Người phụ nữ mở "con đường tơ lụa" ngàn tỷ ở Ninh Hiệp - Hà Nội

Ở Ninh Hiệp lâu nay, phụ nữ đóng vai trò kiếm tiền, còn đàn ông lại là người chăm lo nhà cửa, con cái. Với tài năng, truyền thống lâu đời, phụ nữ ở Ninh Hiệp luôn tự hào vì họ đã tìm ra “con đường tơ lụa” về Việt Nam.

Làng của những nữ thương nhân

Xã Ninh Hiệp có lịch sử hàng nghìn năm, được người ta ví von như một kinh đô mua sắm sầm uất nhất cả nước với chợ vải, chợ thuốc bắc lớn nhất cả nước. Khỏi phải nói, người dân ở đây kiếm tiền rất dễ, số hộ là tỷ phú đếm không xuể. Đến Ninh Hiệp bất cứ lúc nào cũng thấy không khí bận rộn, tấp nập.

Nào là tiếng ôtô, tiếng người gọi nhau xuống hàng, chuyển hàng, tiếng máy may chạy êm ru trong các cửa hàng, ki-ốt. Đâu đâu cũng có vải, vải được người ta bán, chất đống khắp từ ngoài cổng tới chợ. Nhưng điều lạ là các sạp bán vải chỉ thấy phụ nữ, bóng dáng đàn ông gần như không có.

Vải là mặt hàng nhiều nhất tại đây.
 Vải là mặt hàng nhiều nhất tại đây.

Chị Lê Thị Thanh (thôn 4) cười nói vui vẻ: “Các ông chồng ở nhà trông con, nấu cơm rồi. Thời gian rảnh họ đi chơi gặp bạn bè uống nước, hút thuốc, uống rượu chơi bài. Muốn gặp các ông thì chỉ có hai thời điểm là sáng sớm đưa hàng ra chợ giúp vợ và buổi chiều tối giúp vợ dọn hàng về”.

Trước đây, vào những năm 80 của thế kỷ trước, cả xã chỉ có nghề làm thuốc bắc và hái sen bán. Khi ấy cả phụ nữ và đàn ông đều ra đồng, cùng hái sen để kiếm tiền xây dựng gia đình. Lúc đó, cuộc sống ở đây không nhỉnh hơn những làng quê khác là bao.

Một vị cao niên trong làng cho hay: “Lúc đó làng tôi bình yên như bao làng quê khác. Ngày ngày vợ chồng vui vẻ ra đồng làm việc, trồng dâu nuôi tằm thêm, đến mùa sen thì đi hái sen bán. Đâu như bây giờ, cuộc sống bận rộn chóng hết mặt, có khi cả ngày, vài ngày vợ chồng mới nhìn thấy mặt nhau”.

Tuy nhiên, chỉ ngay sau khi Nhà nước mở cửa tự do buôn bán, những phụ nữ ở Ninh Hiệp bắt đầu thể hiện được sự nhanh nhạy của mình. Họ sang Trung Quốc tìm nguồn hàng rồi chuyển vải về chợ để bán. Cứ như thế, chợ Ninh Hiệp trở thành chợ đầu mối cung cấp vải Trung Quốc cho cả nước.

Người nọ mách người kia, phụ nữ Ninh Hiệp chuyển dần sang kinh doanh, buôn bán, đàn ông tự rút lui về “hậu trường”, chỉ phục vụ kinh doanh, lo toan việc gia đình. Người đàn ông ở đây chẳng nề hà chuyện để vợ kiếm tiền, công việc đồng áng. Họ chú trọng đảm nhiệm vai trò xã hội trong gia đình, gia tộc, làng xóm hơn là vai trò phát triển kinh tế.

Xưa kia Ninh Hiệp thuộc tổng Nành đã có nhiều phụ nữ giỏi giang.
Xưa kia Ninh Hiệp thuộc tổng Nành đã có nhiều phụ nữ giỏi giang. 

Các vị cao niên trong làng cho hay, phụ nữ ở Ninh Hiệp giỏi là do được hưởng gen “di truyền” từ các cụ để lại. Xưa kia Ninh Hiệp thuộc tổng Nành nằm bên dòng sông Thiên Đức có truyền thống trồng dâu, nuôi tằm, se tơ, dệt lụa. Đây là quê hương của Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, vợ vua Lê Hiển Tôn và Hoàng hậu Lê Ngọc Hân, Vợ vua Quang Trung vốn nổi tiếng trong lịch sử tài sắc vẹn toàn.

Việc buôn bán giỏi giang vốn được coi là “thiên bẩm” của phụ nữ Ninh Hiệp. Các bé gái 13 tuổi đã được mẹ cho ra chợ phụ bán hàng, được học kinh doanh. Lớn lên chỉ mười tám đôi mươi đã đủ tài làm chủ một sạp vải lớn ở chợ trị giá hàng trăm triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Sang (thôn 7) gật gù điếu thuốc nói: “Phụ nữ ở xã tôi thực sự rất đảm đang. Chợ búa, buôn bán, thậm chí quản lý tiền nong cũng rất chuẩn chỉ. Nhà nào cũng xây dựng biệt thự, xe hơi cả. Nhưng tiền thì đều do phụ nữ buôn bán mà ra.

Đàn ông ở xã tôi chỉ ở nhà, uống rượu, hút thuốc, chăm con… nói thật là cũng không có nhiều việc để làm. Thế thôi nhưng truyền thống từ trước tới nay, vẫn không có chuyện các bà vợ lên mặt gì đâu, rất tôn ti trật tự đấy. Nói gì thì nói người phụ nữ ở Ninh Hiệp không chỉ giỏi, đảm đang mà họ còn rất hiền mà mộc mạc”.

"Kiếm tiền cho chồng con, ít quan tâm đến bản thân"

Công việc trong một ngày của người phụ nữ ở chợ vải Ninh Hiệp thường bắt đầu từ sớm tinh mơ. Họ ra khỏi nhà lúc 6 giờ sáng, kết thúc lúc 7 giờ, nếu đông khách có thể đến 9 -10 giờ đêm mới nghỉ. Khi trở về nhà việc của họ chỉ là đưa tiền cho chồng rồi lăn ra ngủ, chuẩn bị cho ngày làm việc tiếp theo. Thế người ta mới nói, phụ nữ ở Ninh Hiệp chỉ chăm chăm vào việc kiếm tiền cho chồng cho con, hầu như không quan tâm đến bản thân mình.



Sở giáo dục Hà Nội chỉ đạo giải quyết vụ 2.000 HS nghỉ học

Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết chỉ đạo giải quyết vụ 2.000 học sinh nghỉ học để phản đối xây trung tâm thương mại.

Chiều 23/12, Sở GD&ĐT Hà Nội có công văn về việc ba ngày qua khoảng 2.000 học sinh trường tiểu học và THCS Ninh Hiệp (Gia Lâm) nghỉ học, cùng tiểu thương phản đối việc xây dựng trung tâm thương mại của địa phương.

Phó Thủ tướng yêu cầu giải quyết vụ việc ở Ninh Hiệp

Người dân xã Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội) đã có đơn gửi Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khiếu nại, tố cáo liên quan đến đầu tư xây dựng một số dự án tại xã này.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Chủ tịch UBND TP Hà Nội khẩn trương giải quyết các khiếu nại, tố cáo của một số công dân xã Ninh Hiệp (Gia Lâm); báo cáo kết quả trước ngày 31/1/2016.

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc giải quyết khiếu nại của một số công dân xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.
Pho Thu tuong yeu cau giai quyet vu viec o Ninh Hiep
Các học sinh tham gia việc phản đối xây trung tâm thương mại ở xã Ninh Hiệp.  
Cụ thể, bà Hoàng Thị Vinh, ông Nguyễn Văn Hiền và một số công dân, trú tại xã Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm, TP Hà Nội) đã có đơn gửi Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khiếu nại, tố cáo liên quan đến đầu tư xây dựng một số dự án tại xã Ninh Hiệp. Ngày 22/7/2014, Tổng Thanh tra Chính phủ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã tiếp dân và đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo giải quyết vụ việc theo thẩm quyền.

Tuy nhiên, đến nay vụ việc ở Ninh Hiệp vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Về việc trên, Phó Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND TP Hà Nội khẩn trương chỉ đạo, kiểm tra các nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của bà Hoàng Thị Vinh, ông Nguyễn Văn Hiền và một số công dân liên quan đến việc đầu tư xây dựng một số dự án tại xã Ninh Hiệp và có biện pháp giải quyết dứt điểm vụ việc theo đúng quy định của pháp luật; báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31/1/2016.

Trước đó, như Báo Người Lao Động đã thông tin, UBND TP Hà Nội có quyết định cho Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Phát triển Vĩnh Phát thuê khu đất có diện tích khoảng 4.903 m2, trong đó khoảng 2.600 m2 là bãi đỗ xe, tại khu đất hiện là bãi đỗ xe của chợ Nành ở xã Ninh Hiệp để thực hiện dự án xây dựng hạng mục chợ và dịch vụ thương mại (Trung tâm thương mại - TTTM) theo dự án được UBND TP Hà Nội cấp giấy phép đầu tư vào tháng 2-2015; thời gian thuê đất đến ngày 12-2-2065.

Dự án trên đã bị nhiều người dân địa phương phản đối. Những ngày qua, nhiều học sinh của 2 trường tiểu học và THCS xã Ninh Hiệp đã bỏ học (có ngày lên tới hơn 1.000 em) cùng với gia đình tập trung phản đối dự án xây trung tâm thương mại tại bãi xe chợ Nành.

Ông Hoàng Anh Tú, Chánh Văn phòng UBND huyện Gia Lâm, cho biết trong cuộc họp ngày 23-12 giữa UBND huyện với chính quyền xã Ninh Hiệp, một số cán bộ xã Ninh Hiệp đã đề xuất xin tạm dừng dự án xây dựng TTTM. Song đại diện UBND huyện Gia Lâm cho biết đây mới chỉ là ý kiến đề xuất ban đầu và chưa có văn bản chính thức. “Do chưa có văn bản nên chúng tôi chưa tổng hợp vào báo cáo gửi Huyện ủy, Thành ủy. Nếu có văn bản chính thức thì chúng tôi sẽ có báo cáo chính thức” - Chánh văn phòng UBND huyện Gia Lâm nói.