Nghe lén 14.000 điện thoại: Chủ Việt Hồng tù 2 năm... đến tử hình?

(Kiến Thức) - Giới luật sư "mổ xẻ" trách nhiệm của Công ty TNHH Công nghệ Việt Hồng trong vụ việc kinh doanh phần mềm nghe lén 14.000 điện thoại tại Việt Nam.

Nhẹ 2 năm, nặng tử hình
Trao đổi với Kiến Thức về trách nhiệm của Việt Hồng trong vụ việc này, Luật sư. ThS Mai Đức Tân – Công ty Luật Hợp Danh INCIP (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho biết: Hành vi này có dấu hiệu phạm tội theo Điều 125 Bộ luật hình sự: Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.
Theo đó, người có hành vi phạm tội này nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự có thể phải chịu hình phạt tù cao nhất là 2 năm và bị phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ từ 1 đến 5 năm. Tuy nhiên, theo ông Tân thì để xử lý hành vi trên Cơ quan công an phải tiến hành điều tra mới có thể xác định được người phạm tội và hành vi phạm tội.
Slogan "chuyên nghiệp" của Công ty Công nghệ Việt Hồng.
Slogan "chuyên nghiệp" của Công ty Công nghệ Việt Hồng.
"Ngoài ra, trường hợp cá nhân nào sử dụng các thông tin, nội dung, dữ liệu có được từ phần mềm này để thực hiện các hành vi như: thanh toán, rút tiền… nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác thì có thể bị xử lý hình sự theo Điều 226b Bộ luật hình sự: Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Mức hình phạt cao nhất là tù chung thân. Đồng thời, có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”, Luật sư Tân nói.
“Trường hợp cá nhân nào cài phần mềm này để theo dõi, nghe lén, thu thập thông tin để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thì có thể bị xử lý hình sự theo Điều 80 Bộ luật hình sự: Tội gián điệp. Mức hình phạt cao nhất là tử hình”, Luật sư Tân khẳng định.
Cũng theo ông Tân thì Công ty Việt Hồng cũng như các chủ thể mua phần mềm và cá nhân có liên quan, tùy theo tính chất và mức độ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, bồi thường trách nhiệm dân sự và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự trên cơ sở kết luận điều tra của cơ quan Công an.
Tường tận mọi sai phạm
Trao đổi với Kiến Thức, đại tá Lê Hồng Sơn - Trưởng Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao Công an TP Hà Nội (PC50) cho biết, đến thời điểm này đã có hơn 14.000 thuê bao bị cài phần mềm theo dõi Ptracker do Công ty TNHH Công nghệ Việt Hồng cung cấp.
Phần mềm này còn có chức năng theo dõi vị trí trực tuyến của điện thoại, theo dõi lịch sử vị trí của điện thoại, điều khiển chức năng ghi âm của điện thoại và nghe lại các file đã ghi âm bằng điện thoại. Các thông tin trên sẽ được lưu giữ tại máy chủ của Việt Hồng.

Những khách hàng mua phần mềm này muốn sử dụng các tính năng của phần mềm thì khởi động phần mềm bằng cách vào tính năng gọi điện thoại của máy và nhập mã số do Công ty Việt Hồng cấp.

Việc thanh tra cho thấy có rất nhiều thông tin nhạy cảm đang được lưu giữ tại máy chủ của Công ty Việt Hồng như thông tin giao dịch giữa người dùng điện thoại với ngân hàng, xác nhận tài khoản Facebook, viber, thông tin giao dịch kinh doanh, quan hệ nam nữ. Nhân viên kỹ thuật của Công ty Việt Hồng có thể xem, xóa và khai thác thông tin cá nhân này.

Đáng chú ý, phần mềm này được sử dụng nhiều cho mục đích lấy cắp và theo dõi thông tin cá nhân của người khác. Theo kết luận thanh tra, 4/4 trường hợp cài đặt phần mềm này là để theo dõi giám sát người khác mà không phải người sử dụng điện thoại tự cài vào máy mình. Tại thời điểm thanh tra, có 670 khách hàng đang sử dụng phần mềm, số lượng tài khoản đã từng cài phần mềm là 14.140 trong đó Công ty Việt Hồng vẫn lưu giữ thông tin riêng của 7.447 tài khoản ở máy chủ.
Công ty Việt Hồng thu về hơn 900 triệu đồng trong thời gian từ tháng 9/2013 đến thời điểm thanh tra.
Cơ quan công an làm việc với đại diện của Công ty Việt Hồng.
Cơ quan công an làm việc với đại diện của Công ty Việt Hồng.
Lý giải về vấn đề chưa cung cấp thuê bao bị theo dõi cũng như cá nhân cài phần mềm theo dõi, đại tá Sơn chia sẻ: “Nếu công bố sẽ liên quan đến những bí mật đời tư cá nhân của rất nhiều người, rất nhiều gia đình. Nếu như công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng thì sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới bản thân người bị cài đặt".
"Trường hợp người chồng phát hiện mình bị cài đặt phần mềm nghe lén, khi đến cơ quan công an thì xác định được chính là người vợ của mình cài Ptracker trên máy của chồng. Trong trường hợp này, hạnh phúc của gia đình chắc chắn bị ảnh hưởng. Người vợ nếu xét theo các quy định của pháp luật thì đã vi phạm vào các điều khoản cấm, trong đó có việc xâm phạm đời tư cá nhân. Chính vì vậy, Phòng PC50 mới chỉ lưu giữ toàn bộ các nội dung liên quan đến cơ sở dữ liệu của Cty Việt Hồng, chứ chưa gửi thông báo tới từng thuê bao một", ông Sơn phân tích thêm.
Đại bản doanh của Công ty Công nghệ Việt Hồng nằm ở tầng 4 tòa nhà cao 7 tầng ở đường Tô Vĩnh Diện, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Đại bản doanh của Công ty Công nghệ Việt Hồng nằm ở tầng 4 tòa nhà cao 7 tầng ở đường Tô Vĩnh Diện, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Cũng theo Đại tá Lê Hồng Sơn, vụ việc sẽ được Phòng PC50 tiến hành hoàn thiện hồ sơ, đồng thời sớm đưa các đối tượng liên quan đến vụ việc ra truy tố trước pháp luật. Không chỉ có vậy, việc này phải được xử lý nghiêm, để mang tính chất răn đe đối với hành vi xâm phạm đời tư cá nhân.
Người lao động hoang mang, lo lắng
Ngay sau khi thông tin Công ty TNHH Công nghệ Việt Hồng bán cài đặt phần mềm nghe lén điện thoại cho một số doanh nghiệp được truyền đi, dư luận đã rất bức xúc và người lao động cực kỳ hoang mang vì e ngại mình có thể cũng không may mắn bị nghe lén.
Anh Nguyễn Văn Công (32 tuổi, ở Ninh Bình, đang làm việc tại một công nhân xây dựng trên địa bàn Cầu Giấy, Hà Nội) nói: “Tôi cảm thấy bất an và thấy bị xúc phạm, nếu công ty của mình cũng mua phần mền nghe lén, theo dõi thông tin cá nhân của tôi”.
Còn chị Nguyễn Hải Hòa (23 tuổi, ở Thanh Hóa, hiện đang là nhân viên công sở một doanh nghiệp tại Hà Nội) bức xúc nói: "Dù với bất kỳ lý do gì thì tôi cũng không đồng tình với việc doanh nghiệp mua phần mềm nghe lén điện thoại cá nhân của mình".

Nóng: 14.000 điện thoại tại VN bị nghe lén bằng ptracker

Điện thoại bị theo dõi tin nhắn, danh bạ, ghi âm cuộc gọi, định vị điện thoại, quay phim, chụp ảnh..., gửi dữ liệu về máy chủ của Công ty Việt Hồng.

Đó là kết quả thanh tra của đoàn thanh tra liên ngành gồm thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao- PC50 (Công an Hà Nội).
Ảnh minh họa
 Ảnh minh họa

Nên cấm nhân viên "chơi" Facebook trong giờ hành chính?

(Kiến Thức) - Các doanh nghiệp của Mỹ đang có những thái độ khác nhau về việc nên hay không nên bắt nhân viên từ bỏ Facebook trong giờ làm việc.

Với sự phát triển của công nghệ , trong khoảng vài thập kỷ gần đây, máy tính và mạng internet đang trở thành một phần không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Các nhân viên thay vì phải ra công trường trực tiếp làm việc thì ngồi lì trên máy đủ 8 tiếng đồng hồ.

Các nhân viên bị cấm Facebook vì các ông chủ cảm thấy lancg phí thời gian.
Các nhân viên bị cấm Facebook vì các ông chủ cảm thấy lancg phí thời gian.
Đi theo xu hướng của thời đại, các mạng xã hội bùng nổ như Facebook, Twitter, LinkedIn... thu hút hàng triệu người sử dụng và theo dõi. Các nhân viên công sở cũng tranh thủ trong lúc làm việc để lướt qua các thông tin trên các trang xã hội này.
Tuy nhiên, đối với một số ông chủ các doanh nghiệp Mỹ, việc nhân viên của mình sử dụng Facebook là một sự lãng phí nghiêm trọng và tiêu tốn thời gian làm việc. Theo thống kê cứ 5 người Mỹ thì 1 người bị các ông chủ của mình cấm sử dụng Facebook trong giờ làm việc.
Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nhân viên tại Mỹ bị cấm tham gia các mạng xã hội trong giờ làm việc.

Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nhân viên tại Mỹ bị cấm tham gia các mạng xã hội trong giờ làm việc.

"Thời gian dành cho Facebook bị xem là lãng phí thời gian tại các công ty nhưng việc cấm đoán nó chỉ có ý nghĩa bề nổi", Angelo Kinicki - giáo sư về quản trị khoa Kinh doanh tại Đại học bang Arizona - cho biết: "Khi mọi người đi làm việc, họ ngồi tập trung và làm việc 8 giờ liên tục? Không, tâm trí của chúng tôi không thể tập trung tới mức độ như vậy".

Ông tiếp tục chia sẻ quan điểm của mình khi một nhân viên sử dụng đến 2 tiếng đồng hồ để vào mạng xã hội là một sự lãng phí nghiêm trọng, nhưng nếu chỉ dành 15 phút để lướt mạng thì không phải là một vấn đề lớn. "Facebook, email cá nhân, và chat với bạn bè trong thời gian ngắn là cách giải tỏa áp lực hữu hiệu nhất, giúp nhân viên hăng hái tiếp tục làm việc".

Giáo sư Angelo Kinicki đưa ra 4 lý do để cấm Facebook các nhân viên của mình sẽ phản lại tác dụng:

Khiến các nhân viên trẻ tuổi thấy nhàm chán

Thế hệ trẻ là những người sử dụng phương tiện truyền thông nhiều nhất và quen với việc thường xuyên tiếp xúc với mạng xã hội khi còn ở nhà. Nếu bạn cấm đoán Facebook, các doanh nghiệp sẽ mất đi lượng nhân viên trẻ dồi dào, giàu tiềm năng trong quá trình chuyển giao giữa các thế hệ.

Áp lực đè nặng lên nhân viên

Khi đặt ra quá nhiều những luật lệ khắt khe, các nhân viên cảm thấy không có sự hỗ trợ và tin tưởng mình đến từ ban lãnh đạo, áp lực đè nặng và giảm năng suất làm việc.

Các nhân viên cần nghỉ giải lao và giải trí. Đó giống như cách rút phích cắm để cho chiếc máy của bạn được nghỉ ngơi vậy. Nhân viên sẽ luôn thoải mái tư tưởng và luôn gắn bó với công ty.

Thiếu sự tin tưởng

Việc cấm sử dụng mạng xã hội trong giờ làm việc đôi khi khiến nhân viên hiểu nhầm rằng bạn không tin tưởng họ. Lời khuyên của giáo sư Kinicki là: “Những nhân viên có trách nhiệm luôn biết mình cần phải làm gì. Miễn là những việc mà bạn giao họ vẫn hoàn thành đúng hạn và đảm bảo chất lượng. Còn khoảng thời gian 15 phút dành cho mạng xã hội của họ hoàn toàn không đáng lo ngại”.

Phá vỡ sự cân bằng trong công việc

Giáo sư Kinicki nói: “Đối với nhiều người, mạng xã hội chỉ đơn giản là một hình thức giải trí. Lướt Facebook 15 phút không khác gì việc bạn cho nhân viên nghỉ ra ngoài hút thuốc hay làm những hoạt động tương tự vậy”.

Vai vế loạt chủ tịch ngân hàng thế hệ 6x Việt

Những banker thuộc thế hệ 6x phần lớn đều là chủ những tập đoàn lớn tại Việt Nam.