![]() |
Ảnh minh họa. |
![]() |
Ảnh minh họa. |
Chuyện “bí mật” của Linh không giấu được Duy lâu. Buổi trưa Duy về ăn cơm, nhặt được mấy sợi lông chó trên ghế salon, thế là gầm lên: “Em để con chó vào nhà phải không? Anh đã nói gì hả?”. Linh xanh mặt không dám lên phòng khách, Duy xuống tận bếp, nghiến răng “Em chỉ trông nhà mà làm cũng không xong. Chó thì ở chuồng, sao lại cho nó leo lên ghế của anh ngồi? Thật là quá thể!”.
Duy càng nói, Linh càng ngơ ngác. Chỉ có cái lông chó mà Duy giận dữ đến thế sao? Duy có ở nhà đâu để biết Linh buồn chán thế nào, chỉ có chú chó là nguồn vui. Đến khi Duy buông một câu như chấm hết cho cơn bực bội ích kỷ của mình “Chiều nay anh đem con chó cho người ta” thì Linh chịu hết nổi, òa lên khóc.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Được tắm, được ăn, Pi trông xinh xắn, đáng yêu lên hẳn, Linh nhìn cũng thấy ưng mắt. Cô ngầm đồng tình với ánh mắt năn nỉ của con, giữ Pi lại, cũng là để cô có bầu bạn những khi chồng đi làm, con đi học. Ở một mình trong ngôi nhà giữa khu dân cư mới này, cô thấy như mình đang sống biệt lập. Duy, chồng Linh, trưởng phòng tổ chức sự kiện của một công ty truyền thông, vắng nhà như cơm bữa. Bé Na, học sinh trường tiểu học quốc tế, ở bán trú tại trường, về nhà thì cặm cụi làm bài, học thêm. Linh - người vợ nhận tiền sinh hoạt hằng tháng từ chồng, dùng tiền ấy chăm lo cho con, đôi lúc cảm thấy mình như một “trạm trung chuyển” để chồng con tạt về một chút rồi lại đi, thấy đời mình… cơm nguội thật! Nhưng, Linh lại lo vì biết tính chồng: không bao giờ đụng tay vào một con mèo, làm sao biết xúc động trước đôi mắt ướt của chú chó con này.
Quá trưa, Duy đi làm về, phát hiện ngay ra Pi. Linh hấp tấp giải thích. Bé Na kéo áo bố năn nỉ. Duy lừ mắt liếc Pi đang đứng nép trong góc tường. Rõ là Duy không ấn tượng gì với chú chó đã được tắm sạch sẽ. Nhưng, Duy thương con gái. Bé Na rơm rớm nước mắt từ trưa đến chiều thì Duy chịu hết nổi, đồng ý cho con gái giữ Pi lại, nhưng với điều kiện: con chó không được ở trong nhà, mà phải nhốt trong chuồng ở sau vườn. Linh thở phào, vội giục con gái làm theo lời bố.
Từ ngày có Pi, Linh thấy ngôi nhà như tươi tắn dễ thương hơn. Cô thả Pi chạy nhảy tự do trong vườn, để khi cô đi chợ về, chú chó có thể ra mừng. Dù lệnh chồng đã rõ: không được cho chó vào nhà, nhưng lần này Linh “thây kệ”, cho Pi ở trong bếp với mình cả ngày, Duy có ở nhà mấy đâu mà biết. Cứ thế, Linh cảm thấy như cô đang ở trong cuộc phiêu lưu của riêng mình với Pi, phía bên kia là Duy. Một trò chơi ngầm khiến cô trở nên linh hoạt hẳn lên, khiến cô thấy mình đang làm chủ mọi chuyện…
Linh chưa từng qua mặt chồng bao giờ. Từ ngày yêu rồi lấy Duy, cô đã tự từ bỏ nhiều thứ: bỏ học đại học khi biết mình lỡ có thai, vội vã cưới rồi sinh con, bỏ luôn ước mơ trở thành hướng dẫn viên du lịch. Duy nói chờ đến khi con đủ lớn thì Linh học lại nghiệp vụ rồi đi làm, nhưng con gái đến gần ba tuổi vẫn còn ốm vặt mãi, mẹ chẳng dám rời một ngày; rồi bé Na bảy tuổi, Linh nghĩ mọi thứ tạm yên, nhưng không phải, chăm một đứa con đi học vẫn vất vả như ngày nào, cô lại thấy mình đã hơi già cho một bắt đầu mới, Duy còn muốn có thêm đứa con trai… Mẹ Linh nói, chẳng ai hạnh phúc như cô, lấy chồng sớm, yên ổn một đời, chẳng phải lo gì! Duy có công việc tốt, thăng tiến, sống mẫu mực, có nhà cửa đàng hoàng cho vợ con, bé Na dễ thương học giỏi, hai bố con quấn quýt, Linh cứ thế mà nghĩ mình đúng là hạnh phúc thật…
Nhưng, có hạnh phúc thật không? Duy nói xong đã bỏ lên phòng khách, còn Linh lặng lẽ nhìn Pi đang nem nép trong góc tường. Cô chợt nhận ra sao mà mình gắn bó với Pi đến thế! Cô cũng đang ở trong khu vườn nhỏ của Duy thôi mà. Khu vườn xanh tươi và đủ thức đủ món khiến Pi lầm tưởng là mình tự do chạy nhảy, nhưng thật ra, chỉ một bước chân vào trong nhà cũng bị cấm đoán. Cô biết “cái bẫy” mà Pi tưởng là hạnh phúc, nhưng lại không nhận ra cái bẫy hạnh phúc của chính mình…
Sau khi hai người đàn ông bỏ tôi đi thì tôi biết rằng, yêu hết mình là quá dại. Thanh Hương, cô bạn thân của tôi nói: “Chỉ yêu 70% thôi, còn phải thủ lại cho mình 30% để phòng bất trắc. Đàn ông nào cũng là một đứa trẻ hư hỏng, nếu không nghiêm khắc dạy dỗ thì không bao giờ nên người”.
Toi nghĩ Thanh Hương có lý khi ngồi nhớ lại mọi chuyện. Tình yêu thứ nhất của tôi là Minh. Tôi gặp anh khi vừa ra trường, đi làm. Khi đó, hai đứa làm chung nên tiền lương của anh, tôi lãnh luôn. Xin nói rõ là lãnh xong, tôi đưa trả lại cho anh chứ không lấy đồng nào. Trái lại, tôi lo cho anh từng ly cà phê, từng bữa ăn sáng, ăn trưa, ăn tối. Mẹ và em gái anh ở quê lên, tôi đưa đón đi chơi, đi sắm sửa, ăn uống, mua quà mang về…
Tôi không dám đi đâu, làm gì vì muốn bất cứ lúc nào anh cần, tôi cũng có mặt. Ngày nghỉ cuối tuần, gia đình đi chơi, đi ăn uống, tôi cũng không dám đi cùng mà ngồi nhà chờ anh gọi điện thoại để chạy đến với anh. Thế mà có những ngày chủ nhật, anh đi nhậu với bạn bè từ sáng đến tối, chẳng hề gọi cho tôi. Khi tôi trách móc thì anh cười hề hề như một đứa trẻ biết lỗi. Tôi tha thứ tất cả vì tôi quá yêu anh.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Phải 3 năm sau tôi mới có thể quên được Minh và đến với Quân. Tôi cũng yêu Quân sâu đậm như vậy. Tôi không đòi hỏi gì nhiều ở Quân mà chỉ muốn anh toàn tâm, toàn ý với tôi. Ngược lại, tôi chăm chút cho anh còn hơn cả một người mẹ lo cho con mình.
Tính tôi là vậy. Yêu ai thì yêu hết mình, chẳng hề nghĩ đến bản thân. Thậm chí có những thứ tôi không dám mua cho bản thân mà anh cần thì tôi rất hạnh phúc được tốn kém cho anh. Tất nhiên là anh đi đâu, làm gì cũng phải báo cho tôi biết. Đơn giản là để tôi khỏi lo lắng chứ không phải tôi muốn quản lý anh.
Được 2 năm thì Quân đột ngột bảo: “Anh xin chuyển công tác ra miền Trung. Có lẽ chuyện chúng mình phải kết thúc ở đây vì anh đi không biết bao giờ mới về…”. Tôi hụt hẫng. Mới đầu tôi đã quyết xin theo Quân nhưng khi nghe tôi thố lộ điều này, anh đã hốt hoảng: “Không nên như vậy em à. Anh muốn có một khoảng tự do cho riêng mình để nhìn nhận lại mọi chuyện…”.
Tôi lờ mờ nhận ra ý Quân. Hình như có một sự thật khác phía sau những lời nói của anh. Tôi căn vặn mãi, cuối cùng anh cũng thú thật: “Anh thấy nghẹt thở với tình yêu của em. Anh muốn chia tay”.
Vậy là rõ rồi. Cả hai người đàn ông tôi yêu hết lòng cuối cùng cũng õng ẹo, làm mình làm mẩy. Được rồi, nếu không yêu nữa thì thôi, cứ nói thẳng ra, mắc mớ gì mà úp úp, mở mở?
Vày bây giờ là lần thứ ba. Lần này tôi không chủ động, cũng không còn hào hứng yêu như trước. Có lẽ vì tôi đã già. Cái tuổi ba mươi khiến tôi chín chắn hơn khi nhìn nhận bản thân, cũng như đối tượng của mình. Khang nói yêu tôi nhưng tôi chần chừ: “Anh yêu em vì cái gì?”.
Khang nói rằng tôi là một người phụ nữ tốt, hiền lành, chân thật, đảm đang, vén khéo, độc lập tự chủ… Nói chung là trong mắt anh, tôi có rất nhiều ưu điểm. Thế nhưng trước đây, tôi chẳng đã từng có nhiều ưu điểm trong cái nhìn của hai người yêu cũ của tôi hay sao? Khi yêu nhau, họ hết lời ca tụng tôi nhưng đến khi chia tay thì lại biến những ưu điểm đó thành nhược điểm, thành lý do…
Bây giờ thì tôi như con chim sợ làn cây cong. Tôi không dám nhận lời yêu Khang dù tôi chẳng có người đàn ông nào khác. Tôi sợ anh sau này cũng sẽ như Minh, như Quân. Tôi cũng bị ám ảnh bởi những lời nói của cô bạn thân. Có đúng đàn ông nào cũng là những đứa trẻ hư hỏng?
Mà tôi thì không thể nghiêm khắc với người mình yêu thương…
1. Đám cưới chị tôi. Cô dâu ba mươi tư, chú rể bốn mươi hai và cả đôi đều chưa từng có mối tình vắt vai. Anh chủ hôn duyên dáng trong đám cưới làng: “Hạnh phúc của đôi uyên ương tắc đường lâu quá. Họ phải mất gần mười lăm năm mới tìm ra nhau…” Nhưng ít ai biết, sau những rộn ràng pháo hoa, là nước mắt của cô dâu khi phải miễn cưỡng gật đầu về nhà chồng. Chị vào Nam đi làm ăn xa, rồi quá lứa lỡ thì lúc nào chẳng hay. Rồi chị đành phải vâng lời cha mẹ, mua vé tàu về quê làm đám cưới với một người đàn ông ở huyện khác qua mối lái khi phụ thân chị chẳng còn đủ kiên nhẫn. Chuyện của chị tôi trong thời hiện đại, mà nghe cứ ngỡ như chuyện xa xưa từ đời phong kiến.
2. Đám cưới bạn tôi. Cô dâu vừa kịp để lại sau lưng nỗi đau tình phụ, khi người yêu năm năm phản bội cô và ra đi chỉ với một tin nhắn: “Anh rất yêu em, nhưng lại không thể vượt qua được sự cấm cản của mẹ anh. Anh xin lỗi”. Còn chú rể, trước đó chẳng biết đã trao yêu thương cho bao nhiêu cô nàng. Chỉ biết ở đúng thời điểm đó, anh đang phải đối mặt với áp lực lập gia đình, phải sinh cháu sớm cho dòng họ. Hai người tình cờ gặp nhau trong một buổi liên hoan của người bạn chung, ánh mắt chạm nhau, dừng lại. Trong hữu hạn lựa chọn chồng vợ khi ấy, họ đâm sầm vào nhau.
![]() |
Ảnh minh họa. |
3. Đám cưới của tôi. Cô dâu vác bụng bầu ba tháng. Nhắm mắt bước đến cuộc hôn nhân sau một phút giây buông lơi bản thân mình và không hề hình dung bất cứ thứ gì liên quan đến hạnh phúc mai này. Tôi không quan tâm rằng, mình và người đàn ông ấy yêu nhau có nhiều, có đủ khả năng để cùng xây dựng một gia đình hay không. Mà khi ấy, chỉ cần có một cơ hội để giữ lại được đứa con của mình. Và, có thể vớt vát được chút danh dự cuối cùng cho bố mẹ và bớt đi những lời xì xầm của làng xóm, họ hàng đã là tuyệt vời lắm rồi.
Trong phút chốc, tôi quên hết những mộng tưởng ngày xưa, quên đi giấc mơ hạnh phúc ngày nào và chấp nhận một cuộc hôn nhân không hề định trước. May thay, người đàn ông ấy vẫn chấp nhận ở bên cạnh tôi, cưu mang phút giây lầm lỡ nào đó của cả hai.
Chị tôi, bạn tôi và tôi giống nhau khi cùng mông lung thỏa hiệp với cuộc đời, bước vào tương lai một cách vô định. Chúng tôi bỏ sau lưng tình yêu của bản thân, không còn kiếm tìm nó và chọn một cái kết an toàn là được sống trong vỏ bọc gái đã có chồng. Vì bất cứ lý do nào.
Nhưng thật may, hạnh phúc vẫn tìm đến chúng tôi và mỉm cười…
Chúng tôi đã sống, hồi sinh và đấu tranh một lần trong đời để tìm đến hạnh phúc mà không chịu an thân, không lầm lũi cúi mình để mặc sự dẫn dắt của số phận.
Chị tôi. Với số vốn tích cóp được trong hơn mười năm làm ăn xa xứ, đã giắt đủ lưng để đảm bảo kinh tế cho gia đình. Sau khi theo chồng về làm dâu ở xứ người, chị cày sâu cuốc bẫm, khai hoang mảnh đồi phía sau nhà chồng, trồng mía, trồng sắn tăng thu nhập cho gia đình. Còn chồng chị, dù trước đấy chỉ quẩn quanh ra vào với cái chuồng trâu, với ba sào ngô cũng thuê người làm hộ, nay đã kịp nhận ra mục đích mới của cuộc đời.
Anh cùng chị chung tay làm ăn, đổ dồn tâm huyết vào tài sản nông nghiệp, cùng cày sâu, cuốc bẫm, chăn nuôi và từng bước xây dựng kinh tế gia đình. Cuộc sống nhẹ nhàng, thanh bình cứ như thế trôi đi. Cho đến ngày hạnh phúc vỡ òa, trong ba năm, anh chị lần lượt đón hai bé trai kháu khỉnh (trước đó, nhiều người từng nghi ngờ khả năng sinh con của chị khi đã nhiều tuổi).
Tôi hỏi chị: “Chị có đang hạnh phúc, có đang yêu chồng không?”. Chị cười xòa, trả lời: “Chị không biết thế nào là yêu. Nhưng có lẽ bây giờ chị không cần tìm kiếm điều đó nữa. Cuộc sống của chị bây giờ cứ trôi qua từng ngày như thế, có chồng hiền lành, chăm chỉ và có các con ngoan ngoãn là chị thấy mãn nguyện lắm rồi. Chị thầm cảm ơn bố mẹ mình, đã hướng chị đến cuộc sống này, dù chị từng ngoan cố không chấp nhận nó.”
Bạn tôi. Qua tâm sự, tôi biết bạn từng trải qua những ngày không thuận lợi trong cuộc sống hôn nhân. Những khởi đầu ngại ngần, vụng dại, những trống vắng trong góc nào đó tâm hồn và cả một tình yêu tan nát chưa kịp nguôi ngoai. Thế nhưng, một đứa con âm thầm thành hình ngay từ lần gần gũi đầu tiên đã kéo vợ chồng bạn lại gần với nhau. Khó khăn đến khi bạn bị động thai và phải kiêng vận động mạnh, chỉ nằm một chỗ để dưỡng thai. Những ngày ấy, chồng bạn, với niềm háo hức của một người đàn ông sắp được làm bố và sự cẩn trọng của một người đứng tuổi chín chắn, đã chăm sóc bạn tỉ mẩn vô cùng.
Bạn vô tình gạt đi những nỗi buồn xưa từ lúc nào chẳng rõ, toàn tâm toàn vẹn bên cạnh người chồng mới, cảm động rồi yêu luôn người ta lúc nào chẳng hay. Hạnh phúc đến, tình yêu đến, lớn dần cùng với thiên thần của bạn. Mỗi dịp vợ chồng bạn về quê ngoại, mọi người lại thầm nức nở khen cô cháu gái độ này đã rạng rỡ lên nhiều, chẳng bù cho cái độ lay lắt, mụ mị yêu đương với người cũ.
Còn tôi. Sau đám cưới chỉ để đáp lễ những tiếng xì xào sau xe hoa của người đời, tôi mới thực bắt đầu cuộc sống cho riêng mình. Tôi hiểu rằng, thái độ hiện tại của bản thân với cuộc sống sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai của con gái. Tôi cần phải cho con gái tôi một gia đình hạnh phúc, nơi có bố mẹ đối xử với nhau bằng tình thương. Dù bằng giá nào đi nữa. Tôi tập yêu chồng mình, tập làm những việc của một người vợ thực sự. Sáng ra chuẩn bị đồ ăn sáng cho chồng, dọn dẹp nhà cửa xong xuôi mới đến chỗ làm. Tối về phục vụ cơm nước rồi lại gọn gàng nhà cửa mới đi ngủ. Mang con trong mình, dường như tôi có thêm nhiều động lực để sống hơn, để sống một cách có ích hơn.
Tôi cố gắng chiều chồng, chủ động rủ chồng đi hẹn hò vào mỗi dịp cuối tuần và cố gắng để mình không xuề xòa nhất một cách có thể. Không biết có sự tương đồng không, nhưng hình như bầu bé gái mà tôi tự tin thấy mình xinh hơn, tràn đầy sức sống và cứ thoăn thoắt, cứ phơi phới cho đến ngày nhập viện sinh em bé.
Đến tận những ngày này, khi con gái hơn một tuổi, tôi mới được nghe chồng thầm thì những lời yêu thương thật lòng. Tôi hiểu được, rằng đến lúc này, tình yêu mới thực sự đến với vợ chồng tôi. Và một trong những trò chơi yêu thích nhất của tôi, là ôm chồng mình, rúc vào nách chồng, đòi anh hỏi câu: “Em có muốn lấy anh làm chồng không?” Có vẻ như, ở ngày nào đó, tôi đã đánh mất cơ hội được xúc động thật sự trước câu hỏi này. Và nay, bằng một cách hay ho khác, tôi muốn lấy lại nó và rành mạch trả lời: “Có, đương nhiên là có rồi.”
Chuyện của chúng tôi, là chuyện của những con người may mắn, may mắn khi tìm được hạnh phúc, tình yêu thật sự của mình sau một đám cưới không như ý. Những câu chuyện này không phải với mục đích cổ súy cho phong trào yêu vội, cưới vội rồi sẽ hạnh phúc. Mà tôi chỉ muốn gửi đến một thông điệp rằng, đừng buồn khi cuộc đời sắp đặt bạn vào một ngóc ngách không mong muốn. Biết đâu, đó mới thực sự là khởi nguồn hạnh phúc của bạn.
Hay ít nhất là, trong đám cưới, bạn đã từng háo hức bao nhiêu, mãn nguyện bao nhiêu với người đàn ông bên cạnh, thì hãy giữ lấy thái độ đó mà đối xử tiếp với tương lai tiếp theo của bạn. Hoặc giống như chị tôi, bạn tôi và tôi - không hề ngừng kiếm tìm hạnh phúc - ngay cả khi ở trong đám cưới, chúng tôi đã khóc rất nhiều và không còn hi vọng vào nó nữa.