New York, Singapore đứng đầu các thành phố đắt đỏ nhất thế giới

New York là đô thị đắt đỏ nhất thế giới trong năm 2022, chia sẻ danh hiệu không mong muốn này với Singapore, khảo sát hàng năm của Đơn vị Tình báo Kinh tế  (EIU) thuộc The Economist Group cho biết.

New York, Singapore dung dau cac thanh pho dat do nhat the gioi

Singapore. Ảnh: CNN

Tờ The Guardian đưa tin, Tel Aviv - thành phố đứng đầu danh sách vào năm ngoái đã tụt xuống thứ ba. Tiếp theo đó lần lượt là các thành phố Hong Kong - Trung Quốc và Los Angeles, Mỹ đồng hạng 4, Zurich và Geneva - Thụy Sĩ, San Francisco - Mỹ, Paris - Pháp và Copenhagen - Đan Mạch.

EIU theo dõi chi phí hàng ngày ở 172 thành phố trên toàn thế giới. Trong bảng xếp hạng năm nay, thủ đô London của Anh đã giảm vị trí đáng kể, xuống thứ 27 trong danh sách.

Yếu tố quan trọng nhất dẫn tới giá cả ở Tây Âu tăng mạnh là do giá khí đốt tăng, vốn bị cho là kết quả của cuộc xung đột Nga - Ukraine đang diễn ra. Tại Tây Âu, giá một lít xăng đã tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái.

Báo cáo Chi phí sinh hoạt toàn cầu của EIU cho thấy, hai thành phố của Nga là Moscow và St Petersburg đã tăng tới 88 bậc do các lệnh trừng phạt và giá dầu tăng cao đã đẩy chi phí ở hai đô thị lớn này tăng lên.

Thủ đô Kiev của Ukraine không được đưa vào phân tích trong năm nay. Một số thành phố lớn của châu Âu như Stockholm, Lyon và Luxembourg cũng tụt bậc trong danh sách.

Để lập ra danh sách xếp hạng trên, EIU đã so sánh hơn 400 giá bán lẻ với hơn 200 sản phẩm và dịch vụ tại 172 thành phố. Họ khảo sát một loạt doanh nghiệp, cả cao cấp và bình dân, để biết giá cả đã dao động thế nào trong năm qua.

Báo cáo của EIU cho biết, chi phí sinh hoạt trung bình trong năm 2022 tăng 8,1% trong năm nay, do cuộc xung đột Nga và Ukraine cũng như những ảnh hưởng kéo dài của đại dịch Covid-19.

Upasana Dutt, lãnh đạo bộ phận Chi phí sinh hoạt toàn cầu EIU nói: "Cuộc xung đột ở Ukraine, các biện pháp trừng phạt của phương Tây với Nga... đã gây ra các vấn đề về chuỗi cung ứng, kết hợp với việc tăng lãi suất và thay đổi tỷ giá hối đoái, dẫn đến khủng hoảng chi phí sinh hoạt toàn thế giới".

Nga đẩy lùi cuộc phản công của Ukraine ở Donetsk

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov ngày 26/11 cho biết phòng không Nga đã phá hủy 4 tên lửa HIMARS và 3 UAV ở khu vực Kherson.

"Lực lượng phòng không Nga đã bắn hạ 3 UAV ở khu vực Chervony Chaban thuộc Kherson ngày qua. Ngoài ra, 4 tên lửa cho HIMARS cũng bị đánh chặn trong khu vực Mirnoye", người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho hay.

Nga day lui cuoc phan cong cua Ukraine o Donetsk

Hệ thống pháo phản lực HIMARS. Ảnh: Reuters

Cùng thiếu tướng Bùi Bé Tư…những Giám đốc Công an nào bị kỷ luật?

Thiếu tướng Bùi Bé Tư, nguyên Giám đốc Công an tỉnh An Giang vừa bị kỷ luật cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng. Trước đó nhiều giám đốc, phó giám đốc công an đã bị kỷ luật.

Cung thieu tuong Bui Be Tu…nhung Giam doc Cong an nao bi ky luat?

Mới đây, Ban Bí thư đã quyết định thi hành kỷ luật cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Bùi Bé Tư, thiếu tướng, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Công an tỉnh An Giang. Đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng kỷ luật về hành chính đồng bộ, kịp thời với kỷ luật đảng.

Cung thieu tuong Bui Be Tu…nhung Giam doc Cong an nao bi ky luat?-Hinh-2

Theo Ban Bí thư, ông Bùi Bé Tư trong thời gian giữ chức vụ Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh đã vi phạm nguyên tắc tổ chức, hoạt động, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; vi phạm quy định của Bộ Công an và quy chế làm việc trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Nga nêu hai điều kiện để hòa đàm với Ukraine

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine chỉ có thể diễn ra nếu Moscow thấy ý chí chính trị thực sự muốn tham gia đối thoại từ phía Kiev.

Nga neu hai dieu kien de hoa dam voi Ukraine

Ông Dmitry Peskov. Ảnh: RT

Theo hãng tin Reuters, hồi đầu tháng này, ông Peskov cho biết, giới lãnh đạo Ukraine dường như miễn cưỡng ngồi xuống bàn đàm phán.

Hôm qua (29/11), khi được các nhà báo Nga hỏi rằng liệu có bất kỳ điều kiện tiên quyết nào để bắt đầu một cuộc đối thoại tiềm năng giữa Moscow và Kiev không, ông Peskov cho biết: "Đó phải là ý chí chính trị, sự sẵn sàng thảo luận về những yêu cầu của Nga mà Ukraine đã biết từ lâu".

Tuy nhiên, khi phát biểu qua liên kết video tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali, Indonesia hồi giữa tháng 11, Tổng thống Ukraine Volodymir Zelenski nhấn mạnh: "Sẽ không có thỏa thuận Minsk-3 nào, giao kèo mà Nga sẽ vi phạm ngay sau khi vừa phê chuẩn".

Người đứng đầu Ukraine đề cập tới thỏa thuận Minsk 1 và Minsk-2 do Đức và Pháp làm trung gian lần lượt vào 2014 và 2015. Các thỏa thuận này, trong số các giao kèo khác, đề cập tới vị thế đặc biệt cho vùng Luhansk và Donetsk trong khuôn khổ nhà nước Ukraine. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã viện dẫn việc Kiev không thực thi các thỏa thuận khiến Moscow phải mở chiến dịch đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2 năm nay.

Bình luận về tuyên bố của Tổng thống Ukraine tại Hội nghị thượng đỉnh G20, ông Peskov cho hay, vào thời điểm đó, Nga hoàn toàn chắc chắn được rằng Kiev không sẵn sàng tham gia đàm phán.

Phát biểu trước các nhà lãnh đạo ở Bali, Tổng thống Ukraine đã liệt kê 10 yêu cầu mà theo quan điểm của ông sẽ dẫn đến hòa bình. Trong số đó có việc Nga rút hoàn toàn lực lượng khỏi tất cả các lãnh thổ của Ukraine và tôn trọng đường biên giới năm 1991 của nước này.

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden từng yêu cầu riêng với Kiev về việc phát đi tín hiệu sẵn sàng đàm phán với Nga. Mỹ lo ngại lập trường không thể hòa giải của Kiev có thể khiến sự ủng hộ của một số quốc gia phương Tây với nước này giảm dần khi mà “sự mệt mỏi Ukraine” ngày càng tăng.