Mỹ mua 18 tàu săn thủy lôi không người lái

(Kiến Thức) - Hải quân Mỹ sẽ trang bị cho các tàu chiến đấu ven biển LCS “sát thủ săn thủy lôi” không người lái MK18.

Hải quân Mỹ vừa công bố mua một số thiết bị quét thủy lôi không người lái dưới mặt nước (UUV) MK18 để sử dụng trước khi mẫu UUV Knifefish lớn hơn sẵn sàng đưa vào sử dụng. Cả 2 loại UUV đều được sử dụng chủ yếu trên các tàu chiến ven biển LCS để dò quét thủy lôi.
Knifefish có kích thước, hình dáng như một quả ngư lôi với cân nặng 770kg và dài khoảng 5,8m, đường kính 533mm. Knifefish sẵn sàng đi vào hoạt động sớm nhất vào năm 2017.
UUV săn thủy lôi của Mỹ có kích thước tương tự một quả ngư lôi.
 UUV săn thủy lôi của Mỹ có kích thước tương tự một quả ngư lôi.
Mẫu UUV MK18 được làm dựa trên thiết kế thương mại Remus 100. Hơn 600 UUV Remus 100 đã được sử dụng cho các nhiệm vụ thăm dò dưới lòng nước. Remus 100 cũng được nhiều lực lượng hải quân sử dụng cho việc dò thủy lôi. Hải quân Mỹ sử dụng mẫu Remus 100 nhỏ nhất (nặng 26,4kg) ở Iraq. Remus 100 được thiết kế cho cả nhiệm vụ thương mại và quân sự. Hải quân Mỹ thường gọi Remus 100 bằng tên Mk18 Mod 1 Swordfish.
Ngoài ra, còn có mẫu Mk18 Mod 2 Kingfish dựa trên mẫu Remus 600. Mk18 Mod 2 Kingfish dự kiến được đưa vào sử dụng vào năm 2015. Mẫu UUV 240kg này có bề ngoài giống ngư lôi loại nhỏ.
Về cơ bản, Mk18 Mod 2 Kingfish chỉ là phiên bản lớn hơn của Remus 100 với độ dài 1,6m và đường kính 190mm, nặng 37kg. Remus 600 nặng 3,25m và đường kính 320mm. Remus 600 mang theo hệ thống định vị thủy âm và các cảm biến khác, có khả năng hoạt động dưới mặt nước hơn 24h với tốc độ 5,4km/h. Nó có thể đạt vận tốc tối đa lên tới 10,8km/h. Mẫu UUV này có thể hoạt động trong khoảng cách 100km kể từ tàu chính và có thể lặn sâu tới 600m.
UUV Remus tiết kiệm chi phí bằng cách sử dụng hệ thống định vị toàn cầu cũng như dẫn đường quán tính. UUV thường nổi lên mặt nước sau khoảng 1-2h lặn để định vị lại và sau đó lại tiếp tục chương trình lặn.
Các UUV hiện nay chủ yếu làm nhiệm vụ dò tìm, phát hiện thủy lôi.
 Các UUV hiện nay chủ yếu làm nhiệm vụ dò tìm, phát hiện thủy lôi.
Cả Remus 600 và Remus 100 được thiết kế chủ yếu cho các ứng dụng dân sự bao gồm theo dõi các cơ sở dưới mặt nước, giám sát ô nhiễm và khảo sát. Con số 100 và 600 tượng trưng cho độ sâu tối đa mỗi mẫu UUV đạt được. Remus 100 được đưa vào hoạt động thương mại từ năm 2001 trong khi Remus 600 vào năm 2005. Cả 2 mẫu Remus đều trở nên phổ biến cho các nhiệm vụ quân sự cũng như an ninh như dò mìn và chống khủng bố. Bỉ, Australia và New Zealand đều sử dụng Remus 100. Sự thành công của Remus 100 đã dẫn tới sự ra đời của phiên bản Remus 600. Cả 2 loại Remus đều vẫn đang được sản xuất và sử dụng nhiều trong các hoạt động thương mại.
Remus 600 được Hải quân Mỹ và Hải quân Anh sử dụng. Tùy thuộc vào loại cảm biến Remus 600 có giá từ 500.000 USD cho đến 1 triệu USD. Mẫu Knifefish sẽ có giá đắt hơn so với Remus 600 vì có nhiều tính năng hơn.

Điểm mặt 10 tàu sân bay lớn nhất thế giới

(Kiến Thức) - Trong 10 tàu sân bay lớn nhất đang hoạt động trên thế giới được trang mạng Navy-Technology xếp theo lượng giãn nước thì các nước châu Á sở hữu 3 chiếc.

Đứng đầu danh sách 10 tàu sân bay lớn nhất thế giới không ai khác là siêu tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz của Hải quân Mỹ. Nimitz có lượng giãn nước lên tới 97.000 tấn, chiếc đầu tiên được triển khai vào tháng 5/1975 và chiếc cuối cùng (thứ 10) là USS USS George HW Bush (CVN-77) được đưa vào hoạt động tháng 1/2009. Mỗi tàu sân bay của lớp Nimitz được thiết kế để hoạt động trong khoảng 50 năm, mà chỉ cần một lần đại tu duy nhất.
 Đứng đầu danh sách 10 tàu sân bay lớn nhất thế giới không ai khác là siêu tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz của Hải quân Mỹ. Nimitz có lượng giãn nước lên tới 97.000 tấn, chiếc đầu tiên được triển khai vào tháng 5/1975 và chiếc cuối cùng (thứ 10) là USS USS George HW Bush (CVN-77) được đưa vào hoạt động tháng 1/2009. Mỗi tàu sân bay của lớp Nimitz được thiết kế để hoạt động trong khoảng 50 năm, mà chỉ cần một lần đại tu duy nhất.

Xem đặc nhiệm Belarus huấn luyện cực khổ

(Kiến Thức) - Để thực hiện nhiệm vụ cực kỳ đặc biệt, các binh lính đặc nhiệm Belarus phải trải qua những bài tập luyện hết sức gian khổ.

Quân đội Belarus hiện nay có tổ chức Lực lượng Tác chiến Đặc biệt (SOF) – yếu tố quan trọng trong chiến lược răn đe, được xây dựng để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau sử dụng các phương pháp và kỹ thuật đặc biệt để ngăn chặn sự leo thang hoặc ngăn chặn cuộc xung đột vũ trang chống lại nước Cộng hòa Belarus từ bất kỳ quốc gia nào.
 Quân đội Belarus hiện nay có tổ chức Lực lượng Tác chiến Đặc biệt (SOF) – yếu tố quan trọng trong chiến lược răn đe, được xây dựng để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau sử dụng các phương pháp và kỹ thuật đặc biệt để ngăn chặn sự leo thang hoặc ngăn chặn cuộc xung đột vũ trang chống lại nước Cộng hòa Belarus từ bất kỳ quốc gia nào.

LRASM: “sát thủ diệt hạm” tương lai của Hải quân Mỹ

Những năm gần đây, Nga vẫn liên tục cho ra đời những tên lửa chống tàu với tầm bắn xa, tốc độ siêu thanh và gần như không thể đánh chặn. Đặc biệt, thời gian gần đây Trung Quốc cũng liên tục giới thiệu những tên lửa chống tàu có tầm bắn không hề kém cạnh những “sát thủ diệt hạm” của Nga.