Nền kinh tế Ukraine vượt quá mức có thể phục hồi?

(Kiến Thức) - Ukraine sắp phải trả một cái giá lớn khi cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Ukraine đang ngày càng tồi tệ.

Khi nội chiến xảy ra, khu vực có năng suất và được công nghiệp hóa nhất Ukraine bị phá hủy, cùng với đó là cuộc chiến thương mại với đối tác nước ngoài lớn nhất khiến cho Kiev rơi vào cảnh bất ổn về mặt tiền tệ. 
Cựu Tổng thống Ukraine Yanukovich đã giữ được tỷ giá của đồng hryvnia ở mức khá ổn định ở mức 8 hryvnia / 1 USD trong suốt nhiệm kì của mình. Tuy nhiên, chính phủ được Mỹ chống lưng của ông Arseniy Yatseniuk lại không thể giữ cho tỷ giá ở dưới mức 12 hryvnia / 1 USD. Mức tỷ giá này được xem là đáng báo động, bởi theo tính toán của ông Arseniy, một tỷ giá cao hơn nữa sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế.
đồng Hryvnia (UAH) đang rớt giá
đồng Hryvnia (UAH) đang rớt giá 
Tuần này, mức tỷ giá lại tăng khi 15 hryvnia mới đổi được 1USD, khiến cho những chuyên gia thị trường tin rằng Ukraine sẽ nhanh chóng đi đến vỡ nợ. 
Ukraine thể hiện sự phản ứng giống với nền kinh tế đang sắp bước vào thời kì siêu lạm phát với vốn và kiểm soát tiền tệ. Ngân hàng Quốc gia Ukraine buộc những nhà xuất khẩu bán 75% doanh thu ngoại tệ mạnh của họ. Hơn hết, chính phủ còn đưa ra một danh sách các lệnh cấm về việc sử dụng đồng hryvnia và ngọai tệ.
Việc nhập khẩu chi trả bằng ngoại tệ cũng bị cấm nếu việc đăng ký hải quan cho hàng hóa kéo dài hơn 180 ngày. Các nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm ngân hàng và các công ty nước ngoài của những ông trùm chính trị Ukraine, đều không được nhận lại khoản tiền hoàn lại cho việc đầu tư bán cổ phiếu Ukraine trên sàn giao dịch chứng khoán, ngoại trừ những công ty và ngân hàng liên kết với chính phủ. Những nhà đầu tư nước ngoài cũng không được nhận cổ tức hoàn lại từ những cổ phiếu của Ukraine không được giao dịch trên thị trường chứng khoán quốc gia, cơ bản là để giữ lại một lượng lớn vốn ở lại Ukraine.
Ngân hàng quốc gia Ukraine
 Ngân hàng quốc gia Ukraine
Ngân hàng Quốc gia Ukraine cũng giới hạn lượng ngoại tệ một cá nhân có thể mua một ngày là 3000 hryvnia, tức là dưới 230 USD theo tỷ giá hiện tại. Các quan chức chính phủ cũng như của ngân hàng trung ương cũng đổ tội cho những kẻ đầu cơ đã khiến cho tỷ giá tiền tệ tăng cao. Rất khó để hiểu được những kẻ đầu cơ này là ai, bởi lẽ ở Ukraine lúc này không thể còn sót lại những người như vậy. Ngân hàng Quốc gia Ukraine hạn chế những ngân hàng cố gắng mua USD từ thị trường ngân hàng thế giới và thậm chí là tổ chức cuộc họp giữa những lãnh đạo cấp cao của các ngân hàng về việc tạo nên “một giá thị trường hợp lí cho đồng hryvnia”, nằm vào khoảng 12,4 hryvnia / 1 USD nhưng đến hiện tại vẫn chưa có được kết quả khả qua nào.
Hiện tại, tỷ giá giữa USD và đồng tiền Ukraine là 13,4 hryvnia / 1 USD và đang ổn định. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy khi những nhà phân tích kinh tế tìm cách loại trừ những kẻ đầu cơ thì đồng tiền sẽ rơi vào cảnh mất giá.
Theo Tổng thống Ukraine Poroshenko: “Có kẻ đang muốn gây chiến trong chính đất nước Ukraine, xem thường tính ổn định của quốc gia và của cả tỷ giá trao đổi tiền tệ”. 
Thế nhưng việc một tổng thống tin vào thuyết âm mưu và dùng nó để giải thích cho tỷ giá tiền tệ là một dấu hiệu xấu cho Ukraine. Thông thường, những kẻ đầu cơ và âm mưu được sử dụng để làm hình nhân thế mạng cho những kẻ độc tài ở Mỹ La-tinh và châu Phi. Những tình huống như vậy không bao giờ có kết thúc có hậu. Ngoài ra, tại Ukraine còn đang diễn ra cuộc khủng hoảng năng lượng và có lẽ nền kinh tế của đất nước này đã vượt quá giới hạn để có thể phục hồi.

Ukraine triển khai 15.000 quân tinh nhuệ sát biên giới Nga

(Kiến Thức) - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Anatoly Antonov bất ngờ tiết lộ, Ukraine đã triển khai 15.000 binh sĩ tinh nhuệ sát biên giới với Nga.

Ông Antonov còn cho hay, Nga đã rút lực lượng binh sĩ đang tham gia khóa đào tạo ở khu vực biên giới với Ukraine trở về căn cứ thường trực của họ.
“Để ngăn chặn các hành động khiêu khích hơn nữa, chúng tôi đã ra lệnh rút các binh lính từ khu vực biên giới với Ukraine trở về căn cứ. Chúng tôi cũng đã thông báo thông tin này cho Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel”, Thứ trưởng Antonov cho tờ Itar Tass biết vào ngày hôm nay.
Động thái trên được cho là một biến chuyển bất ngờ trong bối cảnh căng thẳng vẫn đang tiếp diễn ở khu vực này. Trước đó, trong cuộc họp báo sau cuộc gặp gỡ với Tổng thống Thụy Sỹ Didier Burkhalter hôm 7/5, Tổng thống Nga Putin đã thông báo rằng, các binh sĩ của họ đang cắm chốt ở dọc biên giới với Ukraine đã trở về căn cứ thường trực.
Cùng với đó, ông Putin cũng kêu gọi phe biểu tình ở miền đông Ukraine hoãn cuộc trưng cầu dân ý vào hôm 11/5 tới này nhằm để “tạo điều kiện cho quá trình đối thoại”.

Tại sao TT Putin không thể từ bỏ đông nam Ukraine?

(Kiến Thức) - Các khu vực của Ukraine đang chứng kiến làn sóng biểu tình là “nhà” của hơn 50 xí nghiệp sản xuất các thiết bị quân sự cho Nga trong hai thập kỉ qua.

Đó là thông tin được trích dẫn từ một báo cáo của hai phóng viên Bloomberg là Kateryna Choursina và James M. Gomez.
Theo đó, sản lượng của các nhà máy trong khu vực trên cung cấp tới 30% cho ngành quốc phòng Nga. Chưa kể, mức tiêu thụ trên chưa thể ngay tức thời tìm ra nguồn thay thế khác từ các doanh nghiệp Nga ở trong nước. Tình hình càng tồi tệ hơn khi mà Kiev ngừng cung cấp số trang thiết bị theo các bản hợp đồng đã kí từ trước cho phía Moscow sau sự kiện sáp nhập Crimea.

Mặc TT Putin can ngăn, hai tỉnh miền đông Ukraine vẫn trưng cầu

(Kiến Thức) - Hội đồng nhân dân của Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk (tự xưng) ở đông nam Ukraine vẫn sẽ tiến hành cuộc trưng cầu dân ý vào hôm 11/5 này.

“Đấy không phải quyết định của chúng tôi hay của các nhà chính trị. Thực ra, điều này là do nhân dân vùng Donbass chọn ra. Người dân vùng Donbass có cơ hội để thực hiện một hành động mang tính bước ngoặt. Và chúng tôi không thể để tuột mất cơ hội này”, một trong những nhà lãnh đạo của nước Cộng hòa Donetsk tự xưng Andrey Purgin nói.
Đại diện Cộng hòa Nhân dân Donetsk thông báo quyết định hoãn hay không hoãn cuộc trưng cầu dân ý trong một cuộc họp báo.
 Đại diện Cộng hòa Nhân dân Donetsk thông báo quyết định hoãn hay không hoãn cuộc trưng cầu dân ý trong một cuộc họp báo.
Quyết định tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý theo đúng kế hoạch đã được sự chấp thuận của Hội đồng Cộng hòa Nhân dân Donetsk.