Khởi tố hai đối tượng livestream bán bùa ngải lừa đảo

Dù không biết gì về bùa ngải, hai đối tượng vẫn livestream bán các vật phẩm mê tín, dàn dựng lừa đảo. Chỉ vài tháng, cả hai đã chiếm đoạt hơn 65 triệu đồng.

Ngày 28/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Cần Thơ cho biết, đã khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú với Trần Thị Huỳnh Như (SN 2000, ngụ tỉnh An Giang) và Danh Lợi (SN 2004, ngụ TP. Cần Thơ) để điều tra về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Cơ quan Cảnh sát điều tra đã tống đạt quyết định khởi tố bị can.
Cơ quan Cảnh sát điều tra đã tống đạt quyết định khởi tố bị can.

Theo kết quả điều tra ban đầu, dù không hề có hiểu biết về bùa ngải, nhưng từ giữa năm 2024 đến giữa tháng 2/2025, Như và Lợi đã cấu kết với nhau để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của nhiều người thông qua mạng xã hội.

Cụ thể, Huỳnh Như nhiều lần livestream rao bán các loại và vật phẩm liên quan như son, sáp, nước hoa... với giá từ vài trăm nghìn đến 7 triệu đồng. Danh Lợi đóng giả làm “thầy bùa”, quay video thực hiện các nghi thức mê tín để gửi cho khách, tạo niềm tin.

Với thủ đoạn này, hai đối tượng đã khiến nhiều người nhẹ dạ cả tin sập bẫy. Bước đầu, công an xác định có 8 bị hại, tổng số tiền bị chiếm đoạt hơn 65 triệu đồng.

tienphong.vn

Bắt đối tượng dùng clip nhạy cảm tống tiền phụ nữ

Tin "bùa ngải tâm linh" có thể hàn gắn tình cảm gia đình, người phụ nữ bị một đối tượng dẫn dụ khỏa thân và quay video nhằm tống tiền.

Ngày 26/7, phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa bắt giữ một đối tượng để điều tra về hành vi “cưỡng đoạt tài sản”.

bn.jpg
Chảo Láo Tả dùng "bùa ngải tâm linh" dụ dẫn người phụ nữ khỏa thân quay video tống tiền

Sự thật kinh hoàng về cây cà độc dược và bùa ngải cổ xưa

Cây cà độc dược (Datura metel) là một loài thực vật mang trong mình độc tính cực mạnh, gắn liền với nhiều câu chuyện kỳ bí trong y học và văn hóa dân gian.

1. Toàn thân chứa độc tố. Mọi bộ phận của cây cà độc dược – từ rễ, thân, lá, hoa đến hạt – đều chứa alkaloid cực độc như scopolamine, atropine và hyoscyamine. Ảnh: Pinterest.
1. Toàn thân chứa độc tố. Mọi bộ phận của cây cà độc dược – từ rễ, thân, lá, hoa đến hạt – đều chứa alkaloid cực độc như scopolamine, atropine và hyoscyamine. Ảnh: Pinterest.
2. Từng được dùng làm thuốc mê và thuốc giảm đau. Trong y học cổ truyền, các hợp chất chiết xuất từ cà độc dược từng được sử dụng thận trọng để làm thuốc gây mê, giảm đau hoặc điều trị hen suyễn. Ảnh: Pinterest.
2. Từng được dùng làm thuốc mê và thuốc giảm đau. Trong y học cổ truyền, các hợp chất chiết xuất từ cà độc dược từng được sử dụng thận trọng để làm thuốc gây mê, giảm đau hoặc điều trị hen suyễn. Ảnh: Pinterest.

Thông tin mới vụ bắt giữ người trái pháp luật vì nghi bị bỏ bùa

Công an tỉnh Điện Biên đang điều tra xử lý vụ việc có dấu hiệu hành hung tập thể và bắt giữ người trái pháp luật do nghi bị làm bùa ngải.

Ngày 7/3, trên mạng xã hội facebook xuất hiện 1 bài đăng của người dùng có tài khoản là "Vang Venh" cầu cứu cộng đồng mạng do người nhà bị hành hung tập thể.

Người này cho biết, sự việc xảy ra vào cuối tháng 2 vừa qua tại xã Na Cô Sa, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. Bố mẹ của anh đã bị nhiều đối tượng cùng xã bắt giữ, hành hung bằng nhiều cách, như: bị trói, treo lên xà nhà, treo lên cây, dùng dao hơ nóng đặt lên mặt... gây nhiều thương tích.