![]() |
Trung tâm giám sát, điều hành thông minh (IOC) tỉnh Hải Dương sẽ được ra mắt ngày chuyển đổi số 26/3/2022. |
![]() |
Ngày 26/3/2021, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương đã ban hành Nghị quyết số 06 về chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025. |
![]() |
Trung tâm giám sát, điều hành thông minh (IOC) tỉnh Hải Dương sẽ được ra mắt ngày chuyển đổi số 26/3/2022. |
![]() |
Ngày 26/3/2021, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương đã ban hành Nghị quyết số 06 về chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025. |
Theo hồ sơ vụ án, khoảng 9h ngày 7/8/2012, người dân phát hiện tại khu vực Quốc lộ 21B đang thi công thuộc địa phận thôn Câu Thượng, xã An Nội, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam có một xác chết bị vùi trong cát. Nạn nhân là nữ, khoảng 18 - 22 tuổi, được phát hiện trong tình trạng không mặc áo, bị nhiều vết chém ở vùng cổ và đầu, thi thể đang trong thời kỳ phân hủy. |
Nạn nhân không có giấy tờ tùy thân, những vật dụng cá nhân tối mà những cô gái trẻ thường mang theo như điện thoại di động, nhẫn, dây chuyền, đồng hồ hay bông tai đều không có. Nhận định đây có thể là một vụ án mạng giết người, cướp tài sản, Công an tỉnh Hà Nam đã nhanh chóng triển khai lực lượng khẩn trương khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. |
Quá trình khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra phát hiện cách nơi chôn vùi xác chết khoảng 3m, có một đôi dép và chiếc áo của nạn nhân đã bị cắt rách, vùi dưới cát. Công an nhận định đối tượng gây án đã chém chết nạn nhân rồi vùi cát lên, sau đó giấu áo và đôi dép của nạn nhân. Vụ án xảy ra gây chấn động vùng quê vốn yên ả thanh bình khiến dư luận hoang mang, bất an. Vì vậy, Ban giám đốc Công an tỉnh Hà Nam đã thành lập Ban chuyên án với quyết tâm phá án nhanh. |
Do địa bàn gây án là khu công trường đang thi công dang dở nên vắng vẻ, không có nhân chứng; hiện trường vụ án lại gần đường Quốc lộ 21B, một nút giao thông quan trọng đi qua các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hưng Yên. Bên cạnh đó, tung tích nạn nhân vẫn đang là một ‘ẩn số” nên việc khoanh vùng đối tượng, xác định thủ phạm cũng gặp nhiều khó khăn. |
\Vì vậy, Ban chuyên án đã gửi thông báo tìm tung tích nạn nhân tới các huyện, thành phố trong tỉnh Hà Nam và các tỉnh lân cận như Nam Định, Hưng Yên, Ninh Bình, Hòa Bình... Kết quả hồi âm ban đầu cho thấy, trên địa bàn xã An Nội và huyện Bình Lục nơi phát hiện vụ án mạng không có trường hợp nữ giới nào có đặc điểm tương tự như nạn nhân mà cơ quan điều tra thông báo tìm tung tích thời điểm này bị “mất tích”. |
Với tinh thần làm việc cực kỳ khẩn trương, sau đó, Ban chuyên án nhận được thông tin có 15 trường hợp người thân mất tích có đặc điểm tương tự xin được nhận dạng. Tuy nhiên, lần lượt xác minh, cả 15 trường hợp đến nhận dạng đều không ai nhận là bị hại của vụ án. Ban chuyên án cũng đã rà soát, triệu tập 20 đối tượng nghi vấn tại địa phương để đấu tranh làm rõ, tuy nhiên những người này đều có chứng cứ ngoại phạm. Chuyên án tưởng như đi vào ngõ cụt… |
Ngày 8/8/2012, Công an tỉnh Nam Định phát hiện tại khu vực ki-ốt 23 bãi tắm Thịnh Long, thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu có một trường hợp tên là Lò Thị Hợp (SN 1992, đăng ký hộ khẩu thường trú tại phường Trung Tâm, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) là nhân viên bán hàng của ki ốt này xin nghỉ việc đi Hà Nội giải quyết việc riêng từ 8h ngày 4/8/2012, đến nay chưa về. |
Chủ ki ốt thuê chị Hợp bán hàng là vợ chồng anh Nguyễn Văn Doanh cho biết, vợ chồng anh thuê chị Lò Thị Hợp và chị họ của chị Hợp là chị Lò Thị Quân làm nhân viên bán hàng. Quá trình làm việc tại đây, chị Hợp tỏ ra là người chịu khó, chăm chỉ, quan hệ đúng mực. |
Sáng 4/8/2012, chị Hợp có xin phép chủ nhà cho nghỉ làm để lên Hà Nội tìm thuê nhà trọ cho em. Theo yêu cầu của chị Hợp, vợ chồng anh Doanh đã cho chị vay 4,8 triệu đồng làm lộ phí. Khi đi, chị Hợp mang theo số tiền trên cùng một túi xách đựng quần áo, một túi xách tay đựng đồ nữ trang, một máy nghe nhạc và một điện thoại di động Samsung. |
Chị Lò Thị Quân, chị họ của Hợp làm cùng ki ốt cho biết thêm, chiều 3/8/2012, chị Hợp có hẹn sáng mai sẽ lên chỗ bạn trai chơi, rồi đi từ sáng 4/8/2012, không thấy về. Chị Quân đã gọi điện cho chị Hợp nhưng điện thoại tắt máy, không liên lạc được. Sau khi tiến hành đối chiếu dấu vân tay, Ban chuyên án xác định nạn nhân bị sát hại ở khu vực thôn Cầu Thượng, xã An Nội, huyện Bình Lục chính là chị Lò Thị Hợp. |
![]() |
Cơ quan Cơ quan Điều tra Công an tỉnh Hà Nam phối hợp với công an tỉnh Nam Định khẩn trương điều tra, khoanh vùng thủ phạm. Đến 14h ngày 9/8/2012, Cơ quan Điều tra xác định đối tượng sát hại nạn nhân Lò Thị Hợp chính là Trần Văn Sơn (SN 1992, trú tại thôn Cửa, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) - “bạn trai” đã hẹn hò với nạn nhân. |
![]() |
Nhà tên Sơn ở gần hiện trường vụ án, trước và sau khi xảy ra vụ án Sơn có mặt ở địa phương, đặc biệt sáng 4/8/2012, Sơn là người đã đón chị Hợp ở khu vực cầu Họ, xã Trung Lương. Từ kết quả xác minh trên, Ban chuyên án quyết định bắt khẩn cấp đối tượng Trần Văn Sơn, nhưng khi đến nhà hắn thì gia đình cho biết Sơn cùng anh trai đi Phủ Lý lấy giấy tờ xe máy mới mua. |
Các mũi trinh sát đã tập trung truy tìm và phát hiện Sơn đang ngồi sau xe máy do anh trai chở đi trên Quốc lộ 21B hướng Trung Lương đi TP Phủ Lý. Trinh sát đã bám sát, khống chế, bắt gọn Sơn. Tiến hành khám xét khẩn cấp nơi ở của Sơn, Công an thu giữ một dây chuyền bằng kim loại màu vàng, một máy nghe nhạc, một điện thoại Samsung. |
Tại Cơ quan Công an, trước những chứng cứ không thể chối cãi, Trần Văn Sơn đã cúi đầu nhận mình chính là hung thủ đã sát hại dã man chị Hợp để cướp tài sản. Hắn khai nhận, khoảng đầu tháng 7/2012, hắn đi nghỉ mát tại bãi biển Thịnh Long (huyện Hải Hậu, Nam Định), tình cờ ghé quán của chị Hợp uống nước, nghỉ ngơi. |
Thấy cô chủ quán xinh đẹp, trẻ trung nên Sơn đã làm quen, tán tỉnh. Qua câu chuyện, Sơn “úp mở” giới thiệu mình là một công tử nhà giàu quê ở TP Nam Định nhưng công tác ở Hà Nội, nghỉ hè rảnh rỗi mới có thời gian xuống đây tắm biển, nghỉ ngơi. Tỏ ra rất ga lăng, Sơn đã mời chị Hợp có dịp lên nhà mình chơi, hoặc có việc lên Hà Nội thì cứ điện thoại cho hắn một câu, “dẫu em có ở đâu anh cũng sẽ đến đón”. |
![]() |
Trước gã thanh niên đẹp trai, đô con, có tài “chém gió” như thế thì một cô gái quê như chị Hợp bị “choáng váng, say nắng” là điều dễ hiểu. Khi Sơn ngỏ ý muốn xin số điện thoại để tiện liên lạc, chị Hợp đã vui vẻ cho ngay. Những ngày sau đó, Sơn và chị Hợp thường xuyên liên lạc với nhau. Chưa đầy tuần sau, Sơn buông lời tán tỉnh, bày tỏ tình yêu với Hợp và được cô gái trẻ nhận lời. |
Gần một tháng kể từ ngày quen nhau, tối 3/8/2012, chị Hợp hẹn hôm sau lên chỗ Sơn chơi. Đến khoảng 8h ngày 4/8/2012, chị Hợp bắt xe khách lên chỗ Sơn. Trước khi đi và trên đường đi, chị Hợp đã liên lạc nhiều lần bằng điện thoại với Sơn. Có điều, chàng “bạch mã hoàng tử” hẹn đón người yêu ở nhiều địa điểm như Bến xe Nam Định, Trạm thu phí Mỹ Lộc nhưng lại thất hứa, không ra đón. |
Sau đó, Sơn đón chị Hợp tại khu vực cầu Họ, xã Trung Lương bằng xe máy nhãn hiệu Wave RS, BKS: 90B1-12662. Sau khi cả hai uống nước ở một quán giải khát, Sơn chở thẳng người đẹp đến nhà nghỉ An Sinh, thuộc xã Trung Lương để “tâm sự”. Sau khi thỏa mãn, tên Sơn có ý định sát hại chị Hợp để cướp tài sản. |
Đến khoảng 19h, Sơn đưa chị Hợp đi ăn tối rồi cả hai lượn phố phường. 21h, hắn chở chị Hợp ra QL21B thuộc địa phận thôn Câu Thượng, xã An Nội thì dừng lại, Sơn bảo chị Hợp xuống xe. Cô gái rời xe máy, bỡ ngỡ nhìn bãi cát hoang vu không hiểu ý đồ của chàng người yêu đưa mình đến đây để làm gì thì bất ngờ hắn mở cốp lấy con dao phay chuẩn bị sẵn, chém liên tiếp khiến nạn nhân tử vong không kịp kêu một tiếng. |
Sau đó, hắn lạnh lùng dùng dao cắt áo chị Hợp, mang áo và đôi dép đi giấu cách vị trí gây án khoảng 3m. Giấu xong, hắn kéo nạn nhân vào giữa khe hai đống cát, tháo sợi dây chuyền, lấy điện thoại rồi cào cát phủ lên. Sau đó, Sơn đi về phía làng Vòi, xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Lộc vứt dao xuống ao đình rồi quay lại nhà nghỉ An Sinh lục tìm đồ đạc còn lại của chị Hợp. |
Sau khi lấy đi những vật dụng có giá trị, hắn đem quần áo và túi xách của nạn nhân ra cầu Châu Giang, xã Hưng Long, huyện Bình Lục vứt xuống sông. Tên sát thủ yên chí rằng hắn gây án vào ban đêm, vả lại đã xóa dấu vết, phi tang vật chứng nên Công an sẽ không thể tìm ra hắn. Không ngờ, chỉ 5 ngày sau khi gây án, hắn đã bị tóm gọn. |
Việc Sơn bị bắt về hành vi giết người cướp của khiến gia đình và hàng xóm của hắn vô cùng bàng hoàng, bởi trước nay Sơn là một thanh niên hiền lành tử tế, vừa mới tốt nghiệp trường Trung cấp Thủy lợi. Ngày 30/11/2012, TAND tỉnh Hà Nam đã tuyên phạt Sơn mức án tù chung thân tội giết người và 4 năm tù tội cướp tài sản. Tổng hình phạt chung là tù chung thân. |
>>> Xem thêm video: 2 tử tù bị oan hồn 'báo oán' rùng rợn - Luật nhân quả? Nguồn: ANTV.
Hội thảo Toán Tin ứng dụng trong Chuyển đổi số Nông nghiệp, Thực phẩm và Phát triển nông thôn dự kiến được tổ chức vào ngày 4/12 tới, tại hai đầu cầu Hà Nội và TP. Huế. Đây là một diễn đàn khoa học với mục đích giới thiệu các kết quả nghiên cứu khoa học điển hình về ứng dụng Toán và Tin học trong định hướng chuyển đổi số các ngành và lĩnh vực Nông nghiệp, Thực phẩm và Phát triển nông thôn (AgriFood & Rural Development).
Hội thảo do Trung tâm UNESCO về Toán, Viện Toán học, Viện Hàn Lâm Khoa học Việt Nam, Hợp tác xã Nông nghiệp số và UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức nhằm kết nối các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, doanh nghiệp và nông dân hướng tới nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân thông minh. Hội thảo cung cấp các nghiên cứu ứng dụng cập nhật và mới nhất trong các lĩnh vực nêu trên với 5 báo cáo mời và một 1 phiên tọa đàm thảo luận.
![]() |
Chuyển đổi số hiện nay là từ khoá được quan tâm nhất không riêng tại Việt Nam và còn cả trên thế giới. Mức độ tiếp cận, vận dụng Chuyển đổi số thì lại đang khác nhau dựa trên trình độ phát triển của mỗi quốc gia và với các quốc giá đang phát triển, phụ thuộc vào mức độ quan tâm và lãnh đạo của quốc gia. Chuyển đổi số có được các tác động hết sức to lớn, và nó thể hiện rất rõ trên các bộ chỉ số đánh giá của thế giới, thành quả chuyển đổi số được thể hiện vào thực tiễn ở những quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Israel và Trung Quốc. Xét về khía cạnh công nghệ trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thì tiến trình chuyển đổi số về bản chất phụ thuộc rất nhiều vào nền tảng các công nghệ lõi và sự phát triển khoa học tự nhiên mà chúng ta thường ít nhắc đến mà chỉ nghĩ rằng tầng ứng dụng là biểu thị của sự về đích của chuyển đổi số.
Vậy, nền tảng khoa học tự nhiên được nói đến ở đây là gì? Đó là Toán học, Vật lý, Sinh học và đặc biệt là Tin học. Đây cũng chính là nền tảng của một quốc gia nếu muốn bước vào công cuộc chuyển đổi số.
Đất nước ta mặc dù chưa sáng chế, làm chủ các công nghệ lõi trong các lĩnh vực như 5G/6G, AI, BigData, AR/VR, UAV, IoT…nhưng lại có một lực lượng hùng hậu các nhà khoa học tự nhiên có khả năng xác định và đưa ra các giải pháp căn bản dựa trên khoa học phục vụ cho việc xây dựng các ứng dụng, tối ưu các tham số trên các công nghệ lõi để phục vụ cho các lĩnh vực nòng cốt, thế mạnh của đất nước như nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và vấn đề logistic, phân phối thị trường.
Các bài toán đặt ra hoặc cần chúng ta xây dựng từ lĩnh vực nông, lâm, thuỷ hải sản, thực phẩm và khu vực nông thôn nhằm phục vụ cho công tác quản lý ngành, phục vụ cho người dân vẫn được lấp đầy hàng ngày. Tuy nhiên, việc tìm lời giải và có lời giải tối ưu cho các đề bài đó vẫn chưa tìm được, nguyên nhân là chúng ta đang tách rời các khoa học với nhau. Chúng ta thường hay cho rằng vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân là việc của các nhà khoa học nông nghiệp mà quên rằng đó là các vấn đề hội tụ, là các hàm nhiều biến, nhiều phương trình và việc cùng thiết lập bài toán với nhau trên cơ sở tri thức ngành mới tìm ra được đáp số tốt nhất.
Việc xây dựng được các mô hình tính toán, thu thập dữ liệu, rồi xử lý số liệu, dự đoán xác suất xẩy ra mà chúng ta vẫn dùng trên các ứng dụng, các công nghệ mới trong CMCN4.0 là AI, Big Data, IoT…chính là biểu hiện của Toán học, đó là xác suất thống kê, là toán tối ưu toàn cục, là toán rời rạc, là topo, là automat…và được chuyển hoá thành Tin học.
TS Alan Phan từng nói: “Việt Nam có hai lợi thế để phát triển được đất nước đó là nông nghiệp và công nghệ thông tin”. Toán học và Tin học chuyên ngành vô cùng quan trong của một đất nước trong kỷ nguuyên 4.0 và không xa là 5.0, nó phải được hoà quyện với những lĩnh vực khoa học thường thức như nông nghiệp, sinh học, tài nguyên đất, nước, rừng…thì mới khai thác tối ưu được “nguyên khí” và “tài nguyên” của Việt Nam ta.
Hiện nay, các hoạt động của Chuyển đổi số đã được thể chế hoá qua các Nghị quyết của Đảng, Quyết định của Thủ tướng, các Bộ, ngành, địa phương cũng đã vào cuộc sâu rộng. Một số mô hình hay về chuyển đổi số đối với các trục Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số cũng đã được đúc rút, tuy nhiên vẫn thiếu các “nền tảng thực thụ” là nền tảng tri thức ngành. Chúng ta cần tận dụng những giá trị tốt đẹp của tiến trình này nhằm đưa Toán học và Tin học vào thực tiễn các lĩnh vực kinh tế xã hội của đất nước.
Do đó, Hội thảo “Toán tin ứng dụng trong chuyển đổi số nông nghiệp, thực phẩm và nông thôn” do Trung tâm UNESCO về Toán học thuộc Viện Toán học Việt Nam cùng phối hợp tổ chức cùng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Hợp tác xã Nông nghiệp Số là một diễn đàn để các nhà khoa học liên ngành, xuyên ngành có thể làm việc với nhau để hội tụ các khoa học nhằm đưa Việt Nam tham gia tiến trình chuyển đổi số một cách căn cơ nhất.