Nga nêu hai điều kiện để hòa đàm với Ukraine

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine chỉ có thể diễn ra nếu Moscow thấy ý chí chính trị thực sự muốn tham gia đối thoại từ phía Kiev.

Nga neu hai dieu kien de hoa dam voi Ukraine

Ông Dmitry Peskov. Ảnh: RT

Theo hãng tin Reuters, hồi đầu tháng này, ông Peskov cho biết, giới lãnh đạo Ukraine dường như miễn cưỡng ngồi xuống bàn đàm phán.

Hôm qua (29/11), khi được các nhà báo Nga hỏi rằng liệu có bất kỳ điều kiện tiên quyết nào để bắt đầu một cuộc đối thoại tiềm năng giữa Moscow và Kiev không, ông Peskov cho biết: "Đó phải là ý chí chính trị, sự sẵn sàng thảo luận về những yêu cầu của Nga mà Ukraine đã biết từ lâu".

Tuy nhiên, khi phát biểu qua liên kết video tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali, Indonesia hồi giữa tháng 11, Tổng thống Ukraine Volodymir Zelenski nhấn mạnh: "Sẽ không có thỏa thuận Minsk-3 nào, giao kèo mà Nga sẽ vi phạm ngay sau khi vừa phê chuẩn".

Người đứng đầu Ukraine đề cập tới thỏa thuận Minsk 1 và Minsk-2 do Đức và Pháp làm trung gian lần lượt vào 2014 và 2015. Các thỏa thuận này, trong số các giao kèo khác, đề cập tới vị thế đặc biệt cho vùng Luhansk và Donetsk trong khuôn khổ nhà nước Ukraine. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã viện dẫn việc Kiev không thực thi các thỏa thuận khiến Moscow phải mở chiến dịch đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2 năm nay.

Bình luận về tuyên bố của Tổng thống Ukraine tại Hội nghị thượng đỉnh G20, ông Peskov cho hay, vào thời điểm đó, Nga hoàn toàn chắc chắn được rằng Kiev không sẵn sàng tham gia đàm phán.

Phát biểu trước các nhà lãnh đạo ở Bali, Tổng thống Ukraine đã liệt kê 10 yêu cầu mà theo quan điểm của ông sẽ dẫn đến hòa bình. Trong số đó có việc Nga rút hoàn toàn lực lượng khỏi tất cả các lãnh thổ của Ukraine và tôn trọng đường biên giới năm 1991 của nước này.

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden từng yêu cầu riêng với Kiev về việc phát đi tín hiệu sẵn sàng đàm phán với Nga. Mỹ lo ngại lập trường không thể hòa giải của Kiev có thể khiến sự ủng hộ của một số quốc gia phương Tây với nước này giảm dần khi mà “sự mệt mỏi Ukraine” ngày càng tăng.

IAEA bác dấu hiệu ‘bom bẩn’ ở Ukraine, Hungary cảnh báo xung đột Nga-EU

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã công bố bản đánh giá từ các thanh sát viên của tổ chức này về vấn đề bom bẩn ở Ukraine.

“Hội đồng thống đốc IAEA hoan nghênh đánh giá của Tổng giám đốc rằng không có dấu hiệu về các hoạt động hạt nhân chưa được khai báo hoặc những nguyên vật liệu có liên quan tới việc phát triển nhiều thiết bị phát tán phóng xạ (bom bẩn) ở ba khu vực thuộc Ukraine”, hãng tin TASS dẫn thông cáo của IAEA hôm nay (18/11) viết.

IAEA bac dau hieu ‘bom ban’ o Ukraine, Hungary canh bao xung dot Nga-EU

Đoàn xe chở các thanh sát viên IAEA tới nhà máy Zaporizhia, Ukraine hồi tháng Chín. Ảnh: Reuters

“Đồng thời, Hội đồng thống đốc IAEA cũng kêu gọi phía Nga ngay lập tức chấm dứt mọi hoạt động quân sự nhằm vào những cơ sở hạt nhân ở Ukraine. Chúng tôi khá lo ngại về áp lực không thể chấp nhận được đối với việc giữ các nhân viên điều hành Ukraine tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, và sự gián đoạn liên tục của nguồn cung cấp điện bên ngoài sau nhiều vụ pháo kích ở khu vực xung quanh”, thông cáo viết thêm.

Theo hãng tin TASS, Hội đồng thống đốc IAEA hồi tháng Chín từng thông qua nghị quyết trong một phiên họp kín để kêu gọi Nga rút quân khỏi nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. Ở thời điểm đó, nghị quyết trên được 26 quốc gia tán thành và 7 nước bỏ phiếu trắng.

“Tình hình hiện nay ở nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia là điều không thể chối cãi. Chúng ta cần phải có những biện pháp tạm thời để ngăn chặn sự cố hạt nhân có thể xảy ra từ các thiệt hại vật chất do phương tiện quân sự gây ra. Điều này có thể được thực hiện với việc thiết lập ngay một vùng an toàn và an ninh hạt nhân xung quanh khu vực nhà máy”, hãng tin Al Jazeera dẫn thông cáo được IAEA công bố vào đêm 6/9.

Hungary cảnh báo xung đột Nga-EU

Thủ tướng Hungary Viktor Orban hôm nay (18/11) đã lên tiếng cảnh báo chính sách đối với Nga của Liên minh châu Âu (EU) là “nguy hiểm”.

“Hóa đơn năng lượng và tỷ lệ lạm phát tăng vọt ở Hungary đều do những biện pháp trừng phạt Nga được Brussels đưa ra. Đây là một bước tiến tới sự xung đột, khi ai đó can thiệp vào một cuộc xung đột quân sự thông qua các biện pháp kinh tế. Việc giữ một lập trường như vậy có thể nhanh chóng biến chúng ta trở thành những kẻ hiếu chiến”, hãng tin Al Jazeera dẫn lời ông Orban phát biểu.

“Với việc cung cấp các vũ khí mang tính hủy diệt và huấn luyện binh sĩ Ukraine trên lãnh thổ các nước thành viên thuộc EU, thì khối này đang tự đặt bản thân vào vòng nguy hiểm”, ông Orban nhấn mạnh.

Theo Cơ quan Thống kê Châu Âu-Eurostat, những tuyên bố của Thủ tướng Hungary Orban về việc lạm phát đang hoành hành ở quốc gia Trung Âu này là hoàn toàn có cơ sở. Bởi theo số liệu được Eurostat cập nhật vào tháng trước, tỷ lệ lạm phát ở Hungary đã đạt 21,6%, mức cao nhất kể từ năm 1996, và cao thứ ba trong những quốc gia thuộc khối EU.

Tình thế của quốc gia châu Âu duy nhất từ chối chống Nga

VOV.VN - Giữa bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine vẫn tiếp diễn, hầu hết châu Âu đều có lập trường chống Nga. Tuy nhiên, có một quốc gia vẫn từ chối chọn bên, đó là Serbia.

Tiến thoái lưỡng nan

Serbia được coi là "người bạn" còn lại cuối cùng của Nga ở châu Âu khi nước này không tham gia vào các lệnh trừng phạt của EU. Điều đó khiến Belgrade đối mặt với làn sóng chỉ trích gay gắt và sức ép từ các quan chức EU, những người cho rằng là một nước ứng viên gia nhập EU, Serbia nên có lập trường về chính sách đối ngoại thống nhất với Chính sách An ninh và Đối ngoại chung của EU, trong đó có việc áp trừng phạt lên Nga.