Nấu cà chua theo cách này, ngừa được cục máu đông gây đột quỵ

Nếu thích đưa cà chua vào các món ăn gia đình, bạn có thể đã giúp những người thân bị thừa cân, béo phì đẩy lùi một nguy cơ chết người.

Nghiên cứu mới vừa công bố trên tạp chí khoa học Nutrients chỉ ra một cách nấu cà chua cực kỳ đơn giản có tác động ngoạn mục lên hoạt động của tiểu cầu, ngăn ngừa việc hình thành các cục máu đông.
Cục máu đông, tức huyết khối, thường gặp ở người thừa cân, béo phì. Huyết khối luôn đe dọa gây tắc nghẽn mạch máu, điều có thể dẫn đến đột quỵ hay nhồi máu cơ tim.
Nau ca chua theo cach nay, ngua duoc cuc mau dong gay dot quy
Một món xào chứa cà chua soffritto của Tây Ban Nha - Ảnh minh họa từ Internet. 
Nhóm tác giả từ các cơ sở nghiên cứu lớn ở Tây Ban Nha bao gồm Viện Nghiên cứu Y sinh Sant Pau, Viện Salud Carlos III, Đại học Barcelona... đã thí nghiệm trên hai nhóm tình nguyện viên được ăn chế độ ăn có bổ sung 100 g cà chua soffritto mỗi ngày hoặc không.
Sau 42 này, các chỉ số liên quan đến tiểu cầu, chức năng nội mô mạch máu, mỡ máu... được ghi nhận, cho thấy khác biệt rõ rệt giữa hai nhóm.
Soffritto là một cách nấu rau củ khá phổ biến ở Tây Ban Nha và nhiều nước trên thế giới, sử dụng cà chua là phổ biến nhất, có thể thêm vào ớt chuông, hành tây....
Các nguyên liệu sẽ được xắt nhỏ sau đó đem xào hoặc om, có thể kèm gia vị, tạo nên một loại sốt sệt, khá giống cách người Việt tự làm sốt cà tại nhà.
Cà chua được chọn không chỉ vì nó phổ biến trong chế độ ăn Địa Trung Hải - và cả chế độ ăn của các quốc gia nhiệt đới như chúng ta - mà còn là nguồn cung cấp các hợp chất hoạt tính sinh học có khả năng chống oxy hóa, chống viêm.
Các hợp chất hoạt tính sinh học từ rau củ, trái cây từ lâu đã được chứng minh là giúp hệ mạch máu khỏe mạnh, ngừa đột quỵ... thông qua các nghiên cứu dạng thống kê, quan sát.
Cũng đã có các bằng chứng cho thấy việc nấu cà chua nói chung giúp tăng hiệu quả hoạt động các hợp chất tốt này, bao gồm nhóm carotenoid và phenolic; trong khi nếu chọn phương pháp xào, bạn còn giúp tăng hàm lượng polyphenol.
Trong nghiên cứu này, món cà chua xào thành sốt kiểu Tây Ban Nha đã chứng minh khả năng năng ngừa bệnh tim mạch nguyên phát bằng cách giảm kích hoạt tiểu cầu, điều có thể góp phần làm giảm tình trạng huyết khối chết người ở người thừa cân, béo phì.
Theo Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc (FAO), thừa cân và béo phì là nguy cơ hang đầu gây tử vong toàn cầu. Đó cũng là nguyên nhân gây ra 44% gánh nặng bệnh tiểu đường, 23% gánh nặng bệnh tim thiếu máu cục bộ và 7-41% gánh nặng ung thư.

Chàng trai khóc nấc trong tiệc cưới, tiết lộ chuyện đau lòng

Ngắm cô dâu xinh đẹp trong bộ váy cưới, nhìn chú rể đẹp trai, trái tim người đàn ông quặn lên đau đớn vì ghen tỵ và hối hận.

Cách đây không lâu, tại đám cưới ở thành phố Duy Phường, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, tất cả mọi người được phen bối rối khi xuất hiện người đàn ông ngồi một mình một bàn tiệc, đôi mắt chứa đầy nỗi buồn sâu sắc. Có lúc không cầm được nước mắt, người đàn ông này rơi nước mắt, khiến mọi người không khỏi xót xa thương cảm.

5 kiểu ăn cà chua "cực hại" mà nhiều người mắc phải

Cà chua giúp chống lại nhiều bệnh tật, thậm chí ung thư nhưng ăn sai cách lại khiến cả nhà mắc bệnh đấy.

1. Không bảo quản trong tủ lạnh

4 kiểu ăn cà chua gây dễ dẫn đến ngộ độc, thậm chí gây ung thư

Cà chua luôn được xếp vào danh sách những thực phẩm lành tính, tốt cho sức khỏe và làm đẹp. Tuy nhiên, nếu ăn sai cách nó có thể gây hại, thậm chí âm thầm gây bệnh ung thư.

Liên quan đến hậu quả khi ăn cà chua sai cách, vừa qua, một người phụ nữ họ Từ (Trung Quốc) đã suýt mất mạng chỉ vì một sai lầm khi ăn cà chua mà hiện rất nhiều gia đình vẫn mắc phải.

Xuất phát từ việc nghe mọi người mách bảo cà chua có nhiều công dụng cho sức khỏe, nhân thời điểm cà chua vừa rẻ vừa ngon, bà mua nhiều về cất trữ để chế biến dần các món ăn.

Tuy nhiên, do trời nồm ẩm, những quả cà chua bị dập nát nhanh chóng bị mốc và có dấu hiệu hỏng. Tiếc của, bà chọn những quả có dấu hiệu hỏng, gọt bỏ phần hỏng đi để ăn trước. 

Tuy nhiên, sau khi ăn bà bắt đầu cảm thấy khắp người khó chịu, đau bụng và có cảm giác buồn nôn. Nghĩ là bị rối loạn tiêu hóa nên bà chỉ tự uống thuốc rồi lại tiếp tục nấu cà chua trong những bữa ăn sau.

Hai ngày sau đó, các triệu chứng càng trở nên nghiêm trọng nên bà được gia đình đưa đến viện cấp cứu. Qua thăm khám, bác sĩ cho biết, bà bị ngộ độc thức ăn, rất có thể bà đã ăn liền một lúc quá nhiều cà chua hỏng. Bởi chất Aflatoxin có trong cà chua hỏng cực độc, chưa kể, cà chua nấm mốc, thối rữa khiến bà bị nhiễm khuẩn. Hai điều này cộng hưởng với nhau dẫn tới nhiễm trùng đường ruột cấp tính. May mắn là cấp cứu kịp thời nên có thể giữ được tính mạng.

Các chuyên gia khuyến cáo, 4 sai lầm cần tuyệt đối tránh khi ăn cà chua dẫn đến ngộ độc, nhiều người đang mắc phải:

Không ăn cà chua khi có dấu hiệu mốc thối

Nhiều người có thói quen cắt bỏ các phần nấm mốc, thối, dập nát trên quả cà chua để tiếp tục sử dụng. Họ cho rằng như vậy vừa tiết kiệm lại không gây hại vì sau đó nấu chín ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên, chất độc do nấm mốc sinh ra sẽ ngấm vào toàn bộ quả cà chua, thậm chí không biến mất ở nhiệt độ cao. 

4 kieu an ca chua gay de dan den ngo doc, tham chi gay ung thu

Vì vậy, cách tốt nhất là bạn nên vứt bỏ thay vì cố tận dụng những quả cà chua này. Ngoài ra, các phần cà chua dập nát cũng rất dễ sản sinh vi khuẩn. Loại bỏ không hết không chỉ làm mất dinh dưỡng, thay đổi vị món ăn và còn gây hại cho cơ thể người khi ăn phải.

Không ăn cà chua khi xuất hiện các đốm đen

Sau khi cà chua bị nhiễm nấm Alternaria, do nấm chuyển hóa trong quả sinh ra độc tố gây ra hiện tượng đốm đen và nhanh hư hỏng hơn ở cà chua. Độc tố này được gọi là độc tố Alternaria, tuy độc tố không mạnh bằng aflatoxin nhưng vẫn có nguy cơ gây ung thư và các rủi ro sức khỏe khác.

4 kieu an ca chua gay de dan den ngo doc, tham chi gay ung thu-Hinh-2

Không ăn cà chua chưa chín

Cà chua chín thường có giá trị dinh dưỡng rất cao, nhưng cà chua còn xanh, chưa chín hoàn toàn lại chứa chất solanine. Đây là chất có độc tố mạnh và rất dễ làm hại tới gan của con người.

Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác... thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng. Còn khi cà chua chín, các chất độc hại trong cà chua sẽ giảm dần và sẽ biến mất. Vì vậy, khi mua cà chua về còn xanh, bạn cần để cho chín kỹ mới nên chế biến.

Không ăn cà chua khi đói

Cà chua rất giàu chất pectin và nhựa phenolic. Khi bạn ăn cà chua vào những lúc đói, những chất này có thể phản ứng với axit, ảnh hưởng lớn đến dạ dày. Dạ dày tiêu thụ những chất này có thể gây nên tình trạng nôn mửa, đau bụng. Lâu ngày còn thể gây ra các bệnh về dạ dày, bao gồm cả ung thư.

Chính vì vậy, không nên ăn cà chua trong khi đói, nhất là đối với những trường hợp giảm béo với cà chua, ăn cà chua sống.

Cà chua không tốt khi cơ thể có dấu hiệu này

Cũng có 1 số người không nên ăn hoặc hạn chế ăn cà chua, ví dụ như người bị dị ứng cà chua, đang tiêu chảy, bị hội chứng ruột kích thích, bệnh trào ngược dạ dày, tiêu hóa kém. Hay là những người bị rối loạn chức năng thận, mắc chứng tiểu không tự chủ và viêm bàng quang, bị bệnh đau nửa đầu mãn tính.