Nguy cơ cúm A/H7N9 từ Trung Quốc vào Lạng Sơn

(Kiến Thức) - Tỉnh biên giới Lạng Sơn thường xuyên có nhiều người nhập cảnh từ Trung Quốc, nơi đang có nhiều ca mắc và chết do dịch cúm A/H7N9. 

Theo Bộ Y tế, đến nay Lạng Sơn chưa ghi nhận ca bệnh cúm A/H7N9, A/H5N1 và A/H5N6 nào trên người. Tuy nhiên, việc dịch bệnh do vi rút Ebola, cúm A/H7N9 xâm nhập Việt Nam rất có thể xảy ra.
Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra thực địa tại Lạng Sơn hôm 9/9.
 Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra thực địa tại Lạng Sơn hôm 9/9.
Lạng Sơn có biên giới giáp Trung Quốc là nơi có nhiều ổ dịch cúm trên gia cầm, nhiều trường hợp mắc và chết do dịch cúm A/H7N9. Thực tế, Lạng Sơn có nhiều người nhập cảnh từ vùng dịch; tình trạng buôn lậu gia cầm thường xuyên xảy ra. Vì thế, Bộ Y tế lo ngại cúm gia cầm sẽ lan sang Việt Nam qua tỉnh này.
Lạng Sơn cũng là một trong những địa phương đầu tiên trên toàn quốc ghi nhận ổ dịch cúm A/H5N6 ở đàn gia cầm. Điều này cho thấy nguy cơ cúm lây sang người là rất cao.
Trước thực trạng trên, GS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế, yêu cầu gấp rút triển khai phòng chống dịch tại các cửa khẩu, củng cố khu thu dung điều trị cách ly tại phòng khám đa khoa khu vực, xây dựng kế hoạch bổ sung thuốc men, hoá chất, vật tư y tế, trang thiết bị phòng dịch.
Bộ trưởng Tiến cũng yêu cầu giám sát chặt chẽ đối với người nhập cảnh. Đặc biệt chú ý khách nhập cảnh từ vùng có ca bệnh, thực hiện việc kiểm tra sàng lọc nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh do virus Ebola và cúm gia cầm.
Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến đầu tháng 9, tại Trung Quốc đã ghi nhận 453 ca nhiễm virus cúm A/H7N9 (bao gồm cả 4 trường hợp báo cáo từ Đài Loan, 10 Trường hợp từ Hong Kong và 01 trường hợp từ Malaysia) trong đó có 175 ca tử vong.

Báo động đỏ: Dịch Ebola đang lan tràn khủng khiếp

(Kiến Thức) - Không đủ giường bệnh, các nạn nhân Ebola trở về nhà và truyền bệnh cho hàng loạt người khác. Xe taxi cũng góp phần gieo rắc bệnh khắp nơi.

Ngày 9/9, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) báo động, dịch Ebola đang lây lan dữ dội tại Liberia. Dự tính sẽ có hàng nghìn ca mắc mới trong 3 tuần tới.
 Ngày 9/9, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) báo động, dịch Ebola đang lây lan dữ dội tại Liberia. Dự tính sẽ có hàng nghìn ca mắc mới trong 3 tuần tới.
WHO cho biết, các biện pháp chặn dịch thông thường như tránh tiếp xúc, mặc đồ bảo hộ không mấy hiệu quả ở Liberia. Số cơ sở điều trị được lập ra không theo kịp với nhu cầu, hễ một trung tâm mọc lên là bệnh nhân Ebola lại ùn ùn kéo tới, không thể đáp ứng hết.
 WHO cho biết, các biện pháp chặn dịch thông thường như tránh tiếp xúc, mặc đồ bảo hộ  không mấy hiệu quả ở Liberia. Số cơ sở điều trị được lập ra không theo kịp với nhu cầu, hễ một trung tâm mọc lên là bệnh nhân Ebola lại ùn ùn kéo tới, không thể đáp ứng hết.
Ở khu Montserrado, phải có 1.000 giường bệnh mới đủ cho các bệnh nhân Ebola, nhưng con số thực tế là 240 giường. Những bệnh nhân không có chỗ phải trở về cộng đồng, và truyền virus cho nhiều người khác. Con số bệnh nhân vì vậy cứ liên tục tăng theo cấp số nhân.
Ở khu Montserrado, phải có 1.000 giường bệnh mới đủ cho các bệnh nhân Ebola, nhưng con số thực tế là 240 giường. Những bệnh nhân không có chỗ phải trở về cộng đồng, và truyền virus cho nhiều người khác. Con số bệnh nhân vì vậy cứ liên tục tăng theo cấp số nhân. 
Nguy hiểm hơn, theo WHO, chính những chiếc taxi là “vật trung gian” gieo rắc virus Ebola khắp chốn ở Liberia. “Taxi chở bệnh nhân trở thành điểm nóng gây lây nhiễm”, WHO nhấn mạnh.
 Nguy hiểm hơn, theo WHO, chính những chiếc taxi là “vật trung gian” gieo rắc virus Ebola khắp chốn ở Liberia. “Taxi chở bệnh nhân trở thành điểm nóng gây lây nhiễm”, WHO nhấn mạnh.
Taxi là phương tiện mà rất nhiều gia đình dùng để đưa bệnh nhân Ebola đến cơ sở y tế. Chúng chạy khắp nơi mà không hề được khử trùng. 14 trong số 15 tỉnh ở Liberia đã có bệnh nhân Ebola.
 Taxi là phương tiện mà rất nhiều gia đình dùng để đưa bệnh nhân Ebola đến cơ sở y tế.  Chúng chạy khắp nơi mà không hề được khử trùng. 14 trong số 15 tỉnh ở Liberia đã có bệnh nhân Ebola.
Trong hơn 3.500 người Tây Phi nhiễm Ebola, gần một nửa thuộc về Liberia (1.871 ca). Đây cũng là nước có nhiều người chết vì dịch Ebola nhất 1.089 người. Theo WHO, con số sẽ không dừng ở đó, trong vòng 3 tuần tới sẽ có thêm vài nghìn ca nhiễm mới.
 Trong hơn 3.500 người Tây Phi nhiễm Ebola, gần một nửa thuộc về Liberia (1.871 ca). Đây cũng là nước có nhiều người chết vì dịch Ebola nhất 1.089 người. Theo WHO, con số sẽ không dừng ở đó, trong vòng 3 tuần tới sẽ có thêm vài nghìn ca nhiễm mới.
Vấn đề của Liberia cũng là nguy cơ của cả thế giới. Mới đây, Mỹ tuyên bố sẽ hỗ trợ Liberia chống dịch, với việc mở một bệnh viện dã chiến ở thủ đô Liberia để điều trị các nhân viên y tế nhiễm Ebola. Chính phủ Anh cũng tuyên bố sẽ mở một cơ sở chữa Ebola ở Sierra Leone trong vài tuần tới. Đã có 152 nhân viên y tế của Liberia nhiễm Ebola và 79 trong số đó đã tử vong. Trước thời điểm đại dịch hoành hành, tỷ lệ bác sĩ ở Liberia là 1/100.000 dân.
 Vấn đề của Liberia cũng là nguy cơ của cả thế giới. Mới đây, Mỹ tuyên bố sẽ hỗ trợ Liberia chống dịch, với việc mở một bệnh viện dã chiến ở thủ đô Liberia để điều trị các nhân viên y tế nhiễm Ebola. Chính phủ Anh cũng tuyên bố sẽ mở một cơ sở chữa Ebola ở Sierra Leone trong vài tuần tới.
Đã có 152 nhân viên y tế của Liberia nhiễm Ebola và 79 trong số đó đã tử vong. Trước thời điểm đại dịch hoành hành, tỷ lệ bác sĩ ở Liberia là 1/100.000 dân.
 Đã có 152 nhân viên y tế của Liberia nhiễm Ebola và 79 trong số đó đã tử vong. Trước thời điểm đại dịch hoành hành, tỷ lệ bác sĩ ở Liberia là 1/100.000 dân.
WHO cho rằng, để ngăn chặn đại dịch Ebola, cần nỗ lực trong khoảng thời gian dài từ 6 tới 9 tháng. Ebola có thể sẽ lây nhiễm cho khoảng 20.000 người trước khi được kiểm soát.
 WHO cho rằng, để ngăn chặn đại dịch Ebola, cần nỗ lực trong khoảng thời gian dài từ 6 tới 9 tháng. Ebola có thể sẽ lây nhiễm cho khoảng 20.000 người trước khi được kiểm soát.
Ebola là một dạng sốt xuất huyết lây lan qua đường máu và dịch cơ thể, vì vậy những người tiếp xúc gần với bệnh nhân, nhất là nhân viên y tế, rất dễ bị lây. Đã có 2 nhân viên y tế của WHO bị lây Ebola trong khi chữa trị cho bệnh nhân ở Tây Phi.
 Ebola là một dạng sốt xuất huyết lây lan qua đường máu và dịch cơ thể, vì vậy những người tiếp xúc gần với bệnh nhân, nhất là nhân viên y tế, rất dễ bị lây.  Đã có 2 nhân viên y tế của WHO bị lây Ebola trong khi chữa trị cho bệnh nhân ở Tây Phi. 
Sợ lây lan dịch Ebola, một số nước châu Phi đã ban lệnh cấm đi lại và đóng cửa biên giới, cho dù các tổ chức quốc tế khuyến cáo hành động này có thể gây ra nạn đói do nguồn cung cấp lương thực bị chặn.
 Sợ lây lan dịch Ebola, một số nước châu Phi đã ban lệnh cấm đi lại và đóng cửa biên giới, cho dù các tổ chức quốc tế khuyến cáo hành động này có thể gây ra nạn đói do nguồn cung cấp lương thực bị chặn.

Mặt nạ chữa sạm da cho người ngồi máy tính nhiều

(Kiến Thức) - Thường xuyên ngồi máy tính khiến da mặt bạn dễ bị khô và sạm, dưới đây là một vài loại mặt nạ giúp bạn lấy lại làn da sáng.

Cà chua, khổ qua, trứng gà mỗi thứ 1 quả. Cà chua rửa sạch, bỏ hạt, thái nhỏ, nghiền nát. Khổ qua rửa sạch, bỏ hạt, giã nát. Tất cả hòa chung với lòng đỏ, lòng trắng trứng gà, trộn đều, đánh nhuyễn. Tối đến, trước khi đi ngủ, rửa mặt sạch, lau mặt khô rồi lau nhẹ lại bằng nước cồn hoa hồng. Sau đó bôi dung dịch cà chua - khổ qua - trứng gà lên mặt, khi khô thì bôi tiếp làm thành mặt nạ. Sau 1 giờ thì lột bỏ, rửa mặt sạch sẽ và đi ngủ.
 Cà chua, khổ qua, trứng gà mỗi thứ 1 quả. Cà chua rửa sạch, bỏ hạt, thái nhỏ, nghiền nát. Khổ qua rửa sạch, bỏ hạt, giã nát. Tất cả hòa chung với lòng đỏ, lòng trắng trứng gà, trộn đều, đánh nhuyễn. Tối đến, trước khi đi ngủ, rửa mặt sạch, lau mặt khô rồi lau nhẹ lại bằng nước cồn hoa hồng. Sau đó bôi dung dịch cà chua - khổ qua - trứng gà lên mặt, khi khô thì bôi tiếp làm thành mặt nạ. Sau 1 giờ thì lột bỏ, rửa mặt sạch sẽ và đi ngủ.