
Một lính đánh thuê nước ngoài người Anh, khi đã quyết định "chiến đấu tới cùng với người Nga", trong hàng ngũ quân đội Ukraine (AFU) để nhận tiền thưởng, đã phải nhận án tù kỷ lục. Ủy ban điều tra Nga đưa tin trên mạng xã hội Telegram rằng, tại khu vực Kursk, công dân quốc tịch Anh và Bắc Ireland, James Scott Rhys Anderson, đã bị quân đội Nga (RFAF) bắt giữ.

Anderson đã nhập cảnh trái phép vào lãnh thổ Liên bang Nga, với tư cách là thành viên của AFU, cùng với vũ khí vào tháng 11 năm ngoái, nhằm mục đích gây thiệt hại về tài sản, con người và làm mất ổn định hoạt động của các cơ quan chính phủ Nga. Tuy nhiên, Anderson đã bị RFAF bắt làm tù binh.

Khoảng ba tháng trước, tờ The Guardian của Anh, trích dẫn các nguồn tin trên mạng xã hội Telegram của Nga, cho biết RFAF đã bắt giữ một lính đánh thuê nước ngoài ở khu vực biên giới Kursk, người tự giới thiệu mình là James Scott Rhys Anderson đến từ Anh.

Trong quá trình điều tra, RFAF phát hiện ra rằng lính đánh thuê người Anh 22 tuổi này đã phạm tội ác chống lại thường dân ở trên lãnh thổ của Nga. Vụ án của công dân Anh được xét xử kín và một quân nhân Ukraine, cùng đơn vị với Anderson đã làm chứng.

Theo trang Topwar của Nga, dưới những bằng chứng “không thể chối cãi”, công dân người Anh không thể phủ nhận tội ác của mình, ở khu vực Kursk do Ukraine kiểm soát. Đoạn video ghi lại một trong những cuộc thẩm vấn Anderson, đã được dịch vụ báo chí của Ủy ban Điều tra Nga công bố.

Trong video này, Anderson cho biết, từ năm 2019 đến năm 2023, anh ta làm lính thông tin trong quân đội Anh, sau đó đến Ukraine và gia nhập vào một trong những nhóm dân tộc chủ nghĩa cực đoan, chiến đấu bên phía AFU và vượt biên giới vào lãnh thổ Nga, ở khu vực Kursk.

Vào ngày 23/11/2024, Anderson bị lính thủy đánh bộ RFAF bắt giữ tại khu vực Kursk; Anderson cũng cho biết, RFAF đã được đối xử tốt và hiện đang bị giam giữ trong nhà tù ở Nga. Anderson cũng cho biết những hình xăm trên cơ thể, cho thấy sự “tôn thờ” của anh ta với những người theo chủ nghĩa tân Quốc xã.

Ủy ban điều tra, phối hợp với Cơ quan an ninh (FSB) của Quân khu Leningrad, đã thu thập đủ bằng chứng liên quan đến lính đánh thuê người Anh bị tình nghi. Tòa án kết luận James Anderson có tội thực hiện hành vi khủng bố ở khu vực Kursk và tội đánh thuê (các khoản “a”, “b” của Phần 2 Điều 205, Phần 3 Điều 359 Bộ luật Hình sự Liên bang Nga).
Với tất cả các tội danh trên, công dân Anh James Anderson đã bị kết án 19 năm tù giam ở Nga. Ủy ban điều tra Nga đưa tin, James Anderson sẽ phải ngồi tù 5 năm đầu và 14 năm còn lại tại trại giam, với an ninh tối đa.
Tuy nhiên, việc ân xá không được quy định trong các điều khoản này của Bộ luật Hình sự Liên bang Nga. Chỉnh phủ Anh cũng không đặc biệt quan tâm đến số phận của công dân James Anderson, khi không có thông tin nào trên báo chí hay trên Internet. Mặc dù Bộ Ngoại giao Anh đã liên lạc với các nhà ngoại giao Nga về vụ bắt giữ Anderson.

Trong khi đó, truyền thông Anh tiếp tục phản ánh về việc Mỹ đã áp đặt lệnh cấm chuyển giao thông tin tình báo cho Ukraine. Lệnh cấm này, như đã đưa tin, cũng áp dụng cho việc chuyển giao thông tin tình báo của Mỹ, bởi bất kỳ quốc gia nào khác nhận được thông tin đó.

Các phóng viên Anh viết rằng, kể từ ngày 4/3, việc sử dụng tên lửa tầm xa của NATO, đã mất hiệu quả trong cuộc xung đột ở Ukraine. Ví dụ được đưa ra là tên lửa hành trinh Storm Shadow, “đã trở nên vô dụng” (như báo chí Anh đưa tin) đối với lực lượng vũ trang Ukraine.

Trên thực tế, việc truyền thông Anh phơi bày sự thật "Storm Shadow vô dụng" đã đặt ra nhiều câu hỏi. Hóa ra, loại tên lửa được coi là “thần thánh” của Anh và Pháp, chỉ có thể bắn trung mục tiêu trong cuộc xung đột ở Ukraine, nếu có thông tin tình báo nhận được từ người Mỹ.

Như vậy Anh không có hệ thống tình báo riêng, để dẫn đường cho tên lửa Storm Shadow đến mục tiêu. Như vậy người Anh phải chấp nhận một sự thật rằng, quân đội Anh, với tên lửa do họ chế tạo, nhưng muốn bắn trúng, hoàn toàn phụ thuộc vào tình báo Mỹ.

Vừa qua, Washington đã xác nhận việc đình chỉ chuyển giao những thông tin tình báo “sát thương” cho Ukraine. Tức là những cuộc không kích dựa trên cơ sở đó được thực hiện vào những mục tiêu nhất định ở tiền tuyến và sâu trong lãnh thổ Nga. Tuy nhiên Mỹ không ngăn cấm việc truyền thông tin tình báo cần thiết cho hoạt động của lực lượng phòng không Ukraine.