Nghỉ hưu làm suy giảm chức năng não nhanh chóng

Những người sau khi nghỉ hưu nên tiếp tục duy trì các hoạt động nhận thức để làm giảm hiện tượng mất trí nhớ và sa sút trí tuệ.

Các nhà khoa học tại University College London (UCL) ở Anh phát hiện ra rằng, chức năng nhận thức của những người ngừng làm việc khi về nghỉ  hưu bị suy giảm nhanh chóng.
Nguyên nhân có thể là do sự chấm dứt đột ngột của việc kích thích thần kinh thường xuyên, theo IFL Science. Kết quả nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Dịch tễ học châu Âu (European Journal of Epidemiology) vào tháng 12/2017.
Việc nghỉ hưu có thể làm cho chức năng não suy giảm nhanh chóng. Ảnh: Telegraph.
 Việc nghỉ hưu có thể làm cho chức năng não suy giảm nhanh chóng. Ảnh: Telegraph.
Nghiên cứu trên là một phần của cuộc điều tra sức khỏe dài hạn do UCL tiến hành gọi là Nghiên cứu Whitehall II.
Các nhà khoa học theo dõi 3.433 công chức trong khoảng thời gian 14 năm trước khi nghỉ hưu và 14 năm sau khi nghỉ hưu. Họ thường xuyên cho những người tham gia thực hiện hàng loạt các bài kiểm tra, bao gồm bài kiểm tra đánh giá bộ nhớ.
Kết quả cho thấy, nghỉ hưu tác động đáng kể đến sức khỏe tinh thần của người dân. Những người nghỉ hưu có sự suy giảm nhận thức trong trí nhớ từ ngữ (verbal memory) nhanh hơn 38% so với trước khi họ ngừng làm việc.
"Nếu bạn càng có nhiều hoạt động nhận thức sau khi nghỉ hưu, bạn càng làm giảm nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ. Tôi không nói về việc chơi trò giải đố Sudoku, nhưng bạn hãy làm một điều gì đó hoàn toàn khác so với công việc của mình, chẳng hạn như đi giúp đỡ trong bệnh viện hoặc dạy học. Điều quan trọng nhất là tương tác với mọi người" - Cary Cooper, một chuyên gia tâm lý, cho biết.

Món quà sinh nhật bất ngờ của bố mẹ chồng

Trước đây, tôi từng rất tự hào với cuộc sống hôn nhân của mình. Chồng đẹp, con khôn, không những vậy tôi còn may mắn có được bố mẹ chồng rất tuyệt vời. Lúc nào ông bà cũng yêu thương và xem tôi như con gái của mình.

Nhưng bi kịch xảy ra với tôi cách đây gần 5 năm. Ngày ấy tôi đang mang thai đứa con thứ 2. Cả nhà ai cũng nâng niu đứa cháu nội bé bỏng nên bắt chồng tôi sau khi tan làm phải đón tôi về nhà chứ không được để tôi đi xe một mình.

Tăng tuổi nghỉ hưu: Lợi và hại

Cùng đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu của nữ lên 60 tuổi, nam lên 62 tuổi trong Dự thảo Bộ luật Lao động, Bộ LĐ-TB-XH - đơn vị xây dựng dự luật cũng vừa công bố đánh giá tác động của các phương án với tuổi nghỉ hưu.
 

Theo Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi, Bộ LĐ-TB-XH đưa ra 2 phương án về tuổi nghỉ hưu. Theo đó, phương án 1 là tiếp tục giữ tuổi như hiện hành (nữ đủ 55 tuổi, nam đủ 60 tuổi). Phương án 2: Từ 1-1-2021, khi nữ đủ 55 tuổi, nam đủ 60 tuổi mỗi năm sẽ tăng thêm thời gian làm việc 6 tháng, cho tới khi nữ đủ 60 tuổi (lộ trình tới năm 2031), nam đủ 62 tuổi (lộ trình tới năm 2024). "Đây là một đề xuất thay đổi chính sách và dự đoán sẽ có tác động lớn đến kinh tế, xã hội và tác động về giới", Bộ LĐ-TB-XH đánh giá.

Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 với nam và 60 với nữ

"Từ ngày 1-1-2021, lao động nam đủ 60 tuổi, nữ 55 cứ mỗi năm tăng thêm 6 tháng làm việc cho đến khi nam đủ 62, nữ 60 tuổi sẽ nghỉ hưu".

Từ ngày 1/1/2021, lao động nam đủ 60 tuổi, nữ 55 cứ mỗi năm tăng thêm 6 tháng làm việc cho đến khi nam đủ 62, nữ 60 tuổi sẽ nghỉ hưu? - Ảnh: TTO
 Từ ngày 1/1/2021, lao động nam đủ 60 tuổi, nữ 55 cứ mỗi năm tăng thêm 6 tháng làm việc cho đến khi nam đủ 62, nữ 60 tuổi sẽ nghỉ hưu? - Ảnh: TTO