Nghị sĩ Mỹ đòi chính quyền Obama tập trung diệt trừ IS

(Kiến Thức) - Các nghị sĩ Mỹ thúc giục chính quyền Obama chấm dứt mưu toan lật đổ Tổng thống Syria Bashar Assad và tập trung mọi nỗ lực vào việc diệt trừ IS.

Đáng chú ý là các nghị sĩ Cộng hòa và Dân chủ đã liên minh với nhau trong việc đưa ra yêu cầu này.
Nghi si My doi chinh quyen Obama tap trung diet tru IS
Các nghị sĩ Dân chủ, Cộng hòa đòi chính quyền Obama chấm dứt "cuộc chiến tranh bất hợp pháp" nhằm lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad và tập trung diệt trừ IS.
Ngày 20/11, Hạ nghị sĩ Dân chủ Tulsi Gabbard và Hạ nghị sĩ Cộng hòa Austin Scott đã cùng nhau trình lên một dự luật kêu gọi chính quyền Obama chấm dứt "cuộc chiến tranh bất hợp pháp" nhằm lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad và tập trung diệt trừ IS.
Hạ nghị sĩ Gabbard nói: "Mỹ đang tiến hành hai cuộc chiến ở Syria. Thứ nhất là cuộc chiến chống lại ISIS (Nhà nước Hồi giáo IS) và các phần tử Hồi giáo cực đoan. Đây là cuộc chiến mà Quốc hội Mỹ cho phép, sau các cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9. Cuộc chiến thứ hai là cuộc chiến bất hợp pháp nhằm lật đổ chính phủ Syria của Assad”.
Hạ nghị sĩ Scott bổ sung: "Việc loại bỏ Assad ở giai đoạn này là phản tác dụng đối với những gì mà tôi cho là nhiệm vụ chính (diệt trừ IS) của chúng ta (Mỹ)”.
Về mặt công khai, Mỹ vẫn tập trung nỗ lực vào nhiệm vụ đánh IS và thúc giục Tổng thống  Assad từ chức. Nhưng đằng sau các vụ  không kích IS do Mỹ cầm đầu trong khu vực, CIA đã tiến hành chiến dịch bí mật trong năm 2013 để tài trợ, trang bị và đào tạo quân nổi dậy “ôn hòa” để lật đổ chế độ Assad. Chương trình bí mật của CIA chính là hành động quân sự của Mỹ nhằm lật đổ Tổng thống Assad.
Ngày 19/11, dại Hội nghị cấp cao APEC ở Philippines,  Tổng thống Mỹ Barack Obama đã một lần nữa đòi “Assad phải ra đi”. Ông Obama nói: "Điểm mấu chốt là: Tôi không thấy trước một tình huống mà trong đó chúng ta có thể kết thúc cuộc nội chiến tại Syria khi Assad vẫn duy trì quyền lực".
Kể từ năm 2013, CIA đã đào tạo được khoảng 10.000 chiến binh chống chế độ Assad, mặc dù chưa rõ số lượng cái gọi là quân nổi dậy “ôn hòa” là bao nhiêu.  Phiến quân được CIA hậu thuẫn đã gây áp lực nghiêm trọng đối với lực lượng của Tổng thống Assad. Lực lượng này hiện đang bị Nga không kích dữ dội và ít có hy vọng được CIA nhảy vào giải cứu.
Tuy nhiên, nỗ lực đào tạo và trang bị cho cái gọi là quân nổi dậy “ôn hòa” của Mỹ đã thất bại thảm hại và chính vì vậy mà Quốc hội đã đề xuất cắt giảm ngân sách dùng cho chương trình này.  Một số phiến quân được CIA hỗ trợ đã bị bắt và nhiều quân nổi dậy “ôn hòa” đã mang theo vũ khí Mỹ chạy sang hàng ngũ của các nhóm Hồi giáo cực đoan.
Nghi si My doi chinh quyen Obama tap trung diet tru IS-Hinh-2
Hạ nghị sĩ Tulsi Gabbard cho rằng nỗ lực lật đổ Assad là phản tác dụng vì nó giúp IS  kiểm soát những vùng lãnh thổ rộng lớn ở Syria.
Hạ nghị sĩ Gabbard nói Quốc hội Mỹ không bao giờ chuẩn thuận chiến dịch nói trên của CIA, mặc dù chương trình bí mật đó không cần phải được quốc hội  phê duyệt. Các chương trình này chỉ cần được thông báo cho các ủy ban tình báo theo yêu cầu của pháp luật.
Hạ nghị sĩ Gabbard cho rằng những nỗ lực lật đổ Assad là phản tác dụng vì nó giúp IS  kiểm soát những vùng lãnh thổ rộng lớn ở Syria, tiến tới cướp chính quyền. Nếu Nhà nước Hồi giáo IS có thể chiếm giữ  các loại vũ khí, cơ sở hạ tầng và quân đội Syria, nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoan này sẽ trở nên nguy hiểm gấp bội và làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng người tị nạn.

Tổng thống Putin: “Ngôi sao” của Hội nghị thượng đỉnh G-20

(Kiến Thức) - Tổng thống Putin thu hút sự chú ý của giới truyền thông và giới quan sát trong các cuộc gặp gỡ  lãnh đạo thế giới bên lề Hội nghị G-20 năm nay.

Bloomberg đặc biệt chỉ ra rằng, dường như truyền thông năm nay hết sức “săn đón” Tổng thống Putin trong bối cảnh tình hình khủng hoảng ở Syria đang có những diễn biến đáng chú ý khi Nga chính thức phát động chiến dịch không kích IS trên lãnh thổ Syria cuối tháng 9/2015.
Còn nhớ, ở hội nghị thượng đỉnh G-20 năm ngoái diễn ở Australia, ông Putin bất ngờ bỏ về trước. Nhiều trang báo sau đó đã cho rằng, có thể Tổng thống Nga đã “giận dỗi” sau khi chịu sự lạnh nhạt của các nước do các bất đồng của các bên quanh cuộc khủng hoảng Ukraine.

Những dấu hiệu cho thấy phiến quân IS ngày càng tuyệt vọng?

(Kiến Thức) - Tấn công khủng bố ở Paris, Beirut, Baghdad và đánh bom máy bay chở khách Nga là  dấu hiệu cho thấy tổ chức khủng bố IS ngày càng tuyệt vọng.

Trang web Atlantico của Pháp dẫn lời các chuyên gia tình báo cho hay, các vụ tấn công khủng bố của phiến quân IS tại Paris (Pháp), Beirut (Lebanon) và Baghdad (Iraq) cùng vụ máy bay Nga rơi ở Ai Cập do bị khủng bố gài bom là dấu hiệu cho thấy tổ chức khủng bố IS đang ngày càng tuyệt vọng.

Nhung dau hieu cho thay phien quan IS ngay cang tuyet vong?
Phiến quân IS đe dọa tấn công các thủ đô phương Tây. 
Phiến quân IS đang thay đổi chiến lược của chúng, tiến hành các vụ tấn công nhằm vào dân thường ngoài khu vực Trung Đông.
“Các chiến dịch quân sự của lực lượng Nga tại Syria và của nhóm người Kurd tại Iraq làm suy yếu đáng kể sức mạnh của nhóm IS và nhiều tổ chức Hồi giáo khác. Điều này khiến các thủ lĩnh khủng bố Salafist xem xét lại chiến lược của chúng để chứng minh “khả năng” tạo vấn đề trên toàn thế giới”, chuyên gia tình báo người Pháp Alain Chouet nhận định.
Theo Chouet, vụ khủng bố liên hoàn ở Paris tiếp diễn sau khi (nhóm khủng bố phá hủy) máy bay Nga tại Ai Cập và thực hiện các vụ tấn công trực tiếp nhằm vào người Shiite ở Beirut và Baghdad. Không còn nghi ngờ ngoài việc đây là sự mở màn cho những vụ tấn công khác nhằm vào các thành viên phương Tây trong liên minh chống IS. Nhóm khủng bố này sẽ cố gây gia tăng căng thẳng và thù hận giữa các cộng đồng Hồi giáo ở Châu Âu và các quốc gia khác mà chúng đang hiện diện.
Cựu nhân viên tình báo Pháp kiêm chuyên gia chống khủng bố Alain Rodier nhấn mạnh rằng những gì xảy ra tại Paris củng cố giả thuyết IS đang thay đổi chiến thuật.
Trước đó, phong trào Hồi giáo cực đoan này tập trung vào cuộc chiến tại Iraq và Syria cũng như ở “vùng ngoại ô” như Sinai, Libya, Afghanistan và Nigeria. Nhưng hiện giờ chúng đang thay đổi chiến thuật, tìm cách khẳng định sự tồn tài bằng cách reo rắc nỗi sợ hãi cho những “người ngoại đạo”.
Song, Rodier nói rằng “IS đã gặp nhiều thất bại trong mặt trận Syria-Iraq” và “đang trên bờ vực bị đánh bại”.
Theo Rodier, Pháp đang “ở trong cuộc chiến với các tổ chức Hồi giáo cực đoan (al-Qaeda và IS) và nhân dân chúng ta cần hiểu điều này rõ ràng”.
“Điều này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người dân, tác động đến nền kinh tế. Chúng ta sẽ trở thành mục tiêu của khủng bố và do vậy cần có những hành động ứng phó thích hợp, ít nhất hiện tại cần gạt sự chia rẽ chính trị sang một bên. Chúng ta cần phải cho thấy sự phản kháng”, Rodier nhận định.
Chuyên gia Chouet kết luận rằng cuộc chiến này không chỉ được tuyên bố trong hôm nay mà đã bắt đầu từ khi Pháp chấp nhận sự tồn tại của các tổ chức Hồi giáo Salafist có vũ trang ở Trung Đông và cuộc chiến sẽ tiếp diễn cho tới khi chúng ta thực hiện hành động mang tính quyết định tiêu diệt bọn chúng, với sự hỗ trợ của các đối tác ở các quốc gia Ả-rập và Hồi giáo.
Đề cập đến sự nguy hiểm của việc phiến quân IS giả làm người tị nạn và dân nhập cư để vào Châu Âu, vị chuyên gia tình báo nhấn mạnh rằng: “Cho đến thời điểm hiện tại, IS chưa lợi dụng làn sóng nhập cư bởi việc này với chúng quá mạo hiểm. Tuy nhiên, trong bối cảnh bọn khủng bố đang mất dần lãnh thổ và cảm thấy bị đe dọa, chúng ta không thể loại trừ bất biện pháp nào mà chúng có thể sử dụng”.