Chống tham nhũng, tiêu cực gắn với phát triển kinh tế xã hội

Tổng Bí thư nhấn mạnh, tại các cuộc họp Ban chỉ đạo, chúng ta đã khẳng định quan điểm “chống tham nhũng, tiêu cực gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội”.

Chiều 22/5, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Nội chính Trung ương về kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay.

90008.jpg
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Nội chính

Đẩy mạnh, tạo chuyển biến rõ nét công tác phòng, chống lãng phí

Nhấn mạnh tại buổi làm việc, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo ghi nhận, từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, Ban Nội chính Trung ương đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, quyết tâm cao, hoàn thành khá toàn diện các mặt công tác và đạt được những kết quả quan trọng.

Nói về nhiệm vụ trong thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh yêu cầu xuyên suốt của cả hệ thống chính trị là thực hiện thành công 2 mục tiêu chiến lược: Đến năm 2030 Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập trung bình cao, vào năm 2045 trở thành nước phát triển thu nhập cao.

Tổng Bí thư yêu cầu, Ban Nội chính Trung ương với vai trò là “bộ tham mưu chiến lược” của Đảng về lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp; phải đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách làm, chủ động phát hiện, nghiên cứu, tham mưu về các vấn đề lớn, vấn đề khó trong công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp, gắn với thực tiễn phát triển của đất nước.

Tổng Bí thư lưu ý thêm 3 định hướng lớn mà Ban Nội chính Trung ương cần phải đặc biệt quan tâm.

Thứ nhất, công tác nội chính phải hướng đến mục tiêu giữ vững ổn định để phát triển đất nước.

Theo Tổng Bí thư, các chủ trương, chính sách của Đảng đều hướng đến mục tiêu xuyên suốt là: Ổn định - phát triển kinh tế - chăm lo đời sống nhân dân. Muốn phát triển được, trước hết phải “ổn định” (ổn định để phát triển, phát triển để ổn định - đây là mối quan hệ rất biện chứng).

Do đó, cần phối hợp chặt chẽ với các Ban của Đảng, các cơ quan khối nội chính làm tốt công tác nắm, phân tích, nghiên cứu, dự báo tình hình, tham mưu chiến lược với Đảng theo chức năng, nhiệm vụ được giao; tham mưu có chủ trương xử lý hiệu quả những vấn đề phức tạp, những nguy cơ, mầm mống có thể gây mất ổn định, bảo đảm luôn giữ thế chủ động trong mọi tình huống.

Thứ hai, phải phục vụ có hiệu quả yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hiện nay và trong giai đoạn tới.

Theo Tổng Bí thư, công tác nội chính, nhất là công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, công tác cải cách tư pháp phải triển khai như thế nào để vừa chống được tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, vừa phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng GDP ít nhất 8% năm 2025 và tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn tới.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, tại các cuộc họp Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chúng ta đã khẳng định quan điểm “chống tham nhũng, tiêu cực gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội”.

Tổng Bí thư yêu cầu, cần tập trung hơn nữa tham mưu chỉ đạo đẩy mạnh, tạo chuyển biến rõ nét công tác phòng, chống lãng phí trong toàn xã hội; phải xác định phòng, chống lãng phí là nhiệm vụ cấp bách, ưu tiên, phải làm ngay; đất nước không thể phát triển nhanh, không thể tăng trưởng hai con số nếu không tiết kiệm, vẫn để xảy ra tình trạng lãng phí.

Phải khẩn trương tham mưu chỉ đạo hoàn thiện thể chế, pháp luật về phòng, chống lãng phí và thể chế, pháp luật có liên quan để phòng, chống lãng phí; trọng tâm là sửa đổi Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, các quy định về tiêu chuẩn, định mức kinh tế, kỹ thuật không còn phù hợp.

Thứ ba, công tác nội chính phải bám sát và phục vụ mục tiêu xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực cầm quyền, năng lực lãnh đạo của Đảng.

Theo Tổng Bí thư, trước yêu cầu mới phát triển đất nước hiện nay, chúng ta đang cùng lúc lãnh đạo triển khai nhiều chủ trương, quyết sách mang tính cách mạng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

“Điều này đòi hỏi Đảng ta - người cầm lái con thuyền cách mạng - hơn lúc nào hết phải thật sự trong sạch, vững mạnh, đủ bản lĩnh, trí tuệ để lãnh đạo đất nước. Ban Nội chính Trung ương và các Ban của Đảng có vai trò rất lớn trong công tác này”, Tổng Bí thư nói.

Tổng Bí thư yêu cầu cần tiếp tục tham mưu làm tốt công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng. Đây là công tác chiến lược, thường xuyên, lâu dài, xuyên suốt các kỳ Đại hội, không phải là làm theo phong trào. Cần tiếp tục khẳng định rõ quan điểm không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; kiên quyết không dung thứ cho tham nhũng, tiêu cực.

Xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc, không để tồn đọng

Tại buổi làm việc, Tổng Bí thư đặc biệt nhấn mạnh về 6 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện từ nay đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Cụ thể, thứ nhất, chủ động nghiên cứu, tham mưu các chủ trương, giải pháp cụ thể về lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, cải cách tư pháp, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới trong sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.

Nhiều vấn đề mới sẽ đặt ra sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính; cần có sự nghiên cứu, theo dõi, đánh giá và tham mưu kịp thời, bảo đảm hệ thống tư pháp hoạt động hiệu quả ngay sau khi sắp xếp.

Hai là, tập trung tham mưu chỉ đạo, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ kiểm tra, thanh tra, điều tra, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo; đồng thời đôn đốc việc rà soát, hoàn thành thực hiện các kết luận, kiến nghị thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, đảm bảo đến hết nhiệm kỳ Đại hội XIII cơ bản không còn tồn đọng những vụ, việc cũ.

Tham mưu tổng kết việc chỉ đạo xử lý của Ban Chỉ đạo đối với các vụ án, vụ việc tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong nhiệm kỳ vừa qua; nhận diện đầy đủ các sai phạm và nguyên nhân để chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục, phòng ngừa, không để các sai phạm lặp đi lặp lại kéo dài, nhất là sai phạm trong những lĩnh vực khép kín, chuyên môn sâu, dễ phát sinh tham nhũng, lãng phí, tiêu cực...

Tích cực đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việc rà soát và phối hợp tham mưu chủ trương chỉ đạo xử lý đối với các công trình, dự án chậm tiến độ, tồn động kéo dài, hiệu quả thấp, có nguy cơ thất thoát, lãng phí, sớm đưa các công trình, dự án vào khai thác, sử dụng; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc phòng, chống lãng phí liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản công trong và sau sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính theo kết luận của Ban Chỉ đạo.

Ba là, phối hợp tham mưu thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 45 của Bộ Chính trị về tổ chức đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Nâng caohơn nữa chất lượng tham gia về công tác cán bộ, nhất là nhân sự Đại hội Đảng các cấp, theo chức năng, nhiệm vụ của Ban Nội chính Trung ương và Ban Nội chính cấp tỉnh; kiên quyết không để lọt vào cấp uỷ khoá mới những cán bộ suy thoái, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, không để xảy ra tình trạng cán bộ vừa mới bổ nhiệm lại bị xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự.

Bốn là, phối hợp với các cơ quan chức năng theo dõi, nắm chắc tình hình, tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết kịp thời các vấn đề phức tạp, nổi lên về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, không để phát sinh điểm nóng, không để bị động, bất ngờ.

Tham mưu, chỉ đạo làm tốt công tác tiếp dân, đối thoại với dân, lắng nghe và giải quyết tốt các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân ngay từ cơ sở. Phối hợp tham mưu xử lý dứt điểm các vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp, kéo dài.

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của Đảng về công tác tiếp công dân, đối thoại với dân và xử lý phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, đảm bảo các quy định này được thực hiện một cách nghiêm túc nhất, thực chất nhất.

Năm là, phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu về công tác xây dựng pháp luật, để công tác này được thực hiện theo đúng tinh thần Nghị quyết số 66-NQ/TW, ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Tập trung tham mưu chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan chức năng hoàn thành việc cụ thể hoá, thể chế hoá các chủ trương, quan điểm của Đảng về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực ban hành từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay.

Sáu là, tham mưu tiến hành tổng kết toàn diện, từ chi bộ, cơ sở đảng về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực nhiệm kỳ Đại hội XIII, tạo thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trước thềm Đại hội XIV của Đảng.

Từ đó tham mưu ban hành nghị quyết mới về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới; xác định lộ trình cụ thể thực hiện mục tiêu “bốn không” (không muốn, không thể, không dám, không cần tham nhũng, lãng phí, tiêu cực) và xây dựng xã hội liêm chính, quốc gia liêm chính.

Tổng Bí thư cũng yêu cầu cần tập trung xây dựng Ban Nội chính Trung ương trong sạch, vững mạnh, thực sự là “tai mắt”, “bộ óc” của Đảng, cơ quan nghiên cứu, tham mưu chiến lược hàng đầu cho Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp. Là cơ quan “liêm chính của liêm chính”; xây dựng cán bộ cơ quan Nội chính thật sự “Chắc - Sắc - Đắc”.

Đồng thời, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số để đổi mới phương thức làm việc, nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức; hoàn thiện các quy chế, quy trình công tác phục vụ làm việc trên môi trường số.

Người chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực được bảo vệ thế nào?

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định 231-QĐ/TW về bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Bộ Chính trị quy định người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực là cá nhân phản ánh, tố cáo, tố giác hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao, trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Người thân của họ gồm vợ (chồng), cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi.
Được bảo vệ bí mật danh tính

Nộp tiền khắc phục thi hành án: Phòng, chống tham nhũng… nhân văn!

Đây là chính sách nhân văn của Nhà nước và là sự khuyến khích các tội phạm ăn năn, hối cải, hoàn trả lại tài sản tham nhũng.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hình sự là biện pháp cuối cùng trong chống tham nhũng, tiêu cực

Tại cuộc gặp mặt cán bộ lãnh đạo các cơ quan nội chính trung ương tháng 10/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm lưu ý với các cơ quan nội chính, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực phải được tiến hành đồng bộ các biện pháp: chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự; trong đó hình sự là biện pháp cuối cùng.

Đại biểu Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó chủ tịch Hội luật gia tỉnh Đồng Tháp; Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội đã có cuộc trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống xung quanh vấn đề “nộp tiền khắc phục thi hành án, được xem xét giảm hình phạt”.

Chu Nguyên Chương chống tham nhũng thế nào?

Để chống tham nhũng, Chu Nguyên Chương đã làm điều này trên đồng xu, khiến các quan không ai dám phạm...

Trong lịch sử hàng nghìn năm của Trung Quốc, chế độ quân chủ chuyên chế đã được sử dụng ở Trung Quốc hơn 2.000 năm, mãi đến thời hiện đại, Trung Quốc mới chấm dứt chế độ. Trong hơn 2.000 năm qua, có hàng trăm hoàng đế đã cai trị, mỗi một vị đều có những công trạng và khuyết điểm khác nhau.