Nghi phạm “ong sát thủ” giết người hàng loạt

(Kiến Thức) - Từ đầu năm đến nay, đã có ít nhất 28 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương nặng ở Trung Quốc nghi do một loài ong khổng lồ tấn công. 

Các cuộc ong tấn công giết chết người diễn ra hàng loạt khiến giới quan chức Trung Quốc phải cảnh báo người dân tránh đi bộ qua các khu vực có cây cối rậm rạp. Hầu hết các cuộc tấn công này xảy ra tại tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. 

Nghi phạm trong các vụ giết người trên được đoán chính là loài ong Vespa mandarinia, một loài ong Châu Á khổng lồ có thể dài đến 5 cm với nọc độc dài 6 mm mang chất độc gây trấn động thần kinh mạnh. 

Ong bắp cày đang khủng bố dân ở Thiểm Tây, Trung Quốc
Ong bắp cày đang khủng bố dân ở Thiểm Tây, Trung Quốc 

Nó chính là loài ong bắp cày lớn nhất thế giới, phàm ăn và săn mồi rất hung dữ. Thậm chí loài ong này còn khét tiếng với khả năng có thể diệt toàn bộ tổ ong mật với hàng ngàn “lính gác”. Nó có khả năng bay với tốc độ chóng mặt tới 40 km/h và bay xa tới 100 km chỉ trong một ngày. 

Theo tờ báo Anh Th Guardian, nguyên nhân có sự gia tăng bất ngờ các vụ ong tấn công có thể thời tiết trong khu vực đã trở nên nóng hơn đã làm ong bắp cày sinh sản nhiều hơn và các ong thợ phải di chuyển sâu hơn vào những khu vực nông thôn hẻo lánh để kiếm mồi. 

Hiện Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Ankang, Thiểm Tây cùng các bệnh viện trong khu vực đã lập ra một đội y tế chuyên điều trị ong đốt, phối hợp với đội cứu hỏa đã loại bỏ hơn 300 tổ ong khỏi các khu dân cư để ngăn chặn các vụ ong giết người. 

Ảnh hiếm những con ong đẹp chưa từng thấy

(Kiến Thức) - Hình ảnh tuyệt đẹp về những con ong có bộ lông và cánh với màu sắc hết sức ấn tượng mà có bạn chưa bao giờ nhìn thấy trước đây.

Nhóm Khảo sát Địa chất của Mỹ đã bỏ rất nhiều công sức tìm tòi và chụp lại hình ảnh những con ong đẹp mê hồn trong suốt 6-7 năm qua.
Nhóm Khảo sát Địa chất của Mỹ đã bỏ rất nhiều công sức tìm tòi và chụp lại hình ảnh những con ong đẹp mê hồn trong suốt 6-7 năm qua.
Sam Droege, người đứng đầu nhóm khảo sát cho biết, dù họ chủ yếu tập trung vào việc chụp ảnh những con ong nhưng nhóm này cũng chú ý tới cả các loài côn trùng khác như sâu bướm và dế.
 Sam Droege, người đứng đầu nhóm khảo sát cho biết, dù họ chủ yếu tập trung vào việc chụp ảnh những con ong nhưng nhóm này cũng chú ý tới cả các loài côn trùng khác như sâu bướm và dế.

Những tuyệt chiêu phòng thân siêu dị của động vật

(Kiến Thức) - Sống trong môi trường tự nhiên nhiều nguy hiểm, động vật đều “thủ sẵn” những phương pháp tự vệ, trong đó có cả những cách thức tự vệ vô cùng quái dị.

Cá mút đá myxin. Khi bị làm phiền, cá mút đá sẽ rỉ ra protein từ các tuyến nhờn trên da. Những protein này khi tương tác với nước xung quanh sẽ tạo thành một lớp màng dày, nhày nhụa, trong suốt. Sau đó, lớp màng này tiếp tục lan rộng. Trên thực tế là nhiều thiết bị lặn đã không thể xuống được nơi cần xuống do lớp màng mà loài cá này tạo ra khi bị làm phiền. Hiện các nhà khoa học đang tìm cách tạo ra những chất liệu tương tự để sử dụng trong ngành công nghiệp thời trang.
Cá mút đá myxin. Khi bị làm phiền, cá mút đá sẽ rỉ ra protein từ các tuyến nhờn trên da. Những protein này khi tương tác với nước xung quanh sẽ tạo thành một lớp màng dày, nhày nhụa, trong suốt. Sau đó, lớp màng này tiếp tục lan rộng. Trên thực tế là nhiều thiết bị lặn đã không thể xuống được nơi cần xuống do lớp màng mà loài cá này tạo ra khi bị làm phiền. Hiện các nhà khoa học đang tìm cách tạo ra những chất liệu tương tự để sử dụng trong ngành công nghiệp thời trang. 
Hải âu phương bắc Fulmar. Loài này có tên khoa học là Fulmarus glacialis. Nó được phát hiện vào năm 1761. Từ Fulmar có nghĩa là “mòng biển hôi”. Điều này hoàn toàn đúng khi những con hải âu Fulmar nhỏ có một cơ chế tự vệ vô cùng độc đáo. Khi phải đối mặt với bất cứ cái gì: kẻ thù ăn thịt hay chỉ một con vật nào đó đi ngang, hải âu con sẽ nôn thẳng vào mặt “kẻ xâm phạm”. Những tia màu cam này tạo ra một mùi cá thối rất khó ngửi. Không chỉ có thế, dầu trong đống tạp chất mà hải âu con nôn ra sẽ khiến lông của kẻ thù bị dính chặt, khiến chúng không thể bay được. Khi những nạn nhân khốn khổ này muốn vùi mình xuống nước để thoát khỏi đống dầu này, chúng sẽ bị chết chìm do dầu đã khiến lông chúng không thể thành chiếc phao cứu hộ cho chúng được nữa.
 Hải âu phương bắc Fulmar. Loài này có tên khoa học là Fulmarus glacialis. Nó được phát hiện vào năm 1761. Từ Fulmar có nghĩa là “mòng biển hôi”. Điều này hoàn toàn đúng khi những con hải âu Fulmar nhỏ có một cơ chế tự vệ vô cùng độc đáo. Khi phải đối mặt với bất cứ cái gì: kẻ thù ăn thịt hay chỉ một con vật nào đó đi ngang, hải âu con sẽ nôn thẳng vào mặt “kẻ xâm phạm”. Những tia màu cam này tạo ra một mùi cá thối rất khó ngửi. Không chỉ có thế, dầu trong đống tạp chất mà hải âu con nôn ra sẽ khiến lông của kẻ thù bị dính chặt, khiến chúng không thể bay được. Khi những nạn nhân khốn khổ này muốn vùi mình xuống nước để thoát khỏi đống dầu này, chúng sẽ bị chết chìm do dầu đã khiến lông chúng không thể thành chiếc phao cứu hộ cho chúng được nữa.

Quái vật nào thắng trong cuộc chiến cá sấu và trăn?

(Kiến Thức) - Trong các cuộc chiến ác liệt giữa cá sấu và trăn, để nói rằng con nào chiếm ưu thế tuyệt đối dường như không đơn giản.

Những con trăn, với thế mạnh là cơ vô cùng khỏe, có thể làm bất cứ một con vật nào nghẹt thở, dập xương, và chết, kể cả là cá sấu.
Những con trăn, với thế mạnh là cơ vô cùng khỏe, có thể làm bất cứ một con vật nào nghẹt thở, dập xương, và chết, kể cả là cá sấu.
Không chỉ trên cạn, ngay cả dưới nước, trăn cũng khiến cá sấu phải bỏ mình.
Không chỉ trên cạn, ngay cả dưới nước, trăn cũng khiến cá sấu phải bỏ mình.