Hé lộ thỏa thuận ngầm Putin-Obama bên lề Thượng đỉnh G-20

(Kiến Thức) - Thỏa thuận ngầm Putin-Obama  bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Antalya đã thay đổi về chất và tăng cường chiến dịch không kích của Nga trong 24 giờ qua.

Sau thỏa thuận ngầm Putin-Obama, lần đầu tiên kể từ khi phát động chiến dịch không kích ở Syria,  máy bay của không quân Nga ngày 17/11 đã xuất phát từ lãnh thổ Nga tấn công các mục tiêu phiến quân Syria và IS, từ căn cứ không quân Morozovsk ở quận Rostov.
He lo thoa thuan ngam Putin-Obama ben le Thuong dinh G-20
Tổng thống Obama đã thảo luận riêng với Tổng thống Putin hơn 30 phút  bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Cho đến nay, các máy bay ném bom của Nga đều cất cánh từ căn cứ không quân gần Hmeymim, Latakia.

Lần đầu tiên Nga sử dụng các loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa

Đây cũng là lần đầu tiên, Không quân Nga sử dụng các máy bay ném bom chiến lược Tupolev Tu-160 và Tu-95.  Tupolev Tu-160 Blackjack là loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa và là máy bay chiến đấu lớn nhất thế giới, trong khi Tu-95 Bear là loại máy bay ném bom chiến lược có bốn động cơ phản lực cánh quạt và được sử dụng để phóng tên lửa hành trình.
Nguồn tin quân sự của debkafile lưu ý rằng việc Nga sử dụng các máy bay ném bom chiến lược đánh dấu sự gia tăng về tần suất và hỏa lực chống phiến quân và IS. Đây là lần thứ ba Nga dùng tên lửa hành trình chống lại các mục tiêu IS, sau khi phóng tên lửa hành trình Kalibr từ biển Caspean.
Nguồn tin phương Tây cho rằng sự gia tăng gấp bội về tần suất và hỏa lực của chiến dịch không kích của Nga ở Syria cho thấy quyết tâm thanh toán Nhà nước Hồi giáo của Tổng thống Nga Vladimir Putin, sau phiến quân IS thừa nhận đã đánh bom máy bay chở khách A321 của Nga ở Ai Cập. Tổng thống Putin cũng cho biết ông sẽ  phối hợp nỗ lực không kích IS với Tổng thống Pháp Francois Hollande, người sẽ đến thăm Moscow trong những ngày tới.
Tuy nhiên, theo debkafile, mục tiêu số 1 của chiến dịch không kích của Nga ở Syria vẫn là các nhóm phiến quân Syria đe dọa trực tiếp chính phủ Assad và phiến quân IS chỉ là mục tiêu thứ hai.

Tổng thống Obama chấp nhận hầu hết Kế hoạch Putin

Trong cuộc trò chuyện hơn 30 phút ngày 15/11 bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Obama đã bí mật chấp nhận hầu hết các điểm trong kế hoạch của Tổng thống Putin về giải pháp chính trị cho cuộc xung đột Syria , với ngoại lệ là điểm liên quan đến tương lai của Tổng thống Bashar Assad.
Điểm đầu tiên của kế hoạch Putin kêu gọi tăng cường các cuộc không kích của Mỹ và Nga chống lại các nhóm phiến quân từ chối tham gia các cuộc đàm phán hòa bình.
Theo các nguồn tin cảu dabkafile, thỏa thuận ngầm Putin-Obama cho phép 75% các cuộc không kích của Nga ở Syria ngày 17/11 nhằm vào các nhóm phiến quân khác nhau (ở tỉnh Hama và tỉnh Aleppo). Chỉ có 25% các cuộc không kích nhắm vào phiến quân IS và  Mặt trận Al-Nusra có quan hệ với tổ chức khủng bố al-Qaeda.
Tổng thống Obama cũng đã đồng ý để Nga mở rộng chiến dịch không kích ít nhất ba tuần. Ông cũng đồng ý việc Nga sử dụng  25 máy bay ném bom hạng nặng và nhiều máy bay chiến đấu bổ sung trong chiến dịch không kích IS  ở Syria.

Nga mua chuộc quan chức Ai Cập bằng tiền thưởng 50 triệu USD?

Trong khi đó, cũng trong ngày 17/11, Nga công bố  kết quả điều tra vụ máy bay chở khách A321 bị rơi  ngày 31/10 ở bán đảo Sinai gây ra cái chết của tất cả 224 hành khách và phi hành đoàn.
Người đứng đầu Cơ quan tình báo Nga (FSB)  đã kết luận rằng chuyến bay 9268 của Metrojet đã bị khủng bố đánh bom ngay sau khi cất cánh từ Sharm El Sheikh. Phía Ai Cập bác bỏ kết luận này và  tuyên bố hiện không có bằng chứng cho thấy chiếc máy bay Nga xấu số trên bị đánh bom khủng bố.
Nhưng Putin đã quyết định treo phần thưởng chưa từng có 50 triệu USD cho thông tin dẫn đến việc bắt giữ những kẻ đặt bom trên máy bay.Theo các nguồn tin chống khủng bố của debkafile,  lãnh đạo FSB tin chắc rằng quân đội và cơ quan an ninh Ai Cập biết chính xác kẻ đã đặt bom phá hủy máy bay A321 của Nga. Phần thưởng khổng lồ 50 triệu USD chắc sẽ làm xiêu lòng một số quan chức Ai Cập, khiến họ cung cấp thông tin mà chính phủ ở Cairo chưa muốn công bố.  Suy cho cùng thì 50 triệu USD quả là một số tiền rất lớn, khó có thể cưỡng lại.

Phiến quân IS hứng chịu đòn báo thù dữ dội của Nga

(Kiến Thức) - Báo thù vụ đánh bom máy bay chở khách ở Ai Cập, Nga đã dùng hàng chục máy bay ném bom chiến lược tấn công phiến quân IS ở  Syria.

Ngày 17/11, Nga đã tiến hành cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào các mục tiêu phiến quân IS tại Syria bằng máy bay ném bom chiến lượctên lửa hành trình phóng từ  Địa Trung Hải nhằm đáp trả vụ đánh bom máy bay chở khách A321 tại Ai Cập hồi tháng trước.
Bộ Quốc phòng Nga thông báo,  các máy bay ném bom chiến lược Tupolev Tu-22M3 Backfire, Tu-95MS Bear và Tu-160 Blackjack đã phóng tên lửa hành trình vào các mục tiêu IS tại Syria.

Những dấu hiệu cho thấy phiến quân IS ngày càng tuyệt vọng?

(Kiến Thức) - Tấn công khủng bố ở Paris, Beirut, Baghdad và đánh bom máy bay chở khách Nga là  dấu hiệu cho thấy tổ chức khủng bố IS ngày càng tuyệt vọng.

Trang web Atlantico của Pháp dẫn lời các chuyên gia tình báo cho hay, các vụ tấn công khủng bố của phiến quân IS tại Paris (Pháp), Beirut (Lebanon) và Baghdad (Iraq) cùng vụ máy bay Nga rơi ở Ai Cập do bị khủng bố gài bom là dấu hiệu cho thấy tổ chức khủng bố IS đang ngày càng tuyệt vọng.

Nhung dau hieu cho thay phien quan IS ngay cang tuyet vong?
Phiến quân IS đe dọa tấn công các thủ đô phương Tây. 
Phiến quân IS đang thay đổi chiến lược của chúng, tiến hành các vụ tấn công nhằm vào dân thường ngoài khu vực Trung Đông.
“Các chiến dịch quân sự của lực lượng Nga tại Syria và của nhóm người Kurd tại Iraq làm suy yếu đáng kể sức mạnh của nhóm IS và nhiều tổ chức Hồi giáo khác. Điều này khiến các thủ lĩnh khủng bố Salafist xem xét lại chiến lược của chúng để chứng minh “khả năng” tạo vấn đề trên toàn thế giới”, chuyên gia tình báo người Pháp Alain Chouet nhận định.
Theo Chouet, vụ khủng bố liên hoàn ở Paris tiếp diễn sau khi (nhóm khủng bố phá hủy) máy bay Nga tại Ai Cập và thực hiện các vụ tấn công trực tiếp nhằm vào người Shiite ở Beirut và Baghdad. Không còn nghi ngờ ngoài việc đây là sự mở màn cho những vụ tấn công khác nhằm vào các thành viên phương Tây trong liên minh chống IS. Nhóm khủng bố này sẽ cố gây gia tăng căng thẳng và thù hận giữa các cộng đồng Hồi giáo ở Châu Âu và các quốc gia khác mà chúng đang hiện diện.
Cựu nhân viên tình báo Pháp kiêm chuyên gia chống khủng bố Alain Rodier nhấn mạnh rằng những gì xảy ra tại Paris củng cố giả thuyết IS đang thay đổi chiến thuật.
Trước đó, phong trào Hồi giáo cực đoan này tập trung vào cuộc chiến tại Iraq và Syria cũng như ở “vùng ngoại ô” như Sinai, Libya, Afghanistan và Nigeria. Nhưng hiện giờ chúng đang thay đổi chiến thuật, tìm cách khẳng định sự tồn tài bằng cách reo rắc nỗi sợ hãi cho những “người ngoại đạo”.
Song, Rodier nói rằng “IS đã gặp nhiều thất bại trong mặt trận Syria-Iraq” và “đang trên bờ vực bị đánh bại”.
Theo Rodier, Pháp đang “ở trong cuộc chiến với các tổ chức Hồi giáo cực đoan (al-Qaeda và IS) và nhân dân chúng ta cần hiểu điều này rõ ràng”.
“Điều này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người dân, tác động đến nền kinh tế. Chúng ta sẽ trở thành mục tiêu của khủng bố và do vậy cần có những hành động ứng phó thích hợp, ít nhất hiện tại cần gạt sự chia rẽ chính trị sang một bên. Chúng ta cần phải cho thấy sự phản kháng”, Rodier nhận định.
Chuyên gia Chouet kết luận rằng cuộc chiến này không chỉ được tuyên bố trong hôm nay mà đã bắt đầu từ khi Pháp chấp nhận sự tồn tại của các tổ chức Hồi giáo Salafist có vũ trang ở Trung Đông và cuộc chiến sẽ tiếp diễn cho tới khi chúng ta thực hiện hành động mang tính quyết định tiêu diệt bọn chúng, với sự hỗ trợ của các đối tác ở các quốc gia Ả-rập và Hồi giáo.
Đề cập đến sự nguy hiểm của việc phiến quân IS giả làm người tị nạn và dân nhập cư để vào Châu Âu, vị chuyên gia tình báo nhấn mạnh rằng: “Cho đến thời điểm hiện tại, IS chưa lợi dụng làn sóng nhập cư bởi việc này với chúng quá mạo hiểm. Tuy nhiên, trong bối cảnh bọn khủng bố đang mất dần lãnh thổ và cảm thấy bị đe dọa, chúng ta không thể loại trừ bất biện pháp nào mà chúng có thể sử dụng”.