Người Mỹ chuẩn bị cho con học "vỡ lòng"

Trẻ 5 tuổi bắt buộc đi học, và trước đó, cha mẹ Mỹ có thể chọn cho con đi học tiền vỡ lòng (Pre-K) hoặc ở nhà "dạy con".

Tôi dùng chữ "dạy con" ở đây là đúng nghĩa dạy, chứ không chỉ đơn thuần là "giữ con" như cách nhiều người Việt vẫn dùng.
Trước đây tôi ở Illinois, nơi mà nhiều phụ huynh chọn lựa ở nhà "dạy con".
Nói chuyện với mấy bạn Mỹ, họ nói là họ "homeschool" con trước khi con lên vỡ lòng. Tuy nhiên, với tôi thì cha mẹ Mỹ được hướng dẫn rất nhiều để chuẩn bị cho con vào vỡ lòng.
Nguoi My chuan bi cho con hoc "vo long"
Ảnh minh họa. 
Phụ huynh có thể được cung cấp thông tin về những kiến thức và kỹ năng cần biết để chuẩn bị thông qua thư viện, hoặc các phòng sở giáo dục của thành phố sẽ tiếp cận phụ huynh thông qua các sự kiện ở địa phương để phổ biến kiến thức.
26 kiến thức và kỹ năng trước khi trẻ vào lớp “vỡ lòng”
Trong một lần đi hội chợ sách và tác giả, con tôi đã được chơi các trò chơi liên quan đến kỹ năng cần thiết trong khi tôi nhận được nhiều tờ rơi hướng dẫn chuẩn bị cho con như thế nào.
Có 10 kỹ năng mặc định mà trẻ cần phải biết trước khi vào vỡ lòng là:
1. Tự sử dụng nhà vệ sinh đúng cách bao gồm cả việc rửa tay mà không cần nhắc nhở.
2. Tự chỉnh sửa quần áo trước và sau khi dùng nhà vệ sinh, tự cởi và mặc quần áo ấm.
3. Tự cột dây giày, tự mở hộp cơm trưa và tự ăn.
4. Ngồi im để nghe đọc sách hoặc kể chuyện trong vòng 5 hoặc 10 phút.
5. Tự dọn dẹp đồ đạc sau khi sử dụng.
6. Chia sẻ học liệu và đồ chơi với các bạn khác.
7. Có thái độ tích cực khi đi học.
8. Tự tin và không quấy khóc khi tạm biệt cha mẹ.
9. Có khả năng lắng nghe và tuân theo các hướng dẫn gồm 3 hoặc 3 bước.
10. Có khả năng giải quyết xung đột một cách hòa nhã.
Và có 13 kiến thức và kỹ năng học thuật khác mà trẻ cần phải biết trước khi vào vỡ lòng, bao gồm:
1. Có thể tự nói tên đầy đủ khi được hỏi.
2. Có thể viết tên của mình với chữ hoa cho chữ cái đầu tiên và chữ thường cho các chữ còn lại.
3. Cầm các dụng cụ để viết và làm thủ công như viết, viết màu hoặc kéo bằng 3 ngón tay một cách phù hợp.
4. Đếm ít nhất tới 10 và nói được số nào đứng trước hoặc đứng sau.
5. Biết tất cả “tên” của các chữ cái trong tên họ của mình.
6. Nhận diện các hình dạng cơ bản trong toán như hình tam giác,hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình ô van, hình ngôi sao, hình thoi và hình trái tim.
7. Biết các màu cơ bản như đỏ, xanh dương, xanh lá cây, màu cam, màu tím, màu đen, màu trắng, màu nâu, màu hồng.
8. Nhận diện được các chữ số từ 1 đến 10 theo thứ tự ngẫu nhiên.
9. Nhận diện các chữ cái viết hoa và viết thường.
10. Dùng ngón tay để đếm chính xác tới 10.
11. Biết được khái niệm về sách như bìa trước, bìa sau, trang nào trước, đọc dò chữ từ trái qua phải.
12. Có thể cung cấp các từ vần với nhau như trong các bài thơ vần.
13. Kể lại câu chuyện đơn giản theo đúng trình tự.
Những kỹ năng và kiến thức này chỉ cần biết, còn lại giáo viên vỡ lòng sẽ củng cố và rèn luyện thêm ở trong lớp.
Như vậy, cha mẹ Mỹ có 5 năm để chuẩn bị cho con các kỹ năng này. Những kỹ năng tự lập được họ rèn luyện cho con từ nhỏ như tự chọn lựa và mặc quần áo, tự thức dậy khi nghe chuông báo thức, tự đánh răng, tự chuẩn bị thức ăn đơn giản như quết bơ lên bánh mì...
Họ có thể in hình các hoạt động trong ngày ra, dán lên tường, tủ lạnh hoặc cửa phòng để trẻ nhìn thấy và làm theo trình tự.
Họ đưa con đi chơi ở những nơi gần gũi thiên nhiên, cùng chơi trò chơi đoán đồ vật bằng cách nói hình dạng hoặc màu sắc khi đang di chuyển.
Họ khuyến khích con quan sát và nói về những trải nghiệm của con.
Họ khuyến khích con nói chuyện với người lớn chăm sóc mình vì những cuộc nói chuyện đó sẽ làm giàu vốn từ và thế giới quan.
Đặc biệt là họ khen con rất nhiều, khen khi con nỗ lực, khuyến khích khi con tò mò, và động viên con khi con mắc lỗi hay thất bại…
Họ ngồi xuống và nhìn vào mắt con khi nói chuyện, chứng tỏ họ đánh giá cao con trẻ và câu chuyện của con. Trẻ thấy mình được yêu thương, quan tâm và ngày càng tự tin.
Họ đọc sách mỗi ngày cho con vì những kiến thức về học thuật hay những hoạt động có thể diễn ra khi đi học đều có trong sách.
Mỗi trẻ có bước phát triển khác nhau, có trẻ nhận diện mặt chữ rất sớm, nhưng có trẻ đến 7 tuổi mới nhận diện mặt chữ.
Và cha mẹ Mỹ không ngần ngại hoãn lại việc lên lớp 1 của con nếu như thấy con chưa sẵn sàng về mặt học thuật hay về tuổi tâm lý. Trong lớp vỡ lòng của con tôi học có 3 độ tuổi là 5, 6 và 7.

Khốn khổ người phụ nữ suốt 2 năm không thể đại tiện

(Kiến Thức) - Được chuẩn đoán mắc viêm đại tràng loét, người phụ nữ này đã phải phẫu thuật cắt bỏ ruột khi chỉ mới 24 tuổi.

Không thể xì hơi, cũng không thể đi đại tiện trong suốt hai năm trời - đó là quãng thời gian khủng khiếp mà Mel Smith (26 tuổi) đã phải trải qua. Kể từ 2015, cô đã phải “đi vệ sinh” vào một chiếc túi được gắn vào bụng ở mọi lúc, mọi nơi mà không thể kiểm soát do căn bệnh viêm đại tràng loét.
Tuy nhiên, giờ đây nhờ vào điều kỳ diệu của y học hiện đại, cuối cùng Mel đã có thể đại tiện trở lại.
>>>Mời độc giả xem video:"Những thực phẩm giúp làm sạch đại tràng" tại đây. Nguồn video: H1.
Mọi chuyện bắt đầu kể từ khi Mel không còn cảm giác muốn xì hơi, trong khi đó mỗi khi ngồi vào toilet lại thấy đau đớn như bị dao đâm. Cô cảm giác không thể chịu đựng nổi và tới bệnh viện khi việc ăn uống trở nên khó khăn, cơ thể mất nước trầm trọng.
Các bác sĩ ban đầu chỉ chẩn đoán đây là một vết rách phía trong phần hậu môn. Tuy nhiên, vấn đề không phải nằm ở đó. Mel trở lại bệnh viện tổng cộng 3 lần. Đến tháng 9/2015, cô được chẩn đoán mắc viêm loét đại tràng, là một dạng viêm ruột mãn tính.
Vấn đề trở nên trầm trọng khi các bác sĩ nói rằng: “Cô sẽ không được ra về nếu như không làm phẫu thuật. Phần ruột bị loét sẽ phải được cắt bỏ.” Không may cho Mel, đây là phương pháp điều trị cuối cùng mà cô có thể thực hiện.
Khon kho nguoi phu nu suot 2 nam khong the dai tien
Trong khi những bệnh nhân khác có thể điều trị bằng thuốc thì phẫu thuật là biện pháp cuối cùng dành cho Mel. (Ảnh: Mayo Clinic)
Phần ruột bị loét đã được loại bỏ, các bác sĩ sử dụng thủ thuật mở thông hồi tràng để làm hậu môn nhân tạo. Kể từ đó, Mel phải đi vệ sinh vào một chiếc túi gắn trên bụng. Cô cho biết, phần lớn thời gian thì cô không cảm thấy gì nhiều, không bao giờ cảm thấy muốn đi vệ sinh như những người bình thường. 
Cách đây 3 tuần, nhờ vào sự hiện đại của y học, Mel đã lại được phẫu thuật thêm lần nữa. Các bác sĩ đã giữ lại một phần ruột già để nối lại phần ruột và hậu môn cho cô. Ca phẫu thuật đã thành công. Một lần nữa, Mel lại có thể cảm thấy “có nhu cầu” muốn giải quyết.
Khon kho nguoi phu nu suot 2 nam khong the dai tien-Hinh-2
 Hai ngày sau ca phẫu thuật, Mel đã cảm thấy "có nhu cầu" lần đầu tiên sau hai năm. (Ảnh: Getty)
Các bác sĩ cũng xác nhận, cô đã hoàn toàn khỏi bệnh, không cần phải điều trị viêm đại tràng thêm nữa. Mel dành lời khuyên cho những ai đang gặp phải tình trạng tương tự, cho rằng họ hãy ở bên những người hiểu, thông cảm và ủng hộ mình, tránh xa những người luôn trêu trọc và cười cợt về điều ấy.
Bên cạnh đó, hãy lắng nghe cơ thể nhiều hơn, hãy tới gặp bác sĩ và chia sẻ tình hình sức khoẻ của mình.

Cận cảnh ổ dịch sốt xuất huyết Sài Gòn

Sài Gòn đang là ổ dịch sốt xuất huyết lớn nhất cả nước với hơn 10.000 ca. Thành phố còn gánh thêm bệnh nhân đến từ các khu vực lân cận đến điều trị.

Can canh o dich sot xuat huyet Sai Gon
 TP. HCM đang vào mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết, 6 tháng đầu năm đã tiếp nhận hơn 10.000 ca bệnh, 4 người tử vong.