Nga tuyên bố khủng hoảng đồng rúp chấm dứt

(Kiến Thức) - Nga tuyên bố, khủng hoảng đồng Rúp đã kết thúc mặc dù dự trữ ngoại hối của họ sụt giảm và lạm phát ở mức hơn 10%.

Việc đồng Rúp trượt giá xuống mức thấp nhất hồi tuần trước cùng với giá dầu giảm mạnh kết hợp với các lệnh trừng phạt của phương Tây đã khiến cho các doanh nghiệp Nga khó lòng huy động vốn trên thị trưởng nước ngoài.
Tuy nhiên, tình hình tài chính Nga đã từng bước hồi phục sau khi chính quyền đưa ra các giải pháp ngăn chặn sự trượt giá của đồng nội tệ và kiềm chế lạm phát sau nhiều năm ổn định.
nga tuyen bo khung hoang dong rup cham dut hinh anh
Ảnh minh họa. 
Các biện pháp đã được chính quyền Nga thực hiện bao gồm tăng lãi suất cơ bản từ 10,5% lên 17%, kiểm chế xuất khẩu ngũ cốc và kiểm soát các dòng vốn bất hợp pháp.
“Lãi suất cơ bản đã được nâng lên để ổn định tình hình trên thị trường tiền tệ. Theo ý kiến của chúng tôi, giai đoạn khủng hoảng đã đi qua. Đồng Rúp giờ đang hồi phục”, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov phát biểu trước Thượng viện ngày 25/12. Bộ trưởng Siluanov nói rằng, lãi suất sẽ được hạ xuống nếu tình hình ổn định.
Trong khi đó, tổ chức xếp hạng tín dụng S&P thông báo hồi tuần này rằng, họ có thể hạ bậc tín dụng của nước Nga xuống nhanh nhất vào tháng 1 năm tới do sự suy giảm nhanh chóng trong hệ thống tiền tệ.
Để ngăn hạ cấp tín dụng, Nga cho hay, họ bắt đầu đàm phán với các tổ chức xếp hạng để giải trình các động thái của chính phủ. Bộ trưởng Silnuanov cho hay, thâm hụt ngân sách sẽ “nhiều hơn đáng kể” so với 0,6% GDP như dự kiến ban đầu.
Đồng Rúp đã sụt giảm nghiêm trọng vào giữa tháng 12 khi 80 Rúp đổi lấy 1 USD trong khi nửa đầu năm 2014, tỷ lệ này vào khoảng 30-35 Rúp. Giá trị đồng Rúp đã tăng đáng kể trong một vài ngày qua. Cụ thể vào ngày 25/12, 52 Rúp đổi được 1 USD. Có sự chuyển biến tích cực như trên một phần là do áp lực của chính phủ lên các nhà kinh doanh tiền tệ.
Nga đã theo dõi sát sao tỷ giá hối đoái kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ. Vào thời điểm đầu thập niên 1990, quốc gia này đã trải qua đợt siêu lạm phát kỷ lục. Và trong những tháng gần đây, Ngân hàng TW Liên bang Nga đã buộc phải chi mạnh tay để cứu vớt đồng nội tệ trước đà trượt giá không phanh.
Hồi tuần trước, dự trữ ngoại hối và dự trữ vàng của Nga giảm 15,7 tỷ USD xuống còn dưới 400 tỷ USD so với hơn 510 tỷ USD hồi đầu năm 2014. Mức dự trữ dưới 400 tỷ USD là mức thấp nhất kể từ hồi tháng 8/2009.
Các chuyên gia nhận định, gần 5 tỷ USD đã được chính quyền Nga bơm vào thị trường để vực dậy đồng Rúp đang trên đà mất giá. Cùng với đó, Nga cũng chi gần 7 tỷ USD ngoại hối để cho các ngân hàng vay trong hoạt động REPO (mua bán chứng khoán trên thị trường OTC có kỳ hạn).

Đồng RUB tăng nhẹ trước họp báo thường niên của ông Putin

(Kiến Thức) - Trước cuộc họp báo thường niên của Tổng thống Putin, thị trường tài chính Nga ghi nhận sự chuyển biến tích cực của đồng RUB.

Trước đó, trị giá của đồng Rúp (RUB) đã tụt xuống mức thấp nhất  kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998 trong ngày 16/12.
Theo đó, đồng USD đã giảm 65 kopek (0.65 RUB) vào giờ mở cửa phiên giao dịch trên sàn giao dịch Moscow Exchange. Trong khi đó, chỉ số RTS đã tăng 6,5%.

Đồng rúp Nga mất giá: Người nước ngoài khốn khổ ở Moscow

(Kiến Thức) - Việc đồng Rúp Nga mất giá thời gian qua không chỉ khiến người dân Nga mà còn cả những người lao động nước ngoài khốn đốn.

Quả thật, tác động của hiện tượng đồng Rúp (RUB) trượt giá tới nay vẫn chưa được các chuyên gia đánh giá một cách toàn diện. Và nó cũng chưa đưa sức để gây ra làn sóng di cư của người nước ngoài. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta lại gạt bỏ nó. Tại thời điểm này, nhiều người nước ngoài thừa nhận, họ đang xem xét khả năng rời nước Nga khi mà đồng Rúp Nga giảm 25% giá trị chỉ trong vòng một vài ngày hồi tuần trước.
dong rup nga mat gia cong nhan nuoc ngoai khon kho hinh anh1
 Bảng hiển thị tỷ giá hối đoái trên một con phố Nga.
Tuy RUB đã phục hồi một phần nào, nhưng giá trị của nó vẫn ở mức thấp so với USD và EUR trong năm 2014, gây nên mối lo ngại về một tình hình tài chính bấp bênh.