Người đồng tính vẫn tu học tốt

Người Phật tử thuộc mọi giới tính, trong đó có cả người đồng tính, nếu giữ trọn năm giới, có tri thức, hiếu thảo, siêng làm phước thiện thì đó là người tốt.

Hỏi: Tôi là sinh viên y khoa, hiện đang sống và học tập tại TP HCM. Tôi được giáo dục một cách rất khoa học những vấn đề liên quan đến cộng đồng người đồng tính nữ (les), đồng tính nam (gay), song tính (bisexual) và chuyển giới (transgender), gọi chung là cộng đồng LGBT. Bản thân tôi là một người đồng tính nam, có được sự hiểu biết, tư vấn về giáo dục sức khỏe, giới tính và sự động viên từ những người bạn, thầy cô trong trường, tôi cảm thấy có niềm tin vào cuộc sống, tự hào về bản thân mình.
Tôi đồng thời cũng là người Phật tử và có duyên với Phật pháp từ khi còn là một đoàn sinh của Gia đình Phật tử, ba mẹ và người thân của tôi đều là những Phật tử thuần thành. Nhưng khi nghĩ về điều này, tâm tôi tự dưng sinh ra nỗi mặc cảm, xấu hổ, tự ti về bản thân, và tôi luôn mang tâm trạng buồn khi đến chùa hoặc sinh hoạt trong những khóa tu. Tôi đã khóc thầm khi niệm danh Bồ-tát Quán Thế Âm và tự độc thoại những lời chân thành trong tâm thổ lộ với Ngài.
Nguoi dong tinh van tu hoc tot
 Ảnh minh họa. 
Tôi nhận ra rằng chúng sanh đều mang nghiệp khác nhau, và trường hợp của tôi, nghiệp là một người đồng tính. Tôi không buồn vì bản thân mình, nhưng tôi buồn vì xã hội này chưa thể chấp nhận tôi. Khi ba mẹ phát hiện tình yêu của tôi, ba mẹ đã kịch liệt phản đối và tôi thấy mẹ khóc trong lúc đánh tôi khiến tim tôi như thắt nghẹn. Bản thân tôi luôn là người có ý thức, chăm lo học hành và luôn đem lại niềm vui cho ba mẹ, không để cha mẹ phiền lòng về mình. Nhưng ngay lúc đó tôi đã biết mình mang tội đại bất hiếu, mặc dù tôi không hề muốn như vậy. Khi đó tôi chỉ biết niệm danh Đức Bồ-tát Quán Thế Âm và cầu cứu Ngài mà thôi, cầu cho mẹ đừng khóc nữa. Kể từ đó tôi thấy ba mẹ đều buồn và sức khỏe sa sút, trong khi bản thân tôi bất lực không thể làm gì khác được.
Hiện tôi cảm thấy hạnh phúc khi có được một tình yêu chân thành, hai đứa chúng tôi luôn hỗ trợ nhau trong học tập, cuộc sống, và đều có những dự định về tương lai, trở thành những vị thầy thuốc có y đức. Nhưng trong những mối quan hệ xã hội, tôi cảm thấy mất phương hướng, nhiều lúc cảm thấy mình làm như thế này có đúng hay không, có gì sai với lời dạy của Phật hay không, tôi nghĩ không chỉ riêng mình mà các bạn Phật tử đồng tính như tôi cũng như vậy.
Tôi chân thành xin hỏi, một người đồng tính hay những bạn Phật tử trẻ khác thuộc cộng đồng LGBT nên sống như thế nào để không làm trái với lời dạy của Đức Phật, để trở thành một công dân thiện lương và có ích cho xã hội. Và trong mối quan hệ gia đình, làm sao để ba mẹ thấu hiểu và chấp nhận người như tôi cùng tình yêu của tôi theo tinh thần của đạo Phật, giữ vững được giá trị yêu thương, tình cảm của gia đình mà không đi ngược lại với hiếu đạo. (Pháp Hạnh, xukikuki@yahoo.com).
Trả lời:
Bạn Pháp Hạnh thân mến!
Đúng như bạn đã nhận thức, theo Phật giáo, giới tính nam, nữ hay LGBT là do nghiệp của mình. Và dĩ nhiên, dù mang giới tính nào đi nữa, nếu biết tu học (biết sửa mình) thì đều có thể trở thành người tốt, người Phật tử thuần thành, có ích cho đạo và đời.
Đức Phật đã khẳng định, “sự cao thượng hay thấp hèn của một người không phải ở giai cấp mà ở nơi suy nghĩ, lời nói và hành động cao thượng hay thấp hèn”. Liên hệ đến giới tính cũng vậy, không phải nơi giới tính mà ngay nơi ba nghiệp thân, miệng, ý có thiện lành hay xấu ác để xác định nhân cách tốt xấu của con người ấy.
Bạn là một Phật tử - sinh viên trẻ, có tri thức, có đạo đức, có lương tâm và trách nhiệm, dĩ nhiên bạn là người tốt. Bạn cần biết rằng, giáo lý đạo Phật luôn đề cao sự bình đẳng, không hề có sự kỳ thị người đồng tính hay cộng đồng LGBT nói chung. Việc ba mẹ quá đau buồn về giới tính của bạn, một phần vì chưa hiểu giáo lý đạo Phật một cách sâu sắc, mặt khác vì ảnh hưởng định kiến xã hội nặng nề.
Hiện tại bạn đang là người tốt, hiếu hạnh của bạn vẫn tròn đầy, bạn không có lỗi gì với ba mẹ cả, vậy bạn nên nhanh chóng loại ra khỏi đầu óc mặc cảm mang “tội đại bất hiếu”. Dù một số người hiện vẫn cho rằng, những nhà vô phúc mới sinh ra con cái thuộc LGBT. Đây là định kiến sai lạc mà xã hội văn minh đang loại bỏ, người Phật tử lại càng nhanh chóng loại bỏ, vì đó không phải là chánh kiến.
Bạn cần vận dụng tri thức xã hội và kiến thức về Phật pháp để sẻ chia với ba mẹ. Rằng, giới tính do nghiệp quá khứ sinh ra, nghiệp cũ này đã chín muồi (đã định dạng như người da trắng, da vàng hay da đen) nên không thay đổi được. Mặt khác, bạn cũng cần nói rõ cho gia đình biết giới tính của bạn vốn dĩ như vậy, không phải do lây lan hay đua đòi hoặc tự nhận lầm về giới tính. Tiếp đến là biết chấp nhận bản thân đồng thời nỗ lực tạo ra các nghiệp mới khác theo hướng thiện lành.
Người Phật tử thuộc mọi giới tính, sau khi quy y Tam bảo, sống đạo đức với việc giữ trọn năm giới (không giết hại, không trộm cướp, không tà hạnh, không nói dối, không say nghiện), có tri thức, có nghề nghiệp ổn định, biết hiếu thảo, siêng làm phước thiện thì chắc chắn đó là một người tốt.
Và dĩ nhiên, những người Phật tử thuộc cộng đồng LGBT hoàn toàn có quyền yêu thương, thiết lập hạnh phúc hôn nhân theo quan điểm của riêng mình (cần thủy chung, giữ giới không tà hạnh như các Phật tử khác) mà không có gì trái với lời Phật dạy.
Như vậy, trong quan điểm của xã hội văn minh, trong quan điểm bình đẳng và minh triết của đạo Phật, bạn là một người hoàn toàn bình thường. Nên bạn cần gạt bỏ tất cả những mặc cảm bạn là người “bất thường” ra khỏi suy nghĩ để tu dưỡng đạo đức và thành tựu sự nghiệp.
Nhân loại tiến bộ đang từng bước thừa nhận sự đa giới tính của con người, không chỉ có nam và nữ. Hiện thực ở nước ta, dù đã hội nhập và phát triển nhưng tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn còn tồn tại, và dĩ nhiên, định kiến với cộng đồng LGBT còn khá nặng nề. Vì thế, tự thân bạn cần khẳng định chính mình thông qua học tập, tu dưỡng đạo đức, hiếu đạo, thành tựu sự nghiệp và khả năng phụng hiến cho cuộc đời.
Chúc bạn tinh tấn!

Ngắm kỳ quan Phật giáo trên con đường tơ lụa huyền thoại

(Kiến Thức) - Kỳ quan Phật giáo này gồm rất nhiều ngôi chùa xây dựng trong các hang động nhân tạo, được đào sâu vào vách núi sa thạch dựng đứng.

Ngam ky quan Phat giao tren con duong to lua huyen thoai
 Huyện tự trịnh Túc Nam, tỉnh Cam Túc của Trung Quốc là nơi lưu giữ một kỳ quan Phật giáo cổ xưa rất độc đáo bên con đường tơ lụa huyền thoại.

Ảnh chiến tranh Việt Nam khốc liệt trên tạp chí LIFE (1)

(Kiến Thức) - Tạp chí LIFE đã đăng tải nhiều bức ảnh đắt giá tái hiện chiến sự khốc liệt, gây đau thương, mất mát lớn trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

Anh Chien tranh Viet Nam khoc liet tren tap chi LIFE (1)
Ảnh chụp chiến sĩ Việt Nam bị thủy quân lục chiến Mỹ bắt và bịt kín mít mắt và miệng. Bức ảnh này xuất hiện trên trang bìa tạp chí LIFE số ra ngày 26/11/1965 với tiêu đề "Thực tế phũ phàng của cuộc chiến ở Việt Nam". Đây là một trong những bức ảnh ấn tượng về chiến tranh Việt Nam của tạp chí LIFE.

Anh Chien tranh Viet Nam khoc liet tren tap chi LIFE (1)-Hinh-2
Binh lính Mỹ đổ bộ lên một bãi biển.

Anh Chien tranh Viet Nam khoc liet tren tap chi LIFE (1)-Hinh-3
Hình ảnh ám ảnh lòng người về một phụ nữ ôm con nhỏ dính đầy máu do trúng bom đạn trong cuộc không kích của quân đội Mỹ.


Anh Chien tranh Viet Nam khoc liet tren tap chi LIFE (1)-Hinh-4
Thủy quân lục chiến Mỹ đẩy một phụ nữ ôm con nhỏ ra khỏi một ngôi làng để chuẩn bị cuộc càn quét trong thời gian diễn ra Chiến tranh Việt Nam.

Anh Chien tranh Viet Nam khoc liet tren tap chi LIFE (1)-Hinh-5
Gương mặt sợ hãi của người mẹ và bốn con nhỏ khi lính Mỹ xuất hiện trước nhà của họ cầm theo súng.

Anh Chien tranh Viet Nam khoc liet tren tap chi LIFE (1)-Hinh-6
Những người tị nạn gồm phụ nữ và trẻ em nhỏ thuộc một ngôi làng ngồi nghỉ gần các bụi cây xương rồng trong thời tiết nắng nóng. Phía sau họ là lính Mỹ cầm lăm lăm khẩu súng và đeo băng đạn quanh người.   

Anh Chien tranh Viet Nam khoc liet tren tap chi LIFE (1)-Hinh-7
Lính Mỹ di chuyển qua khu vực một đầm lầy năm 1965.

Anh Chien tranh Viet Nam khoc liet tren tap chi LIFE (1)-Hinh-8
 Vào tháng 3/1965, 3.500 lính thủy quân lục chiến Mỹ có mặt tại chiến trường miền Nam Việt Nam

Anh Chien tranh Viet Nam khoc liet tren tap chi LIFE (1)-Hinh-9
Lính Mỹ lộ rõ gương mặt mệt mỏi và nghỉ ngơi ngay trên đường mòn trong rừng. Ảnh chụp năm 1965.  

Anh Chien tranh Viet Nam khoc liet tren tap chi LIFE (1)-Hinh-10
Lính Mỹ hành quân trong thời gian tham chiến tranh tại Việt Nam năm 1965.

Anh Chien tranh Viet Nam khoc liet tren tap chi LIFE (1)-Hinh-11
Bé trai bốn tuổi gầy gò, suy dinh dưỡng đang ăn một khẩu phần ăn gồm thịt gà và mì.

Anh Chien tranh Viet Nam khoc liet tren tap chi LIFE (1)-Hinh-12
Lính Mỹ mệt mỏi, tranh thủ ngủ chợp mắt ngay tại chỗ.

Anh Chien tranh Viet Nam khoc liet tren tap chi LIFE (1)-Hinh-13
Một lính Mỹ ôm chú chó nhỏ trong tay.    

Vì sao vua Càn Long yêu nhiều nhưng vẫn sống rất thọ?

(Kiến Thức) - Hoàng đế Càn Long nổi tiếng đa tình, nhiều vợ nhưng không vì thế mà sức khỏe sa sút, ngược lại ông còn sống rất thọ nhờ một số bí quyết đặc biệt. 

Vi sao vua Can Long yeu nhieu nhung van song rat tho?
Trong lịch sử ngàn năm của Trung Quốc, những hoàng đế có tuổi thọ vượt quá 80 chỉ có 3 người. Một là Lương Vũ Đế Tiêu Diễn của Nam Bắc triều thọ 86 tuổi. Hai là nữ hoàng đế duy nhất Võ Tắc Thiên thọ 82 tuổi, và hoàng đế Càn Long thọ 89 tuổi. Ảnh minh họa chân dung nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên.
Vi sao vua Can Long yeu nhieu nhung van song rat tho?-Hinh-2
Càn Long là vị hoàng đế vô cùng háo sắc, đa tình nổi tiếng trong lịch sử nên được hậu thế gọi là hoàng đế phong lưu. Ông không chỉ có tam cung lục viện với hàng ngàn hàng vạn mỹ nhân, mà trong 6 lần đi tuần thú Giang Nam đã kịp để lại bao nhiêu truyền thuyết trong nhân gian về sự đa tình. Thậm chí, đến gần cuối đời, truyền kỳ về mối tình với nàng Hương phi cũng đủ khiến hậu thế phải thán phục. Ảnh minh họa chân dung hoàng đế Càn Long.
Vi sao vua Can Long yeu nhieu nhung van song rat tho?-Hinh-3
Tục ngữ có câu: "Rượu là thuốc độc của gan, phong lưu, háo sắc là con dao sắc cắt gân, cưa xương con người”. Điều này muốn nói rằng, nếu một người quá phong lưu, háo sắc sẽ hại đến tuổi thọ. Nhưng điều kỳ lạ tại sao một ông hoàng phong lưu nổi tiếng như Càn Long lại có thể trường thọ đến thế? Ảnh minh họa chân dung hoàng đế Càn Long.
Vi sao vua Can Long yeu nhieu nhung van song rat tho?-Hinh-4
Người đầu tiên mà Càn Long hết mực yêu thương chính là người vợ tào khang Phú Sát Thị. Tuy tình cảm giữa hai người luôn mặn nồng, thắm thiết keo sơn nhưng Càn Long vẫn lén lút tư thông với em dâu của vợ khiến hoàng hậu ôm mối hận đến lúc chết vẫn không tha thứ cho ông. Đến năm thứ 15 Càn Long, ông sắc phong quý phi Ô Lạt Na Nạp Thị làm hoàng hậu mới. Trong chuyến đi Giang Nam có cả hoàng hậu đi cùng, ông vẫn tiếp tục giở thói phong lưu với các ả kĩ nữ bên sông Tần Hoài khiến tân hoàng hậu ấm ức, tức giận, và tự tay cắt hết tóc trên đầu để phản đối. Không lâu sau, vị hoàng hậu này cũng khóc khô nước mắt và mệnh táng hoàng tuyền. Ảnh minh họa chân dung hoàng hậu Phú Sát Thị.
Vi sao vua Can Long yeu nhieu nhung van song rat tho?-Hinh-5
Đương thời, trong hậu cung của Càn Long còn một sủng phi là Lệnh Phi. Khi tình cảm của Càn Long và Ô Lạt Nạp Thị hoàng hậu còn hòa thuận, Lệnh phi vô tình trở thành kẻ thứ ba. Lệnh phi vốn là một mỹ nhân ở Giang Nam, tên Ngụy Giai Thị, kém Càn Long 16 tuổi. Điều quan trọng nhất, Lệnh phi vốn là người thông minh, lanh lợi, lại rất hiểu đạo nghĩa vợ chồng. Đối với việc phong lưu, đa tình của Càn Long nàng luôn dùng phương châm “mắt nhắm mắt mở” làm ngơ, khiến cho Càn Long tha hồ tự do, thoải mái. Chính vì thế, không lâu sau nàng được phong là Lệnh quý phi. Ảnh minh họa chân dung Lệnh quý phi.