Nga muốn lập cơ sở bảo dưỡng máy bay ở Việt Nam

Không chỉ bán Sukhoi Superjet 100 cho Việt Nam, UAC còn dự định thiết lập một cơ sở bảo dưỡng kỹ thuật loại máy bay này ngay tại đây.

Ngày 6/4 tại Hà Nội, nhân chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, ông Yuri Slyusar, nguyên Thứ trưởng Công nghiệp & Thương mại Nga, hiện là Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Máy bay Thống nhất (UAC - nhà sản xuất máy bay lớn nhất của Nga), đã trả lời phỏng vấn báo giới VN về khả năng hợp tác hai nước trong lĩnh vực liên quan máy bay.
“Chúng tôi đã xây dựng chương trình tiếp thị ở Việt Nam. Theo đánh giá của chúng tôi, Sukhoi Superjet 100 phù hợp với Việt Nam, nhất là về mặt địa lý, khoảng cách giữa các địa phương. Chúng tôi cũng đã nghiên cứu mạng lưới đường bay của Việt Nam và nhận thấy nó không chỉ phù hợp với việc đi lại trong nước mà còn giữa các thành phố trong khu vực Đông Nam Á”, ông Slyusar nói. 
Theo ông, Sukhoi Superjet 100 có khả năng vận chuyển tới 100 hành khách, UAC đã xuất xưởng khoảng 80 chiếc, trong đó 60 chiếc đang được khai thác tích cực.
Nga muon lap co so bao duong may bay o Viet Nam
 Sukhoi Superjet 100.
“Chúng tôi dự định không chỉ bán Sukhoi Superjet 100 cho Việt Nam mà còn thiết lập một cơ sở bảo dưỡng kỹ thuật loại máy bay này ngay tại đây, và tiến tới sẽ là bảo dưỡng máy bay cho các khách hàng của chúng tôi ở khu vực Đông Nam Á.
Qua các nghiên cứu, chúng tôi thấy Việt Nam rất thích hợp để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật liên quan dự án cung cấp máy bay này”, Chủ tịch UAC cho biết. Ông nói rằng, Nga đã có kinh nghiệm bán và bảo dưỡng kỹ thuật đối với máy bay lên thẳng quân sự ở Việt Nam, nên UAC rất tự tin triển khai công việc này.
UAC có 3 loại sản phẩm chính: máy bay quân sự, máy bay vận tải quân sự và máy bay dân sự. “Chúng tôi đang kết hợp với Ấn Độ để tập trung thiết kế và sản xuất máy bay thế hệ thứ 5. Ngoài ra, những loại máy bay tiêm kích nhẹ như MIG-27, MIG-28 cũng sẽ được phát triển trong tương lai. Chúng tôi cũng rất quan tâm phát triển máy bay vận tải quân sự, từ loại vận tải hạng nhẹ 6 tấn đến loại máy bay vận tải hạng nặng 76 tấn”, ông nói.
Cuối tháng 3, Tổng thống Nga Vladimir Putin quyết định cấp 100 tỷ rúp cho UAC để đẩy mạnh sản xuất các loại máy bay dân sự. “Chúng tôi cũng đã quyết định sử dụng một phần quan trọng của số vốn đó để tập trung phát triển Sukhoi Superjet 100, trước hết là để hoàn thiện các tính năng bay của loại máy bay này, tiếp đến là để hoàn thiện các dịch vụ bán hàng, chăm sóc khách hàng. Chúng tôi cũng xây dựng các gói hỗ trợ tài chính hấp dẫn để thu hút sự quan tâm của khách hàng”, ông Slyusar nói.

Ảnh đẹp dây chuyền lắp ráp Su-30SM, Yak-130 Nga (1)

(Kiến Thức) - Nhiếp ảnh gia Stepanov Slava đã có chuyến thăm nhà máy lắp ráp máy bay Su-30, Yak-130 và đem về bức ảnh đẹp, quý giá.

Trang mạng English Russia mới đây đăng tải chùm ảnh về dây chuyền chế tạo linh kiện, lắp ráp máy bay chiến đấu Su-30SM tại nhà máy Irkut của nhiếp ảnh gia Stepanov Slava.
 Trang mạng English Russia mới đây đăng tải chùm ảnh về dây chuyền chế tạo linh kiện, lắp ráp máy bay chiến đấu Su-30SM tại nhà máy Irkut của nhiếp ảnh gia Stepanov Slava. 

Il-476 sẽ giúp Nga giữ vững ưu thế vận tải trên không?

(Kiến Thức) - Il-476 - biến thể mới nhất của vận tải cơ Il-76 được kỳ vọng sẽ là cứu cánh của nghành công nghiệp máy bay vận tải quân sự Nga.

Mẫu máy bay vận tải hạng nặng đa năng Ilyushin IL-76 thực hiện chuyến bay lần đầu tiên của mình vào năm 1971, kể từ đó nó luôn đóng vai trò không thể thay thế trong ngành hàng không vận tải quân sự lẫn dân sự của Liên Xô và Nga sau này. Tuy với thời gian sử dụng kéo dài hơn 40 năm nhưng với nhiều lần được nâng cấp sửa đổi, IL-76 vẫn là mẫu máy bay vận tải chiến lược của Không quân Nga và tại hơn 30 quốc gia khác nhau.
Với biến thể hiện đại hóa gần đây nhất của mình là IL-76MD-90A còn được biết tới cái tên khác là IL-476 trong giai đoạn phát triển, IL-76 được nâng cấp hoàn toàn hệ thống trang thiết bị điện tử, thay đổi thiết kế kính khoang lái và được trang bị các động cơ phản lực PS-90 tiên tiến theo tiêu chuẩn châu Âu.