Ba thất bại của Trung Quốc qua phán quyết PCA

(Kiến Thức) - Trong phán quyết của ngày 12/7 của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA), có 3 điểm cho thấy Trung Quốc thua Philippines tại “đấu trường pháp lý” ở The Hague.

Đó là nhận định của hai nhà báo David Tweed và Jason Koutsoukis thuộc hãng tin Bloomberg.
Nam that bai cua Trung Quoc qua phan quyet PCA
Dân chúng Philippines vui mừng sau phán quyết của PCA về vụ kiện Biển Đông. Ảnh News Observer 
Ba điểm cho thấy Trung Quốc thua Philippines ở The Hague bao gồm:
Thứ nhất, đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với các khu vực trong bản đồ "đường 9 đoạn" không có cơ sở pháp lý.
Thứ hai, là không một thực thể nào trong quần đảo Trường Sa có thể tạo ra Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ).
Thứ ba, việc bồi đắp xây 7 thực thể của Trung Quốc đã gây tổn hại nghiêm trọng cho môi trường sinh thái biển.
Về điểm thứ nhất là bản đồ “đường lưỡi bò”, Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) phán quyết Trung Quốc không thể viện chứng cớ lịch sử để đòi hỏi quyền làm chủ các nguồn tài nguyên ở bên trong cái gọi là bản đồ “đường 9 đoạn”.
Liên quan đến điểm thứ nhì, hai tác giả David Tweed và Jason Koutsoukis chú ý đến đảo Ba Bình (Itu Aba), thực thể quan trọng nhất trong quần đảo Trường Sa, và nhấn mạnh việc PCA khẳng định đây chỉ là một “bãi đá” và do vậy không được hưởng Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Philippines, Trung Quốc và các bên tranh chấp khác cần đàm phán để tìm một thỏa thuận chung. Tòa muốn nói đến Đài Loan, vì Đài Loan cũng dựa vào cái bản đồ “đường lưỡi bò” tự vẽ trong năm 1947 để khẳng định chủ quyền ở đảo Ba Bình.
Theo đánh giá của chuyên gia Felix Chang thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách đối Ngoại tại thành phố Philadelphia được Bloomberg trích dẫn, Tòa Trọng tài Thường trực gần như cho là Trung Quốc đã “cố ý vi phạm luật pháp quốc tế”.
Cuối cùng, hai tác giả David Tweed và Jason Koutsoukis đều cho rằng quyết định mà PCA vừa đưa ra tại The Hague đã làm sứt mẻ uy tín của Trung Quốc - nước luôn tự nhận là một siêu cường có trách nhiệm đối với an ninh ổn định trong khu vực và tôn trọng luật pháp quốc tế. 

Những điều cần biết về “Vụ kiện Biển Đông”

(Kiến Thức) - Trong ngày 12/7 Tòa án Trọng tài Thường trực ở The Hague sẽ công bố phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc về các hành động của nước này ở Biển Đông.

Nhung dieu can biet ve “Vu kien Bien Dong”
Cung điện Hòa Bình ở The Hague (Hà Lan) là nơi đặt trụ sở của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA), một tòa án có thẩm quyền phán xử “Vụ kiện Biển Đông”. Ảnh Chính phủ Philippines 
Dưới đây là một số chi tiết quan trọng về “Vụ kiện Biển Đông”:

Phán quyết PCA về Biển Đông - Phép thử thế kỷ

Phán quyết PCA không chỉ là một vấn đề pháp lý đơn thuần, mà còn có ý nghĩa chiến lược to lớn đối với các nước ven Biển Đông và thế giới.

Tạp chí National Interest (Mỹ) mới đây có bài phân tích của hai tác giả Richard Javad Heydarian, Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học De La Salle và Giáo sư Matthew C. Waxman thuộc Đại học Columbia, trong đó nhận định rằng: "Danh tiếng và uy tín của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) ... đang bị đe dọa". Cơ quan trọng tài phải đối mặt với nguy cơ "bị chối bỏ, chế giễu bởi một cường quốc lớn nhất trong khu vực (Châu Á)” .

TQ bác phán quyết PCA, dọa thiết lập ADIZ ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Ngày 13/7, Trung Quốc tuyên bố bác bỏ phán quyết PCA và không hề che giấu ý định tăng cường lực lượng trong khu vực tranh chấp trên Biển Đông.

Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague ngày 12/7 đã ra phán quyết bác bỏ “đường lưỡi bò” và cái gọi là “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với Biển Đông.
Trước đó, Trung Quốc đã tẩy chay các thủ tục tố tụng tại Tòa án Trọng tài Thường trực và nói rằng PCA không có thẩm quyền xét xử vụ kiện Biển Đông.