Người nội bộ VIBank liên tiếp đăng ký gom vào cổ phiếu VIB

(Vietnamdaily) - Vợ Giám đốc Tài chính Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIBank, VIB) vừa đăng ký mua vào 2,4 triệu cổ phiếu VIB trong thời gian từ 14/10-13/11.

Theo đó, bà Lê Diệu Linh – vợ của Vợ Giám đốc Tài chính Hoàng Linh thông báo sẽ mua 2,4 triệu cổ phiếu VIB với mục đích tăng tỷ lệ sở hữu. Giao dịch dự kiến được thực hiện trong thời gian từ ngày 14/10-13/11 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.

Hiện, bà Linh không sở hữu cổ phiếu VIB. Nếu giao dịch thành công, bà Linh sẽ nắm giữ tổng cộng 2,4 triệu cổ phiếu VIB, tương đương 0,26% vốn. Trong khi đó, ông Hoàng Linh đang sở hữu gần 133.000 cp, tương đương với 0,014% vốn điều lệ.

Nguoi noi bo VIBank lien tiep dang ky gom vao co phieu VIB
 

Thời gian gần đây, cổ phiếu VIB tăng mạnh lên 85% từ mức 17.600 đồng/cp hồi đầu năm. Tính riêng từ đầu tháng 10 đến nay cổ phiếu VIB đã tăng khoảng 18% lên 32.700 đồng/cp. Tạm tính theo giá này, số cổ phiếu bà Linh đăng ký mua có giá trị khoảng 80 tỷ đồng.

Cũng vừa mới đây, bà Ngô Minh Hiền, vợ ông Hồ Vân Long – Phó Tổng Giám đốc VIB thông báo đăng ký mua 3,2 triệu cổ phiếu VIB. Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận từ 12/10-10/11.

Về kết quả hoạt động kinh doanh gần đây nhất, VIB cho biết trong quý 3, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 1.668 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ năm ngoái. Luỹ kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế đạt 4.025 tỷ đồng, tăng 38% so và đạt 89,4% kế hoạch cả năm.

Mới đây, HĐQT VIBank công bố Nghị quyết ĐHĐCĐ thông qua dưới hình thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản. Nội dung muốn hủy đăng ký giao dịch cổ phiếu VIB trên UPCoM để chuyển sang niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE). Trước đó, ngày 31/8, HoSE thông báo đã nhận hồ sơ đăng ký niêm yết hơn 24 triệu cổ phiếu của VIB.

Cổ đông VIB đồng ý huỷ niêm yết cổ phiếu trên UPCoM để niêm yết tại HoSE

(Vietnamdaily) - Cổ phiếu VIB đóng cửa phiên 6/10 tại mức 33.700 đồng/cp, ghi nhận tăng vọt hơn 49% trong vòng 1 tháng qua.

Đại hội đồng cổ đông dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) vừa thông qua việc huỷ đăng ký giao dịch trên UPCoM để niêm yết cổ phiếu trên Sở GDCK TPHCM (HoSE).

 Trước đó, ngày 31/8, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM thông báo đã nhận hồ sơ đăng ký niêm yết 924,5 triệu cổ phiếu của nhà băng này, tương đương tổng giá trị gần 9,245 tỷ đồng.

Đang lúc thị giá VIB tăng nóng, vợ Phó Tổng giám đốc VIBank mua vào 3,2 triệu cổ phiếu

(Vietnamdaily) - Vợ Phó tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIBank, VIB) muốn mua vào 3,2 triệu cổ phiếu VIB trong lúc thị giá tăng mạnh.

Bà Ngô Minh Hiền, vợ ông Hồ Vân Long – Phó Tổng Giám đốc VIBank thông báo đăng ký mua 3,2 triệu cổ phiếu VIB. Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận từ 12/10-10/11.

Hiện tại bà Hiền không sở hữu cổ phiếu VIB nào. Nếu giao dịch này được thực hiện thành công, vợ Phó Tổng Giám đốc sẽ nâng sở hữu tại Ngân hàng lên 0,346%. Được biết, ông Long đang nắm giữ gần 4 triệu cổ phiếu VIB, tương ứng sở hữu 0,43% vốn.

Lãi suất tiết kiệm giảm mạnh, gửi tiền ở nhà băng nào lợi nhất tháng 10?

(Vietnamdaily) - Thị trường đã bước vào quý cuối năm nhưng tăng trưởng tín dụng vẫn yếu và thấp hơn khá nhiều so với tăng trưởng huy động, tiền đồng vẫn dư thừa trong hệ thống các ngân hàng, lãi suất sẽ vẫn đi ngang ở vùng thấp trong thời gian tới.

Theo Chứng khoán SSI, tuần từ 5-9/10, thị trường mở vẫn không có giao dịch mới, lãi suất trên liên ngân hàng đi ngang ở mức xuống 0.175%/năm với kỳ hạn qua đêm và 0.225%/năm với kỳ hạn 1 tuần.

Lãi suất tiền gửi được điều chỉnh giảm 20-40 điểm phần trăm ở các NHTM NN lớn như Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank. Lãi suất tiền gửi hiện phổ biến ở mức 3-3.8%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng, 3.7-5.0%/năm với kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng, 4.9-5.6%/năm với kỳ hạn 12,13 tháng.

Lai suat tiet kiem giam manh, gui tien o nha bang nao loi nhat thang 10?
 

Trong khi đó, theo khảo sát ngày 12/10, ở khối ngân hàng TMCP vẫn có những nhà băng nhỏ duy trì mức lãi suất cao hơn để hút khách như OceanBank, VIB và VietCapitalBank với lãi suất đưa ra cho kỳ hạn dưới 6 tháng là 4%/năm.

Với kỳ hạn 6 và 9 tháng, lãi suất được khối TMCP đưa ra trong khoảng 5,2 - 6,8%/năm, trong đó mức cao nhất là từ DongABank.

Với kỳ hạn 12 và 13 tháng, khối ngân hàng TMCP áp dụng từ 6 - 8,5%/năm. Trong đó, mức lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng cao nhất thuộc về PVCombank là 7,99%/năm, còn kỳ hạn 13 tháng là VietCapitalBank áp dụng là 8,5%/năm.

Đây cũng là mức lãi suất hiếm coi cao nhất tính đến thời điểm hiện tại của các nhà băng trong cuộc đua hút khách gửi tiền. Tuy nhiên, để được hưởng mức lãi suất cao nhất của VietCapitalBank thì người gửi phải có ít nhất từ 500 tỷ trở lên.

Ở kỳ hạn 18-36 tháng, lãi suất tiền gửi có độ dao động khá lớn từ 5,9 - 7,5%/năm. Trong đó, NCB đứng đầu mức lãi suất cao nhất cho kỳ hạn 18 tháng là 7,3%, còn kỳ hạn 24 tháng thuộc về MBBank với 7,4%/năm và 36 tháng lại là VietCapitalBank với 7,5%/năm.

Theo SSI, mặc dù dịch bệnh đã được kiểm soát và thị trường đã bước vào quý cuối năm thường là quý cao điểm về nhu cầu vốn nhưng tăng trưởng tín dụng vẫn yếu và thấp hơn khá nhiều (khoảng 2%) so với tăng trưởng huy động, tiền đồng vẫn dư thừa trong hệ thống các ngân hàng. Do đó, SSI cho rằng lãi suất sẽ vẫn đi ngang ở vùng thấp trong thời gian tới.