng đời), giai đoạn trước trưởng thành chúng sống trong môi trường nước sạch có các sinh vật khác như tôm, cá con cùng sống và làm thức ăn cho chúng. Giai đoạn phát triển thiếu trùng này dân gian gọi là “con mày mạy hay ăn mày”. 
Quá trình đô thị hóa và ô nhiễm nguồn nước đã thu hẹp môi trường sống của chuồn chuồn. Thậm chí ở những khu du lịch sinh thái, nguồn nước suối bị rác thải làm ô nhiễm cũng hạn chế sinh vật phát triển, trong đó có chuồn chuồn. 
Việc chuồn chuồn biến mất tùy thuộc vào khả năng con người xâm chiếm và làm ô nhiễm môi trường tự nhiên. Các nhà khoa học đã thông báo hằng năm có khoảng 2.000 loài sinh vật biến mất khỏi hành tinh của chúng ta.

Ảnh động vật tuần: Chuồn chuồn cả gan đậu trên đầu rắn

(Kiến Thức) - Chuồn chuồn đậu trên đầu rắn, sư tử suýt bị voi khổng lồ giẫm chết, đại chiến chim bói cá và rắn... là vài ảnh động vật đẹp nhất tuần.

Anh dong vat tuan: Chuon chuon ca gan dau tren dau ran
Chuồn chuồn đậu trên đầu rắn đang bơi dưới hồ trong khu bảo tồn thiên nhiên Lackford ở Suffolk, Anh là một trong những bức ảnh động vật tuần ấn tượng nhất.

Gặp mặt “cụ” lợn biển sống thọ nhất thế giới

(Kiến Thức) - Sách kỷ lục Guiness vừa ghi nhận Snooty là con lợn biển sống thọ nhất thế giới với tuổi thọ 67 tuổi và hiện vẫn đang khỏe mạnh.

Gap mat “cu” lon bien song tho nhat the gioi
 Ngày 21/6 vừa qua, Snooty – còn được gọi là “Baby Snooty” – đã chính thức bước sang tuổi thứ 67, lập kỷ lục Guiness là con lợn biển sống thọ nhất thế giới.