Người chết trong Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm: Hà Nội, Sở Y tế có tắc trách, cẩu thả?

(Kiến Thức) - "Việc người chết vẫn có tên trong Ban chỉ đạo Công tác An toàn thực phẩm TP Hà Nội thể hiện sự tắc trách của người ký văn bản, và sự cẩu thả của bộ phận tham mưu." - Luật sư Diệp Năng Bình bày tỏ.

Đá bóng trách nhiệm?
Liên quan vụ việc Phó Chủ tịch UBDN TP Hà Nội - Nguyễn Văn Sửu ký Quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo Công tác An toàn thực phẩm TP Hà Nội (công văn số 1730/QĐ-UBND ký ngày 9/4/2019), trong đó có tên ông Lê Tiến Dũng (nguyên Phó Tổng biên tập Báo Hà Nội Mới) đã mất cách đây hơn 4 tháng.
PV Kiến Thức đã đến UBND TP Hà Nội làm việc để làm rõ thông tin người chết có tên trong danh sách Ban Chỉ đạo Công tác An toàn thực phẩm TP Hà Nội. Tuy nhiên, thay vì việc sốt sắng tiếp nhận thông tin phản ánh, góp ý và lập tức có phản hồi về sai sót trong văn bản, cũng như việc sẽ khắc phục, sửa chữa ra sao? Hà Nội lại đẩy trách nhiệm này sang Sở Y tế. 
"Sự việc thuộc thẩm quyền của Sở Y tế Hà Nội, PV liên hệ Sở này làm việc. Nếu Sở Y tế không tiếp, PV gửi công văn đến chúng tôi sẽ làm việc cụ thể" - ông Nguyễn Hải Phong - Trưởng phòng Hành chính - Tổ chức TP Hà Nội nói. 
Tiếp tục làm việc với Sở Y tế Hà Nội, PV hoàn thiện các thủ tục theo yêu cầu, song câu trả lời vẫn là "chờ đợi". Tới thời điểm này, PV vẫn chưa nhận được bất kỳ phản hồi từ Sở Y tế Hà Nội.
Ban Chỉ đạo Công tác An toàn thực phẩm lập cho có?
Trao đổi với PV Kiến Thức, Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật đã đưa ra những quan điểm xung quanh vấn đang gây bức xúc dư luận này.
"Đọc bài báo mà tôi rất buồn cười và đặt câu hỏi: Tại sao UBND TP Hà Nội - Thủ đô của cả nước lại ra Quyết định kiện toàn danh sách Ban Chỉ đạo Công tác An toàn thực phẩm, đưa người đã chết vào... gây sai sót đáng tiếc như vậy?" - Luật sư Diệp Năng Bình đặt vấn đề.
Vị luật sư nói thêm: "Có hay không? Hà Nội sẽ 'quy kết' chắc là 'lỗi của anh đánh máy' khi đưa một người đã chết từ mấy tháng trước vào, chứ vị Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội – ông Nguyễn Văn Sửu không hề biết gì cả.
Hoặc có thể vị Phó Chủ tịch không hề biết ông Lê Tiến Dũng - nguyên Phó Tổng biên tập Báo Hà Nội Mới đã từ trần nên mới ký. Lẽ nào ông Nguyễn Văn Sửu biết một người có địa vị xã hội như vậy từ trần mà vẫn ký? Nhưng ông Sửu còn là Phó ban Chỉ đạo mà (?!)"
Theo luật sư Bình: "Dù thế nào, công bằng mà nói, đáng trách là trách cơ quan đã tham mưu, để Phó Chủ tịch TP Hà Nội - Nguyễn Văn Sửu đặt bút ký. Vì thế, quyết định này cần phải hủy và thay thế bằng một quyết định mới.
Nguoi chet trong Ban chi dao An toan thuc pham: Ha Noi, So Y te co tac trach, cau tha?
Quyết định về việc Kiện toàn Ban Chỉ đạo Công tác An toàn thực phẩm thành phố Hà Nội có tên ông Lê Tiến Dũng (nguyên phó TBT Báo Hà Nội Mới) - đã chết cách đây 4 tháng.
Như trong Quyết định số 1730/QĐ-UBND - do Phó Chủ tịch TP Hà Nội - Nguyễn Văn Sửu ký, Sở Y tế Hà Nội là đơn vị tham mưu cho UBND TP Hà Nội ra Quyết định kiện toàn danh sách Ban chỉ đạo Công tác An toàn thực phẩm.
Sở Y tế đã đưa cả tên người chết vào Quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo Công tác An toàn thực phẩm có được xem là Sở này thể hiện chức năng tham mưu yếu kém, làm việc cẩu thả, thiếu tôn trọng cấp trên hay không?"
"Việc ký văn bản kiện toàn Ban Chỉ đạo có cả tên người chết có thể xem công tác còn nặng về bệnh hình thức khi chỉ biết đưa vào cho có, thành lập cho có mà không biết được rằng, trước khi ra một quyết định như vậy, họ phải họp, phải lấy ý kiến, phải thống nhất về nhân sự và phân công nhiệm vụ?
Một ban có chức năng kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm mà sự tham mưu cẩu thả như thế thì khi giám sát, kiểm tra có buông lỏng quy định, xuề xòa bỏ qua sai sót hay không?
Trong khi vấn đề an toàn thực phẩm đang là vấn đề nóng, được nhà nhà, người người quan tâm hiện nay?" - luật sư đánh giá.
Luật sư Bình nói thêm: Việc ký Quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo có cả tên người chết sẽ tạo một dư luận xấu đối với người dân, bởi lẽ, không phải người dân nào cũng biết và phát hiện ra điều này.
"Ban chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm Hà Nội lại có đến 37 người là một con số quá lớn về nhân sự. Sở Y tế Hà Nội với chức năng chuyên môn trong lĩnh vực này không thực hiện được hay thực hiện hạn chế, hay do cần phải có bộ phận kiểm tra chéo hoạt động của Sở Y tế, mà UBND Hà Nội phải lập ra thêm Ban chỉ đạo với số lượng người 'đồ sộ' vậy?", luật sư Bình đặt "dấu hỏi" về tính cấp thiết và hiệu quả của Ban chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm Hà Nội.
Sự tắc trách của người ký văn bản
Luật sư Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Công ty TNHH luật Đại Nam (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cũng bày tỏ quan điểm về vụ việc: Sự việc Hà Nội đưa tên người chết hơn 4 tháng vào Quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo Công tác An toàn thực phẩm thể hiện sự tắc trách của các bên liên quan. Đặc biệt là người ký văn bản (ông Nguyễn Văn Sửu - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội).
Nguoi chet trong Ban chi dao An toan thuc pham: Ha Noi, So Y te co tac trach, cau tha?-Hinh-2
Ông Nguyễn Văn Sửu - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội là người ký Quyết định về việc Kiện toàn Ban Chỉ đạo Công tác An toàn thực phẩm có tên người đã chết.
"Có thể do sơ xuất từ bộ phận tham mưu - Sở Y tế Hà Nội. Tuy nhiên, ở cương vị Phó Ban chỉ đạo mà ông Nguyễn Văn Sửu không nắm được danh sách nhân sự được phê duyệt có tên ông Lê Tiến Dũng - nguyên Phó Tổng biên tập Báo Hà Nội Mới - đã qua đời từ cuối năm 2018, thì ông Sửu chưa sâu sát công việc?" - Luật sư Nguyễn Anh Tuấn nói.
Kiến Thức sẽ tiếp tục thông tin vụ việc "người chết có tên trong Ban chỉ đạo an toàn thực phẩm Hà Nội".

Giám đốc Sở đánh lái xe bổ nhiệm sai bao nhiêu cán bộ?

(Kiến Thức) - Giám đốc Sở đánh lái xe được cho là có nhiều sai phạm trong công tác cán bộ trong đó có trường hợp bổ nhiệm chuyên viên lên trưởng phòng khi chưa đủ điều kiện. 

Liên quan tới vụ việc Giám đốc Sở KH&CN đánh lái xe gây bức xúc dư luận vừa bị BCH Đảng bộ tỉnh Ninh Bình ra quyết định kỷ luật nặng, theo UBKT Tỉnh ủy thì ông Vũ Đức Dũng trong thời gian công tác cũng phạm nhiều khuyết điểm. Trong đó, đáng chú ý là các sai phạm trong bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Giam doc so danh lai xe bo nhiem sai bao nhieu can bo?
 Sở KH&CN Ninh Bình. Nguồn ảnh: Người Đưa Tin

Bộ VHTT&DL: Cần làm rõ việc tẩy xóa hồ sơ cán bộ

Bà Đặng Thị Ngọc Bích, PGĐ Trung tâm triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam chưa đủ 50% số phiếu tín nhiệm nên không thể tái bổ nhiệm theo quy định nhưng gần một năm nay, mặc dù bà Bích không được tái bổ nhiệm nhưng vẫn làm nhiệm vụ của một PGĐ như bình thường.

Ngày 12/11/2012 Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (Bộ VHTT&DL) ban hành QĐ số 4403/QĐ-BVHTTDL, quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm có thời hạn 5 năm bà Đặng Thị Ngọc Bích, PGĐ Trung tâm thông tin công tác tuyên giáo thuộc Ban Tuyên giáo TW về làm PGĐ Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam kể từ ngày 1/12/2012.

Bo VHTT&DL: Can lam ro viec tay xoa ho so can bo
Trụ sở Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam.

Theo quy định, thời điểm xem xét, bổ nhiệm lại được thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 41, Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, quản lý và sử dụng công chức và Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức thì khi hết thời gian bổ nhiệm bà Đặng Thị Ngọc Bích, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phải tổ chức lấy ý kiến CBNV và Tập thể lãnh đạo Trung tâm trước ngày 1/12/2017.

Tuy nhiên, đến đầu năm 2018, Bộ VHTT&DL mới xuống lấy phiếu tín nhiệm và có kết quả vòng 1 là 20/81 người đồng ý tái bổ nhiệm bà Bích (chiếm 24.7%). Tiếp sau đó, ngày 6/2/2018 trong Hội nghị lấy ý kiến Tập thể lãnh đạo về việc bổ nhiệm lại cán bộ, kết quả kiểm phiếu chỉ có 3/9 người đồng ý tái bổ nhiệm bà Bích (chiếm 33,3%). Như vậy, bà Bích chưa đủ 50% số phiếu tín nhiệm nên không thể tái bổ nhiệm theo quy định được. Gần một năm nay, mặc dù bà Bích không được tái bổ nhiệm nhưng vẫn làm nhiệm vụ của một PGĐ như bình thường.

Liên quan đến vấn đề khai sai tuổi, theo đơn thư tố cáo, từ năm 2017, UBKT Đảng ủy Bộ đã xuống Trung tâm kiểm tra và kết luận lý lịch Đảng của bà Bích có sửa chữa, tẩy xóa. Trong Nghị quyết kết nạp Đảng viên của bà Bích do Quận ủy Lê Chân, thành phố Hải Phòng ký ngày 30/4/1994 thì bà Bích sinh ngày 18/1/1965 nhưng trong các giấy tờ khác như Chứng minh thư, Hộ chiếu… đã sửa chữa thành 18/1/1967.

Do CBNV quá bức xúc trước việc “ngang nhiên” tẩy xóa hồ sơ Đảng của bà Bích, nên đã làm đơn kiến nghị lên các cơ quan Trung ương, ngày 14/5/2018 Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 4407/VPCP-V.1 gửi Bộ trưởng Bộ VHTT&DL đề nghị xử lý đơn theo quy định của Pháp luật.

Hai đứa con đầu của vợ chồng bà (sinh năm 1987 và 1991) đều khai sinh mẹ Đặng Thị Ngọc Bích 1965 nhưng con út (sinh năm 2001) lại khai sinh mẹ là 1967. Như vậy, có thể khẳng định trước năm 2001 khai sinh của bà Bích chính xác là 1965 chứ không phải 1967.

Với những căn cứ trên, sau quá trình xác minh, thẩm tra Đảng ủy Bộ vẫn thống nhất công nhận năm sinh của bà Đặng Thị Ngọc Bích là 1967. Ngày 9/8/2018, Đảng ủy Bộ đã có công văn số 116-BC/ĐU gửi Ban Cán sự đảng Bộ thống nhất, công nhận ngày, tháng, năm sinh của bà Bích là 18/1/1967. Phần lớn CBNV Trung tâm không đồng tình với việc công nhận này, bởi lẽ không chỉ sửa chữa hồ sơ Đảng “vô tội vạ” mà hồ sơ khai sinh các con cũng có nhiều “khuất tất” không thống nhất về năm sinh mà không giải thích được lý do chính đáng. Trong khi đó, quá trình làm việc gần 6 năm qua, theo phản ánh bà Bích không chuyên tâm vào công việc chuyên môn, chỉ lo khiếu kiện, đấu đá nội bộ, gây bức xúc, mất đoàn kết, tạo không khí làm việc rất ngột ngạt trong CBNV Trung tâm.

Chính vì việc thống nhất năm sinh của bà Bích là 1967, mới đây Vụ Tổ chức Cán bộ đã có công văn gửi Trung tâm để hướng dẫn triển khai lại việc đánh giá cán bộ và thực hiện lại quy trình bổ nhiệm lại đối với bà Bích.

Theo công văn giải thích việc làm này căn cứ vào điều 12, Quyết định 286/QĐ-TW ngày 8/2/2010 về việc ban hành quy chế đánh giá cán bộ, công chức. Điều 12. Sử dụng kết quả đánh giá cán bộ được quy định như sau “Kết quả nhận xét, đánh giá của cấp uỷ, tổ chức đảng cùng cấp đồng thời được sử dụng làm kết quả đánh giá chính của chính quyền đối với cán bộ, công chức đó và được sử dụng cho việc bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử trong thời hạn không quá 6 tháng kể từ ngày đánh giá; nếu trong thời hạn này có phát sinh những tình tiết mới thì kiểm điểm, đánh giá bổ sung”.

Như vậy, điều 12 được hiểu là sau khi kết thúc quá trình xác minh năm sinh, Trung tâm phải được hướng dẫn kiểm điểm, đánh giá bổ sung chứ không phải đánh giá và thực hiện quy trình bổ nhiệm lại đối với bà Đặng Thị Ngọc Bích. Vậy, việc đánh giá bổ sung được hiểu như thế nào cho đúng và căn cứ vào hướng dẫn cụ thể nào thì cần phải đưa ra và được giải thích cho thỏa đáng, nếu không tình trạng không đồng tình của CBNV vẫn cứ diễn ra và làm ảnh hưởng đến hoạt động của Trung tâm trong thời gian tới.

PV đã tìm hiểu và được biết, việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm lần 2 đối với cán bộ đã mất tín nhiệm là không đúng với quy định của Đảng, Nhà nước và pháp luật hiện hành.

Đề nghị lãnh đạo Bộ VHTT&DL cần làm rõ hơn việc tẩy xóa hồ sơ cán bộ, xem xét lại việc nguyên nhân bức xúc trong CBNV Trung tâm đối với bà Đặng Thị Ngọc Bích không những làm sai lệch hồ sơ mà còn liên quan đến công tác chuyên môn, mâu thuẫn kéo dài gây bức xúc trong dư luận.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin.