Hy Lạp là một vùng đất có bề dày lịch sử cổ đại với hầu hết các công trình kiến trúc và đồ tạo tác vẫn còn giữ được khá nguyên vẹn. Nằm đâu đó trong Quần đảo Aegean phía Đông là nhà thờ Panagia Kakaviotissa, một nhà thờ lộ thiên, không có mái vì được xây dựng bên trong một miệng hang khoét sâu.
Nhà thờ Panagia Kakaviotissa được xây dựng trên ngọn núi “Kakavos”, và được mệnh danh là một trong những nhà thờ đẹp và độc đáo nhất Hy Lạp.
![]() |
Nhà thờ Katskhi nằm chót vót trên một cột đá nguyên khối có chiều cao 40m đứng sừng sững giữa ngôi làng Katskhi, phía Tây vùng Imereti của Georgia, cách thị trấn mỏ Chiatura khoảng 10km. |
![]() |
Katskhi được xây dựng vào khoảng từ thế kỷ VI đến thế kỷ VIII. Tuy nhiên, cách thức để xây dựng được nhà thờ trên cột đá này vẫn là một bí ẩn. |
![]() |
Theo ý kiến của nhiều học giả, nhà thờ biệt lập này được các tu sĩ dòng khổ hạnh xây dựng, họ là những tín đồ Kitô giáo đầu tiên lên được đỉnh cột đá để cầu nguyện và thực hiện các nghi lễ tôn giáo. |
![]() |
Ngoài nhà thờ, công trình cổ này còn có một phòng chôn cất, một hầm rượu, một bức tường rèm và ba phòng sinh hoạt của các ẩn sĩ. |
![]() |
Đứng từ trên nhà thờ cột đá này có thể thấy toàn bộ vùng thung lũng xung quanh, quang cảnh vùng Imereti với vẻ đẹp đầy màu sắc của những rừng cây thay lá phía dưới. |
![]() |
Tuy nhiên, nhà thờ này cũng từng bị bỏ hoang nhiều năm. Cho đến đầu những năm 1990, một tu sĩ tên Maxime Qavtaradze đã lựa chọn cuộc sống ẩn dật trên một cột đá lớn cao gần 40 mét suốt 20 năm qua. |
![]() |
Ban đầu, cuộc sống của tu sĩ Maxime trên nhà thờ cột đá gặp khá nhiều khó khăn. |
![]() |
Sau đó, các tín đồ Công giáo đã sửa chữa nhà thờ Katskhi bằng cách sử dụng dây thừng và ròng rọc để chuyển vật liệu và nhu yếu phẩm lên đỉnh. Họ còn lắp đặt một chiếc thang sắt dài 40m nhằm giúp việc leo lên cột đá dễ dàng hơn. |
![]() |
Muốn lên được nhà thờ này, các tu sĩ phải leo lên những bậc thang bằng kim loại mỏng gắn chặt vào vách đá trong khoảng 20 phút. |
![]() |
Mỗi ngày, các nhà tu hành sống bên dưới sẽ thực hiện chuyến đi lên đỉnh núi để cầu nguyện, cách thức này được cho là mang họ đến gần Chúa hơn. |
![]() |
Hiện nay, chỉ những người tu hành địa phương mới được phép leo lên nhà thờ - điều đặc biệt cấm kỵ với phụ nữ. Ảnh: IT. |
Mời độc giả xem video Nhà thờ Mỹ rung chuông tưởng niệm nạn nhân Covid-19. Nguồn: THDT.
![]() |
Nhà thờ Hải quân Nga Thánh Nicolas là nơi dành riêng tưởng niệm tất cả các thủy thủ hy sinh trong các cuộc chiến của hải quân Nga. |
![]() |
Tọa lạc tại trung tâm đảo quân sự tiền tiêu Kronstadt (thành phố Saint Petersburg), nhà thờ chính tòa Hải quân Thánh Nicolas được xây dựng trong những năm 1903-1913 dưới thời Sa hoàng Nikolai II. |
![]() |
Nhà thờ và không gian xanh ở phía trước của nó nằm trong một khu vực đặc biệt đẹp như tranh vẽ của thành phố Saint Peterburg. |
![]() |
Đây là một trong những di tích kiến trúc độc đáo của thành phố Saint Peterburg. Ban đầu, nhà thờ được trang trí nội ngoại thất vô cùng lộng lẫy. |
![]() |
Tuy nhiên, vào thời Liên Xô, nhà thờ này đã bị đóng cửa (năm 1929) và được sử dụng như một rạp chiếu phim. Do đó, hầu như tất cả các trang trí lịch sử đã biến mất. |
![]() |
Trong quá trình trùng tu, người ta đã tái tạo lại những trang trí hào nhoáng và lộng lẫy xưa kia của nhà thờ. |
![]() |
Các bức tường của nhà thờ được trang trí bằng những hình ảnh lịch sử của Hải quân Nga. |
![]() |
Năm 1907, hai tấm bảng bằng đá cẩm thạch đã được treo trên bức tường phía nam của nhà thờ Thánh Nicolas để vinh danh những thủy thủ đã hy sinh trong Chiến tranh Nga-Nhật năm 1904-5. |
![]() |
Đồng thời, tại quảng trường bên cạnh nhà thờ, một đài tưởng niệm đã được dựng lên để tưởng nhớ tất cả các thủy thủ của chiến hạm Alexander III đã mất mạng vào năm 1905. |
![]() |
Năm 2013, nhà thờ Thánh Nicholas được tái khai trương, phục hồi hoàn toàn chức năng là địa chỉ tôn giáo thuộc Giáo hội Chính thống giáo Nga. |
![]() |
Đến năm 2005, Giáo hội Chính thống giáo Nga cử hành Thánh lễ Tiệc Thánh đầu tiên tại nhà thờ. Ảnh: IT. |
Mời độc giả xem video Chiêm ngưỡng những cánh đồng bất tận của nước Nga. Nguồn: THDT.
![]() |
Nhà thờ dát 7 tấn vàng La Compañía de Jesús nằm ở thành phố San Francisco de Quito, Ecuador. Nơi đây là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút du khách. |
![]() |
Ngày nay, Nhà thờ Thánh Basil là một trong những tòa nhà nổi tiếng và dễ nhận biết nhất ở Moscow và toàn nước Nga. Cho đến nay, nơi này là địa điểm phổ biến nhất đối với khách du lịch. |
![]() |
Trên lãnh thổ của Nga xuất hiện không ít công trình được coi là “bản sao” của Nhà thờ Thánh Basil. Chẳng hạn như Nhà thờ Chúa cứu thế trên Máu đổ ở St.Petersburg. Thoạt nhìn ảnh của nhà thờ này, bạn có thể dễ bị nhầm với nhà thờ Thánh Basil ở Moscow. |
![]() |
2. Nhà thờ xoa dịu nỗi buồn của tôi ở Saratov: Nhà thờ này được dành riêng cho biểu tượng Mẹ Thiên Chúa, "Làm dịu nỗi buồn của tôi" và được xây dựng vào năm 1904-1906. |
![]() |
3. Nhà thờ Thánh Igor Chernigov ở Moscow. Công trình này được xây dựng vào năm 2009-2012. Nhà thờ được xây dựng theo phong cách Tân Nga và kết hợp các phong cách kiến trúc nhà thờ khác nhau, trông giống như một cung điện trong truyện cổ tích. |
![]() |
4. Nhà thờ Truyền tin của Đức Trinh Nữ Maria ở Yoshkar-Ola: Năm 2016, Nhà thờ Truyền tin được khánh thành tại thủ đô của Cộng hòa Mari El. Đây cũng được coi là một bản sao của Nhà thờ Thánh Basil. |
![]() |
5. Nhà thờ Thăng thiên ở Tambov: Nhà thờ chính của Tu viện Thăng thiên ở Tambov đã bị phá hủy trong thời Xô Viết. Nhưng vào năm 2007, một nhà thờ trang nhã mới được xây dựng ở vị trí cũ với tháp chuông cao 70 mét. |
![]() |
6. Nhà thờ Biến hình ở Karelia: Với một chút trí tưởng tượng, bạn có thể nhận ra sự tương đồng giữa Nhà thờ Biến hình với Nhà thờ Thánh Basil. Nhà thờ độc đáo này được xây dựng vào đầu thế kỷ 18 mà không cần đến một chiếc đinh nào. |
![]() |
Một bản sao (hay chính xác là một bản nhái) của Nhà thờ Thánh Basil cũng có thể được tìm thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nhìn vào khách sạn Kremlin Palace (phải) ở thành phố Antalya, bất kỳ người Nga nào cũng sẽ cảm thấy thân thuộc. |
![]() |
Những mái vòm đầy màu sắc của Nhà thờ Thánh Basil đã được tái tạo (theo phong cách hoàn toàn tự do) trên Quảng trường Matryoshka ở thành phố Manzhouli của Trung Quốc, không xa biên giới với Nga. |
![]() |
Bản sao của Nhà thờ Thánh Basil ở Moscow cũng được sử dụng làm bảo tàng khoa học ở Jalainur, Trung Quốc. Ảnh: RBTH. |