NATO lo lập kế hoạch đối phó nếu Nga tấn công Đông Âu

(Kiến Thức) - Tờ tạp chí Đức Spiegel đưa tin, liên minh quân sự NATO đang lên các kịch bản có thể nếu Nga khởi động chiến dịch quân sự ở Đông Âu.

Theo đó, trên phiên bản tiếng Đức điện tử của mình, tờ tạp chí Spiegel hôm Chủ nhật (18/5) đã đăng tải bài viết trích dẫn nội dung các kịch bản có thể nếu Nga “động thủ” ở Đông Âu. Thực ra, đó là một dự thảo văn bản lưu hành nội bộ trong khối liên minh NATO.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Văn bản này đã đưa ra kết luận rằng, khả năng của Nga “để thực hiện một hành động quân sự đáng kể mà không có nhiều cảnh báo đặt ra đối với một mối đe dọa về việc duy trì an toàn và ổn định ở khu vực châu Âu-Đại Tây Dương”.
“Chúng tôi chưa bao giờ xác nhận về những thông tin hay về các kế hoạch quốc phòng bị rò rỉ cả. Song, nhiệm vụ cốt yếu của NATO là phòng vệ tập thể và chúng tôi sẽ những gì cần thiết để bảo vệ bất cứ đồng minh nào bị tấn công”, Phát ngôn viên NATO Oana Lungescu phát biểu.
Tuy nhiên, ở thời kì cuối Chiến tranh Lạnh, châu Âu đã “giảm khả năng chiến đấu của họ trong các cuộc xung đột cường độ cao, quy mô lớn”. Đó sẽ là những bất lợi trước những diễn biến tiềm tàng trong bối cảnh khủng hoảng Ukraine vẫn chưa có hồi kết.
Trong thời gian gần đây, các nước Đông Âu tỏ ra khá bất an về Nga sau khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea và điều động khoảng 40.000 binh sĩ tới biên giới với Ukraine (theo NATO cáo buộc).
Trước điều này, Mỹ đã gửi 600 binh lính tới 3 nước Baltic (bao gồm Estonia, Latvia và Lithuania) và Ba Lan để tham gia tập trận nhằm tăng cường sự hiện diện của NATO ở khu vực Đông Âu.

Tập Cận Bình: TQ “trỗi dậy hòa bình”... trừ Biển Đông, Hoa Đông?

(Kiến Thức) - Với căng thẳng tăng cao ở Biển Đông, nhiều nhà phân tích lên tiếng chỉ trích ông Tập Cận Bình khi tuyên bố Trung Quốc sẽ trung thành với đường lối phát triển hòa bình.

Tuy nhiên, theo cách nhìn của Trung Quốc, không có sự khác biệt giữa các hành động của nước này trên Biển Đông cũng như “sự trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc. 
Trung Quốc ngang ngược cho rằng, vùng hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của đảo Tri Tôn (quần đảo Hoàng Sa – vốn bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép năm 1974) và đổ lỗi cho Việt Nam vì cản trở quyền được khai thác của Trung Quốc.

NATO sai khi cáo buộc Nga sắp tấn công khu tự trị của Moldova?

(Kiến Thức) - Hãng Press TV dẫn lại nhận định của chuyên gia Rick Rozoff, việc NATO cáo buộc Nga chuẩn bị tấn công khu tự trị Trans-Dniester của Moldova là hoàn toàn đi ngược lại với thực tế.

“NATO đang cố gắng biến khu tự trị Trans-Dniester thành động cơ phòng thủ, nhằm bảo vệ Moldova trước Nga”, chuyên gia phân tích Rick Rozoff nhận định.
Đồng thời, ông Rozoff bày tỏ quan điểm rằng, NATO hoàn toàn sai trong việc cáo buộc Nga chuẩn bị tấn công vùng Trans-Dniester. “Điều này hoàn toàn vô nghĩa. Đó là một sự khiêu khích. Các cáo buộc của NATO thực sự đi ngược lại sự thật. Những điều chúng ta đang thấy hiện nay rõ ràng là nỗ lực cuối cùng của Mỹ và đồng minh NATO nhằm thúc đẩy sức mạnh quân sự của khối ”.

Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?

(Kiến Thức) - GS Mark Beeson cho rằng, thật khó biết việc đặt giàn khoan “là chính sách phối hợp từ trên cao, hay các doanh nghiệp lớn, chính quyền địa phương và cả quân đội Trung Quốc xúc tiến việc này”.

Tuy nhiên, ông Mark Beeson - giáo sư về chính trị quốc tế và cũng là một chuyên gia về an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thuộc Đại học Murdoch University, Perth, Austrailia - cũng cho rằng: Dù ai đóng vai trò quyết định trong việc đặt giàn khoan thì “Việt Nam không phải là một nước dễ bị đánh ngã như lịch sử phức tạp giữa hai nước nhắc nhở chúng ta điều đó”.
TQ: Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?
 TQ: Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?
Tiến sỹ Lee Jones - một nhà nghiên cứu về an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Đại học Queen Mary, London, Anh, cũng bày tỏ quan điểm trên BBC News: Không nên xem Trung Quốc như là một thực thể thống nhất, kỹ lượng hoạch định, thực hiện mọi chính sách, đường lối.
“Thực tế, nhà nước Trung Quốc vẫn rất rời rạc với nhiều cơ quan trung ương và địa phương cạnh tranh nhau để nắm giữ các nguồn tài nguyên và giành quyền quyết định các chính sách về tài nguyên. Trong các cơ quan hay nhóm đó có Hải quân Trung Quốc, Kiểm ngư và Cảnh sát biển, chính quyền địa phương, các tập đoàn nhà nước và một bộ ngoại giao yếu ớt. Hầu hết các động thái của Trung Quốc tại Biển Hoa Đông đều phản ánh sự cạnh tranh này”, tiến sỹ Lee Jones nói.