Người phụ nữ gửi 1,2 tỷ đồng cho kẻ lừa đảo để xác minh... rửa tiền

(Vietnamdaily) - Bà T. (53 tuổi, ngụ Đồng Tháp) bị kẻ lừa đảo dọa là liên quan đến hoạt động tội phạm rửa tiền, sau đó yêu cầu chuyển 1,3 tỷ qua tài khoản để xác minh.

Công an tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Công an tỉnh Bình Dương điều tra nhóm lừa đảo, số tiền 1,2 tỷ đồng của bà bà L.T.K.T. (53 tuổi, ngụ phường 11, TP Cao Lãnh).

Theo trình báo, trưa 2/8, bà T. nhận được điện thoại của một người xưng tên là Quỳnh làm việc tại Bưu chính viễn thông bưu cục Đà Nẵng. Qua điện thoại, người phụ nữ này thông báo, bà T. có gửi bưu kiện cho ông Trần Văn Quang ở nước ngoài.

Tuy nhiên, bưu kiện này không gửi được. Sau đó, bà T. nhận được điện thoại của một kẻ tự xưng là Đại úy Phạm Tuấn Anh, cán bộ điều tra Công an TP Đà Nẵng. Người đàn ông này doạ bà T. rằng, bưu kiện có nhiều thẻ ngân hàng và bên trong các tài khoản này có số tiền lớn.

Kẻ giả danh cảnh sát dựng chuyện cho rằng các tài khoản này liên quan đến hoạt động tội phạm để yêu cầu bà T. thống kê các tài khoản, sau đó mang tiền chuyển vào số tài khoản mang tên Trần Mạnh Hùng.

Ban đầu bà T. không tin, nhưng sau đó bị thuyết phục khi kẻ giả danh cảnh sát trấn an rằng, nếu xác minh số tiền của bà T. không liên quan đến chuyên án đang điều tra thì sẽ hoàn trả lại.

Sau đó, bà T. mang 1,2 tỷ đồng ra ngân hàng chuyển vào tài khoản nêu trên xong thì biết bị lừa đảo. Cảnh sát điều tra, phát hiện hai tuần trước tại thị xã Thuận An (Bình Dương) cũng có nạn nhân bị lừa chuyển số tiền 450 triệu đồng vào tài khoản Trần Mạnh Hùng.

Chúng sử dụng thủ đoạn giả danh Công an, Viện kiểm soát gọi điện thoại đe dọa nạn nhân, nói rằng họ có liên quan đến vụ án rửa tiền và mua bán ma túy. Bọn chúng yêu cầu nạn nhân kết bạn qua mạng xã hội, sau đó gửi lệnh bắt giam (giả) và yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản để chiếm đoạt.

Quá trình điều tra, cảnh sát đã mời những người liên quan lên làm việc. Chủ tài khoản tên Hùng khai nhận, đã mở tài khoản ngân hàng và đưa cho Lê Minh Tâm (26 tuổi, tạm trú tại Bình Dương) - giám đốc công ty chuyên cho thuê ôtô tự lái quản lý.

Mỗi khi có người chuyển tiền vào tài khoản, Tâm gọi điện thoại yêu cầu người mở thẻ đến ngân hàng rút tiền mang về cho mình. Tâm thừa nhận quen với người đàn ông Đài Loan, thường gọi là A Quý (39 tuổi). Người này đặt vấn đề cần mua nhiều tài khoản của các ngân hàng, sau đó sẽ có người chuyển tiền vào.

Nhiệm vụ của Tâm là rút số tiền này đưa cho A Quý, sau đó sẽ được trả một khoản tiền hoa hồng. Tâm đồng ý, cung cấp hàng loạt tài khoản ngân hàng cho A Quý. Cơ quan điều tra bắt quả tang A Quý cùng 4 nghi phạm liên quan.

Theo cơ quan điều tra xác định đây là băng nhóm tội phạm có tổ chức chuyên lừa đảo chiếm đoạt tài sản do A Quý cầm đầu. Chúng sử dụng máy kích hoạt giọng nói, gọi điện thoại cho một số nạn nhân đe doạ, yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản sau đó chiếm đoạt.

Nạn nhân nghe điện thoại "hù", mất 2 tỉ nói gì?

Người này vẫn còn hoang mang, thảng thốt khi kể lại quá trình mình bị một nhóm tự xưng là công an điều tra lừa đảo qua điện thoại.

Bà LTH (trú phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên, Bình Dương) kể ngày 5-6, bà đang ở nhà thì nhận một cuộc điện thoại với nội dung là bà đang nằm trong đường dây mua bán trái phép chất ma túy, rửa tiền và trốn thuế đang bị cơ quan công an điều tra. Chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra, phía đầu kia người đàn ông nói có người tên là Hoàng gửi cho bà một bưu phẩm.
“Người này nói bưu phẩm không thể gửi tới địa chỉ của tôi do công an kiểm tra, phát hiện trong bưu phẩm có ma túy và từ đó họ điều tra tôi nằm trong đường dây rửa tiền. Họ còn nói tôi “nếu không tin thì chị bấm phím số 9 để rõ hơn”. Tôi bấm số 9, một người giọng nam thanh niên bắt máy và tự xưng là Đại úy Phạm Tuấn Anh, công tác phòng, chống tội phạm Công an TP.HCM. Người này cho tôi biết bắt được hai người trong đường dây mua bán ma túy và trốn thuế. Hai người này khai tôi nằm trong đường dây này” - bà H. kể lại.

Chiêu lừa trúng thưởng qua điện thoại lại nở rộ

Đối tượng lừa đảo gọi điện thông báo trúng thưởng phiếu mua hàng, được dùng đổi điện thoại giá trị, nhưng phải trả vài triệu đồng.

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho biết đã nhận được nhiều phản ánh, khiếu nại của người dân về việc bị lừa đảo qua điện thoại.

Xuất hiện thêm chiêu lừa đảo, trộm tiền ngân hàng qua email

Agribank cho biết khả năng đòi lại tiền trong trường hợp bị hack email là rất khó do kẻ lừa đảo, trộm tiền ngân hàng thường rút tiền ra ngay khi nhận được và thủ tục xử lý rất phức tạp.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) mới đây cảnh báo các khách hàng về việc xuất hiện giao dịch lừa đảo qua email xảy ra tại ngân hàng này.