Nắng nóng đỉnh điểm: Đá viên cháy hàng, giành nhau như‘đánh trận

Các xưởng sản xuất đá sạch tại Hà Nội đang hái ra tiền do nhu cầu giải khát tăng cao khi nắng nóng kéo dài cả tuần nay. Nhiều cửa hàng, quán nước luôn trong tình trạng “cháy đá” bởi lượng tiêu thụ tăng đột biến.

Từ khi Thủ đô bước vào đợt nắng nóng đỉnh điểm với mức nhiệt gần 40 độ C, tại các cơ sở sản xuất đá sạch các khu vực Cầu Giấy, Kim Mã, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Trãi, Nam Từ Liêm,... luôn phải hoạt động hết công suất cả ngày lẫn đêm để đủ nguồn cung cấp cho thị trường.
Một công nhân chuyên làm đá sạch ở Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, quy trình để tạo ra được một mẻ sản phẩm mất ít nhất là 2 tiếng đồng hồ. Nên dù có tăng ca, đẩy nhanh tiến độ thì cũng không khắc phục được tình trạng đơn hàng tồn đọng do quá tải sản xuất. Bởi vậy, nhiều cơ sở đành ngậm ngùi, bất lực khi thấy tiền chảy trước mắt mà không làm gì được.
Đá viên là vị cứu tinh không thể thiếu trong thức uống ngày hè.
 Đá viên là vị cứu tinh không thể thiếu trong thức uống ngày hè.
Mỗi túi đá viên lớn có trọng lượng 5kg, được bán với giá buôn từ 6.000-8.000 đồng/túi.
 Mỗi túi đá viên lớn có trọng lượng 5kg, được bán với giá buôn từ 6.000-8.000 đồng/túi.
Nắng nóng gay gắt không những là cuộc chạy đua khốc liệt của các xưởng sản xuất đá mà còn là cuộc chiến không giới hạn của dân buôn. Do nhu cầu dùng đá của khách vào hè tăng cao nên dân buôn đá sạch như anh Phụng (Cầu Giấy, Hà Nội) thường không có khoảng trống thời gian nào để nghỉ.
Đều như vắt chanh, ngày nào anh cũng thức dậy giao hàng cho khách từ lúc 3 rưỡi sáng cho đến tận 10 giờ tối. Trung bình mỗi ngày, anh giao tầm 300-400 túi đá viên sạch cho các cửa hàng, đại lý trên địa bàn Hà Nội.
Anh Phụng cho hay, muốn lấy đá với số lượng lớn phải liên hệ trước với xưởng nếu không sẽ hết suất, có ngày đông còn phải chấp nhận xếp hàng, gọi tên chờ đến lượt.
Chuyến giao đá muộn vào lúc 10 giờ tối của anh Phụng.
Chuyến giao đá muộn vào lúc 10 giờ tối của anh Phụng. 
2.000 đồng là giá túi đá nhỏ tại các cửa hàng tạp hóa.
2.000 đồng là giá túi đá nhỏ tại các cửa hàng tạp hóa. 
Anh nhận định, vào đợt nắng nóng kỷ lục là mùa hái ra tiền của xưởng đá bởi lượng hàng bán ra rất nhanh, rất chạy và không bao giờ bị lỗ. Mỗi ngày, các xưởng bán ra thị trường khoảng 1.000-3.000 túi đá, mỗi túi có trọng lượng 5kg, tương đương với mức tiêu thụ 5-15 tấn/ngày, tăng gấp 2-3 lần những ngày trước đó.
Anh Lê Trình, chủ cửa hàng nước ở Long Biên (Hà Nội), chia sẻ, mỗi ngày quán của anh phải nhập 8-10 túi đá viên lớn để phục vụ cho khách, giá mỗi túi lấy lại từ người giao là 6.000-8.000 đồng/túi 5 kg. Có lúc vào giờ cao điểm còn không có mà mua, nhiều khi còn phải năn nỉ, kì kèo mãi người giao hàng mới bớt cho mấy túi đá dùng tạm.
Bên trong thùng đựng sẽ chứa được khoảng 40-50 túi đá lớn và có tấm xốp cách nhiệt ngăn cho đá không chảy.
 Bên trong thùng đựng sẽ chứa được khoảng 40-50 túi đá lớn và có tấm xốp cách nhiệt ngăn cho đá không chảy.
Các xe chở đá viên có mặt ở khắp ngóc ngách phố phường.
 Các xe chở đá viên có mặt ở khắp ngóc ngách phố phường.
“Tôi cảm tưởng mấy hôm nay đi mua đá mà cứ như đi đánh trận, tranh nhau giống kiểu vật phẩm quý hiếm. Trời nóng nực nên khách ai cũng muốn thêm đá, bởi thế mà mua túi 5kg vèo tý là hết nhẵn. Mua của dân buôn hay tại xưởng còn được giá tốt chứ mua lại ở cửa hàng bán lẻ giá phải đội lên gấp đôi, gấp ba thì lấy đâu mà có lãi” - anh Trình tâm sự.
Theo chị Thúy, chủ cửa hàng tạp hóa trên đường Trần Thái Tông (Cầu Giấy, Hà Nội), đá là mặt hàng được nhiều khách hỏi mua nhất trong những ngày hè. Người mua chủ yếu là sinh viên và người lao động bởi tính năng tiện lợi, sạch sẽ và lâu tan hơn đá thường.
Trung bình mỗi quán nước ven đường tiêu thụ 3-5 túi đá lớn/ngày.
 Trung bình mỗi quán nước ven đường tiêu thụ 3-5 túi đá lớn/ngày.
Một túi đá 5kg khi mua về chị sẽ tách ra thành nhiều túi nhỏ, mỗi túi từ 10-12 viên và bán với giá là 2.000 đồng/túi. Trung bình mỗi ngày cửa hàng của chị sẽ tiêu thụ từ 4-5 túi đá to, khách vào ra mua không ngớt, cứ nườm nượp từ sáng sớm cho đến đêm muộn.
“Thực ra nếu chỉ bán mỗi đá không thì lãi chẳng được bao vì còn phải khấu trừ đi tiền túi, tiền điện, tiền tủ lạnh bảo quản. Bởi vậy, các cửa hàng như chúng tôi thường phải bán kèm theo cả nước giải khát thì mới có hời nhiều” - chị Thúy nói.
Chị cho biết thêm, để có được giá đá tốt và ổn định chị phải đặt trước với dân buôn hoặc xưởng đá nhiều ngày liền, trường hợp đặc biệt nếu cần gấp thì phải gọi điện báo trước từ 15-30 phút cho người giao thì mới có hàng.

Nóng: Cận cảnh mật đạo trong nhà của trùm ma túy Nguyễn Văn Thuận

Ngôi nhà của trùm ma túy Nguyễn Văn Thuận cách nhà của Nguyễn Thành Tuân khoảng 500m, trên một quả đồi thấp, bao quanh là bức tường uốn lượn. Bên trong ngôi nhà này có một mật đạo cực lớn.

Căn nhà của trùm ma túy Nguyễn Văn Thuận (34 tuổi, tức Thuận Chuột, Thổ, quê ở huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) nằm trên một quả đồi thấp ở bản Tà Dê, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, Sơn La.
 Căn nhà của trùm ma túy Nguyễn Văn Thuận (34 tuổi, tức Thuận Chuột, Thổ, quê ở huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) nằm trên một quả đồi thấp ở bản Tà Dê, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, Sơn La.

Sự thật trần trụi đáng sợ về trà đá vỉa hè

Mùa hè đồ uống mát lạnh, trong đó có trà đá vỉa hè luôn được ưa chuộng. Nhưng ít người biết sự thật đáng sợ về loại thức uống này.

Đủ thứ bệnh từ trà đá vỉa hè
Không chỉ ở Hà Nội mà ngay ở những vùng quê, có lẽ không đồ uống nào phổ thông như trà đá, nhân trần và cũng không có loại đồ uống nào lại rẻ hơn loại hình giải khát này. Ngồi quán trà đá đã thành thói quen của người dân Việt.
Tuy nhiên rất ít người biết sự thật “đáng sợ” về trà đá vỉa hè. Theo nhiều nghiên cứu, trong một cốc 100ml trà đá có chứa khoảng 50-100mg chất oxalate và còn có axit tannic - một chất gây khó tiêu và ngăn cản sự tổng hợp sắt. Nếu bạn đã ăn những thực phẩm có nồng độ oxalate cao thì không nên uống các sản phẩm liên quan đến trà sau đó.
Su that tran trui dang so ve tra da via he
Trà đá mát lạnh nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe. 

Việc sử dụng trà đá lúc đang đói cồn cào dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh dạ dày. Những người bị đau dạ dày nếu vẫn duy trì thói quen uống trà đá sẽ làm cho cơn đau dạ dày tăng lên, thậm chí có thể làm cho bệnh viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, chất caffein có trong trà sẽ làm suy giảm sự tiết dịch tiêu hóa ở dạ dày, làm chậm lại hoạt động của nhu động ruột. Hậu quả dễ gây táo bón, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trà đá vỉa hè cũng tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh rất lớn. Thực tế, nhiều chủ quá sử dụng nguồn đá bẩn để cho vào cốc trà. Những ly trà đá được bán cho khách với vẻ ngoài sạch sẽ nhưng sự thực mất vệ sinh đến cỡ nào thì chỉ có trực tiếp đi pha trà đá mới biết được cái sự bẩn kinh hoàng ấy. Nhiều quán trà đá không sử dụng đá viên tinh khiết mà dùng đá cây đập vụn cho vào hộp xốp bảo quản. Theo quy định những loại đá cây này chỉ được dùng để ướp thực phẩm.

Theo BS Trần Văn Ký (Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn Thực phẩm Việt Nam), các loại nước đá sản xuất kiểu kém vệ sinh sẽ tiềm ẩn nguy cơ bệnh tiêu chảy, dịch tả và ngộ độc. Nguy hiểm hơn là nước nhiễm hóa chất lấy lên từ lòng đất không được lọc, về lâu dài, độc chất trong nước gây viêm đại tràng mãn tính, ảnh hưởng đến chức năng gan thận.

Trước đó, để tìm hiểu về mức độ an toàn của nước uống vỉa hè, Viện Thực phẩm chức năng đã xét nghiệm 9 mẫu nước uống đường phố gồm trà xanh, trà đá, nhân trần, nước ngô, nước mía... phát hiện trà đá chứa vi khuẩn E.coli. E.coli là vi khuẩn trong phân, có thể gây ngộ độc cấp tính, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy.

Ai không nên uống trà đá?

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, những bệnh nhân mắc sỏi thận, suy thận là những người không nên sử dụng trà đá và các sản phẩm có chứa nhiều oxalate thường xuyên. Ngoài ra, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi và những người mắc bệnh tiêu hóa không nên uống trà vì 2 chất oxalate và axit tannic sẽ phản ứng với sắt trong dạ dày lâu ngày khiến bạn bị thiếu sắt và ăn uống khó tiêu, cản trở cho sự hấp thụ trao đổi chất ở cơ thể.

Đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai, nếu uống nhiều trà đá sẽ gây nên tình trạng thiếu máu. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bởi trong trà đá có chứa một loại axít làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ sắt. Chính vì vậy, các bà mẹ khi đang mang bầu không nên lạm dụng uống trà đá.

Ở người già, việc uống nhiều trà đá lại là nguy cơ dẫn đến việc mất ngủ, căng thẳng. Để đảm bảo sức khỏe, các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng, người bình thường chỉ nên uống 1-2 cốc trà mỗi ngày.

Để đảm bảo sức khỏe, mùa hè mọi người nên hạn chế uống trà đá mà thay bằng uống nước lọc thông thường. Đừng nên quá dễ dãi trong việc lựa chọn đồ uống vỉa hè, các thức ăn vì nguy cơ ngộ độc thực phẩm là với tất cả mọi người.

Trong thời điểm mua hè oi bức, tốt nhất nên lựa chọn cho mình cách giải nhiệt an toàn, chẳng hạn chuẩn bị sẵn một bình nước mơ muối, chanh muối... Các loại đồ uống này không chỉ giúp giải khát trong những ngày nắng nóng mà còn bổ sung lượng muối đã mất do ra nhiều mồ hôi, rất tốt cho cơ thể.

10 kiểu mái nhà vừa đẹp mắt vừa dễ xây

(Kiến Thức) - Mái nhà là một yếu tố giúp làm tăng tính thẩm mỹ của ngôi nhà vừa giúp giải nhiệt và chống thấm hiệu quả. Nếu như trước đây chủ yếu là mái đúc bằng thì ngày nay có vô vàn lựa chọn hiện đại và tiết kiệm.

Phần mái nhà chỉ nghiêng về một bên đang trở thành xu hướng được các gia trẻ ưa chuộng bởi vẻ đẹp mới lạ. Ảnh: Greenhouse.
Phần mái nhà chỉ nghiêng về một bên đang trở thành xu hướng được các gia trẻ ưa chuộng bởi vẻ đẹp mới lạ. Ảnh: Greenhouse.