Người sau 50 tuổi không nên làm 4 việc này vào sáng sớm

Một số điều sau đây luôn ẩn chứa những hiểm họa bất ngờ mà người trung niên, cao tuổi cần phải lưu tâm đề phòng.

Giai đoạn sau 50 tuổi, khả năng miễn dịch của con người suy giảm, các chức năng của cơ thể bắt đầu suy thoái dần, dễ bị tác động bởi các yếu tố có hại ở bên ngoài và xuất hiện các bệnh khác nhau.
Nguoi sau 50 tuoi khong nen lam 4 viec nay vao sang som
 Ảnh minh họa.
Trong giai đoạn này, mọi người phải hình thành thói quen sinh hoạt lành mạnh, chăm sóc cơ thể thật tốt để đề phòng "mầm bệnh" trong cơ thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi, thậm chí ảnh hưởng đến tuổi thọ.
Dưới đây là một số việc làm sau tuổi 50 không nên làm vào buổi sáng để tránh "bào mòn" sức khỏe sau:
Ra khỏi giường ngay sau khi thức dậy
Người trung niên và người cao tuổi không nên dậy quá nhanh vào buổi sáng hay vội vã bật dậy khi vừa mới mở mắt.
Nguoi sau 50 tuoi khong nen lam 4 viec nay vao sang som-Hinh-2
Ảnh minh họa. 
Khi vừa mới ngủ dậy, cơ thể đang điều chỉnh để ổn định huyết áp nhưng lại chưa tỉnh táo hoàn toàn thì rất dễ xảy ra trường hợp tim đập nhanh, chóng mặt, tăng huyết áp,…
Vì vậy nên nằm trên giường vài phút để cơ thể có đủ thời gian thư giãn trước khi dậy hẳn.
Nhịn tiểu
Đừng nhịn tiểu vào buổi sáng, nhất là với những người ngoài 50 tuổi. Nhiều người không đứng dậy ngay cả khi cảm thấy muốn đi tiểu vì họ muốn nghỉ ngơi một lúc vào buổi sáng, nhưng nhịn tiểu lại rất có hại cho cơ thể. Khi nước tiểu được lưu lại trong bàng quang qua đêm, nó sẽ kết tủa và cô đặc, độ bão hòa canxi trong nước tiểu tăng lên và xác suất hình thành sỏi đường tiết niệu tăng lên.
Nguoi sau 50 tuoi khong nen lam 4 viec nay vao sang som-Hinh-3
 Ảnh minh họa.
Khi nhịn tiểu, thể tích bàng quang giãn nở, mạch máu bị chèn ép, niêm mạc thành mạch bị thiếu máu cục bộ dẫn đến giảm sức đề kháng.
Đa số người cao tuổi còn mắc các bệnh cơ bản như tăng huyết áp, bệnh mạch vành. Nếu tiếp tục tăng dung tích bàng quang sẽ làm tăng áp lực trong ổ bụng, dễ dẫn đến tăng nhịp tim và huyết áp, sau đó gây ra hàng loạt các bệnh nghiêm trọng như cơn đau thắt ngực và rối loạn nhịp tim.
Bỏ bữa sáng
Ở bất kỳ độ tuổi nào, bữa sáng cũng đều đóng vai trò quan trọng.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người bỏ bữa sáng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 87% và nguy cơ đột quỵ hơn gấp 3 lần so với những người ăn sáng đều đặn. Lý do là bởi sau một đêm không nạp thức ăn, độ nhớt của tiểu cầu trong máu tăng cao, máu lưu thông chậm lại, dễ tích tụ các mảng xơ vữa trong mạch máu.
Nguoi sau 50 tuoi khong nen lam 4 viec nay vao sang som-Hinh-4
Ảnh minh họa. 
Một khi các mảng xơ vữa làm tắc nghẽn động mạch vành sẽ gây ra các cơn đau thắt ngực, cơ tim, nhồi máu và các bệnh khác.
Ngoài ra, người bỏ bữa sáng có nhiều nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bỏ bữa sáng có thể gây ra kháng insulin cấp tính và làm tăng nồng độ axit béo tự do, nhiều khả năng phát triển thành kháng insulin mãn tính và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Vì vậy, dù là sau 50 tuổi hay trước 50 tuổi, mọi người đều phải ăn sáng.
Tập thể dục cường độ mạnh vào buổi sáng
Tập thể dục sau tuổi 50 có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như: Ổn định huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường, giảm nguy cơ gãy xương hông và té ngã do mật độ xương thấp, ngủ ngon hơn, cải thiện sức khỏe tâm thần và tâm trạng, giảm mệt mỏi do tuổi tác, cân nặng khỏe mạnh hơn...
Ngược lại, luyện tập không đúng cách lại khiến cơ thể đối mặt với nhiều rủi ro hơn. Vào buổi sáng, độ nhớt máu trong cơ thể người tương đối cao, nếu tập thể dục cường độ cao một cách đột ngột, nhất là không khởi động kỹ càng có thể dẫn tới tăng gánh nặng cho tim và máu não, dẫn tới tăng rủi ro bị nhồi máu não hoặc đột quỵ. Các bộ môn này có thể kể đến như chạy cường độ nhanh, nâng tạ nặng, tập HIIT...
Ngoài rủi ro tim mạch, thì tập luyện cường độ cao vào buổi sáng sau tuổi 50 cũng có thể tăng nguy cơ chấn thương xương khớp.

6 món ăn 'bổ sung sắt' người trung niên và người cao tuổi

Người trung niên và người cao tuổi sau khi ngồi xổm lâu thường có hiện tượng tím tái, chóng mặt khi đứng lên, đây là biểu hiện của thiếu máu do thiếu sắt. Người thiếu sắt thường có thể lực kém, máu không đủ, tay chân lạnh.

Một khi bị thiếu máu, mọi người nên điều chỉnh cơ thể kịp thời, và phương pháp điều trị bằng chế độ ăn uống là cách tốt nhất để bổ sung sắt. Sau đây bài viết sẽ giới thiệu cho mọi người, 6 món ăn bổ sung sắt, không nên tiết kiệm cho người trung niên và người già, ăn bao nhiêu tùy thích, có thể bổ máu nuôi cơ thể, dưỡng huyết, cường huyết, và cơ thể là tốt.

Đội ngũ thầy thuốc tạo nên "Bản hùng ca người chiến sĩ áo trắng"

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tin tưởng, đội ngũ thầy thuốc, cán bộ, nhân viên ngành Y tế luôn xứng đáng “Thầy thuốc như mẹ hiền”, tạo nên “Bản hùng ca người chiến sĩ áo trắng” mà nhân dân luôn kỳ vọng, mong chờ.

Tối 26/2, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Bộ Y tế tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Bác Hồ gửi thư cho ngành Y tế với chủ đề "Bản hùng ca người chiến sĩ áo trắng".
Doi ngu thay thuoc tao nen
 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam - Ảnh: T.MINH

Loại rau nhơn nhớt lượng canxi không kém sữa, nên ăn thường xuyên

Người trung niên và cao tuổi nên ăn nhiều món rau nhơn nhớt này sẽ giúp bổ sung canxi để tăng cường thể lực.

Tại sao người sang độ tuổi trung niên nên chú ý bổ sung canxi
Khi một người già đi, các chức năng của cơ thể suy giảm dần, kéo theo nhiều vấn đề về sức khỏe như thiếu canxi, tay và chân trở nên không linh hoạt.