Người cho con bú giữa nghị trường từ chức

Nữ thượng nghị sĩ Úc từng gây chú ý khắp thế giới với hành động cho con bú trong nghị trường vừa từ chức sau khi bị phát hiện mang hai quốc tịch.

Bà Larissa Waters, thành viên đảng Xanh, sinh ra ở Canada. Theo Hiến pháp Úc, mọi người không thể chạy đua vào nghị viện nếu có từ 2 quốc tịch trở lên.
Cuối tuần trước, một thượng nghị sĩ khác của đảng Xanh là ông Scott Ludlam phải từ chức vì mang hai quốc tịch. Cả hai chính trị gia này đều là phó chủ tịch đảng.
Nguoi cho con bu giua nghi truong tu chuc
Nghị sĩ Larissa Waters và con gái Alia Joy trong Thượng viện Úc hồi tháng 5. Ảnh: Reuters. 
Tháng 5 vừa qua, nữ thượng nghị sĩ Úc Waters gây chú ý khắp thế giới khi trở thành chính trị gia đầu tiên cho con bú trong lúc họp quốc hội Úc.
Bà Ms Waters nói rằng bà chỉ phát hiện vấn đề hai quốc tịch của mình sau trường hợp của ông Ludlam, người gần đây mới biết ông còn có quốc tịch New Zealand.
Chực khóc trong cuộc họp báo hôm nay, bà Waters nói rằng lỗi của bà là “lỗi trung thực”.
“Tôi suy sụp khi biết rằng vì luật đã áp dụng 70 năm của Canada mà tôi là người có 2 quốc tịch từ lúc sinh ra, và rằng luật Canada thay đổi 1 tuần sau khi tôi sinh ra nên tôi có nghĩa phải chủ động từ bỏ tư cách công dân Canada”, bà nói.
Nữ nghị sĩ 40 tuổi mới 11 tháng tuổi khi bà rời Canada với bố mẹ người Úc của mình. “Tất cả những điều này xảy ra trước khi tôi còn chưa thể nói từ nào”, bà nói. Tuy nhiên, bà Waters nói rằng bà sẽ chịu “hoàn toàn trách nhiệm”. Bà được bầu vào quốc hội Úc năm 2011.
Vẫn chưa rõ liệu bà và ông Ludllam có phải trả lại lương và phụ cấp đã nhận hay không.
“Chắc chắn đây là điều có thể xảy ra và tôi sẽ đối diện với nó khi nó đến”, bà Waters nói.
Lãnh đạo đảng Xanh, ông Richard Di Natale, nói rằng ông bị choáng vì việc bà Waters từ chức. Ông nói rằng bà Waters đã có “đóng góp to lớn” cho Úc.
Ông Natale khẳng định sẽ có biện pháp để bảo đảm sai lầm này sẽ không lặp lại.
Theo hiến pháp Úc, các chính trị gia phải từ bỏ tư cách công dân ở nước ngoài trước khi tranh cử.

Vụ sát hại nghị sĩ Anh: Sự trỗi dậy của tư tưởng phát xít mới?

Người đàn ông bị cảnh sát bắt vì liên quan vụ sát hại nghị sĩ Anh là đối tượng có quan hệ từ lâu với một tổ chức phát xít mới.

Hoa, nến và ảnh bà Jo Cox được đặt tại Quảng trường Nghị viện. Ảnh: Sian Davies
Hoa, nến và ảnh bà Jo Cox được đặt tại Quảng trường Nghị viện. Ảnh: Sian Davies
Chi tiết về đối tượng này được một nhóm chuyên giám sát các hoạt động cực đoan cho biết hôm qua, khi cảnh sát Anh đang nỗ lực xác định động cơ đằng sau vụ sát hại nghị sĩ Anh Jo Cox. Vụ án bà Cox bị bắn và đâm chết trưa 16/5 khiến nước Anh chấn động và dẫn đến việc tạm dừng chiến dịch vận động trưng cầu ý dân về việc nước Anh nên ở lại hay ra khỏi Liên minh châu Âu (EU).

Khi các chính trị gia trên thế giới “nói chuyện” bằng tay chân

(Kiến Thức) - Khi bất đồng quan điểm, nhiều chính trị gia trên thể giới không ngại dùng chân tay để "nói chuyện" với nhau ngay trong những cuộc họp quan trọng.

Khi cac chinh tri gia tren the gioi “noi chuyen” bang tay chan

Nhà lập pháp Đảng Dân tiến (DPP) Chen Ming-Wen (trái) ẩu đả với nhà lập pháp Hsu Yu-Jen trong cuộc họp ngân sách cho chương trình phát triển cơ sở hạ tầng, tại Yuan Legislative Yuan ở Đài Bắc, Đài Loan, năm 2017. Đây cũng không phải lần đầu các chính trị gia trên thế giới ẩu đả giữa nghị trường. Ảnh: Reuters.