Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Điểm mặt 10 tàu sân bay lớn nhất thế giới

24/10/2013 06:00

(Kiến Thức) - Trong 10 tàu sân bay lớn nhất đang hoạt động trên thế giới được trang mạng Navy-Technology xếp theo lượng giãn nước thì các nước châu Á sở hữu 3 chiếc.

Lương Minh

Cận cảnh tàu sân bay mà nước Anh rao bán

“Soi” tàu sân bay lớn thứ 2 châu Á của Ấn Độ

Đứng đầu danh sách 10 tàu sân bay lớn nhất thế giới không ai khác là siêu tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz của Hải quân Mỹ. Nimitz có lượng giãn nước lên tới 97.000 tấn, chiếc đầu tiên được triển khai vào tháng 5/1975 và chiếc cuối cùng (thứ 10) là USS USS George HW Bush (CVN-77) được đưa vào hoạt động tháng 1/2009. Mỗi tàu sân bay của lớp Nimitz được thiết kế để hoạt động trong khoảng 50 năm, mà chỉ cần một lần đại tu duy nhất.
Đứng đầu danh sách 10 tàu sân bay lớn nhất thế giới không ai khác là siêu tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz của Hải quân Mỹ. Nimitz có lượng giãn nước lên tới 97.000 tấn, chiếc đầu tiên được triển khai vào tháng 5/1975 và chiếc cuối cùng (thứ 10) là USS USS George HW Bush (CVN-77) được đưa vào hoạt động tháng 1/2009. Mỗi tàu sân bay của lớp Nimitz được thiết kế để hoạt động trong khoảng 50 năm, mà chỉ cần một lần đại tu duy nhất.
Tàu sân bay lớp Nimitz dài 332,8m, thủy thủ đoàn 3.200 người (gồm 1.500 lính không quân), tốc độ đạt 30 hải lý/h. Con tàu có khả năng chở theo 90 máy bay các loại, sử dụng máy phóng thủy lực để giúp máy bay cất cánh. Trong tương lai, các tàu sân bay lớp Nimitz dần được thay thế bằng lớp tàu sân bay Gerald R.Ford (CVN-78).
Tàu sân bay lớp Nimitz dài 332,8m, thủy thủ đoàn 3.200 người (gồm 1.500 lính không quân), tốc độ đạt 30 hải lý/h. Con tàu có khả năng chở theo 90 máy bay các loại, sử dụng máy phóng thủy lực để giúp máy bay cất cánh. Trong tương lai, các tàu sân bay lớp Nimitz dần được thay thế bằng lớp tàu sân bay Gerald R.Ford (CVN-78).
Vị trí tiếp theo thuộc về lớp tàu sân bay phi hạt nhân Admiral Kuznetsov của Hải quân Nga. Đây cũng là chiếc tàu sân bay duy nhất có trong biên chế Hải quân Nga. Con tàu có chiều dài 305m, lượng giãn nước toàn tải khoảng 58.500-67.500 tấn, trang bị động cơ tuốc bin khí cho phép đạt tốc độ 32 hải lý/h, thủy thủ đoàn 1.960 người (trong đó có 626 lính không quân).
Vị trí tiếp theo thuộc về lớp tàu sân bay phi hạt nhân Admiral Kuznetsov của Hải quân Nga. Đây cũng là chiếc tàu sân bay duy nhất có trong biên chế Hải quân Nga. Con tàu có chiều dài 305m, lượng giãn nước toàn tải khoảng 58.500-67.500 tấn, trang bị động cơ tuốc bin khí cho phép đạt tốc độ 32 hải lý/h, thủy thủ đoàn 1.960 người (trong đó có 626 lính không quân).
Boong phóng máy bay của tàu có diện tích 14.000m2, thiết kế boong phóng kiểu nhảy cầu không dùng máy phóng thủy lực như tàu Mỹ. Kuznetsov có khả năng chở 30-40 máy bay gồm: tiêm kích hạm Su-33 hoặc MiG-29K, Su-25UTG/UBP, trực thăng Ka-27. Đặc biệt, Kuznetsov được vũ trang cực “khủng” gồm: tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-700 Granit, hệ thống phòng không AK-630, Kashtan, rocket chống ngầm RBU-12000.
Boong phóng máy bay của tàu có diện tích 14.000m2, thiết kế boong phóng kiểu nhảy cầu không dùng máy phóng thủy lực như tàu Mỹ. Kuznetsov có khả năng chở 30-40 máy bay gồm: tiêm kích hạm Su-33 hoặc MiG-29K, Su-25UTG/UBP, trực thăng Ka-27. Đặc biệt, Kuznetsov được vũ trang cực “khủng” gồm: tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-700 Granit, hệ thống phòng không AK-630, Kashtan, rocket chống ngầm RBU-12000.
Tàu sân bay phi hạt nhân Liêu Ninh của Hải quân Trung Quốc vốn thuộc cùng lớp tàu Admiral Kuznetsov của Hải quân Nga. Liêu Ninh được Trung Quốc mua lại từ Ukraine với “giá siêu rẻ”, 20 triệu USD và sau đó được cải tạo lại nhà máy Đại Liên, chính thức đưa vào phục vụ tháng 9/2012. Liêu Ninh có lượng giãn nước toàn tải hơn 59.000 tấn, dài 304m.
Tàu sân bay phi hạt nhân Liêu Ninh của Hải quân Trung Quốc vốn thuộc cùng lớp tàu Admiral Kuznetsov của Hải quân Nga. Liêu Ninh được Trung Quốc mua lại từ Ukraine với “giá siêu rẻ”, 20 triệu USD và sau đó được cải tạo lại nhà máy Đại Liên, chính thức đưa vào phục vụ tháng 9/2012. Liêu Ninh có lượng giãn nước toàn tải hơn 59.000 tấn, dài 304m.
Không giống như Kuznetsov, sau khi cải tạo Trung Quốc không trang bị vũ khí hạng nặng cho Liêu Ninh nên nó có khả năng chở nhiều máy bay hơn, khoảng 50 chiếc gồm tiêm kích hạm J-15 và trực thăng Z-8, Ka-31. Trong ảnh là tiêm kích hạm J-15 đang được thang máy đưa từ khoang chứa lên boong phóng.
Không giống như Kuznetsov, sau khi cải tạo Trung Quốc không trang bị vũ khí hạng nặng cho Liêu Ninh nên nó có khả năng chở nhiều máy bay hơn, khoảng 50 chiếc gồm tiêm kích hạm J-15 và trực thăng Z-8, Ka-31. Trong ảnh là tiêm kích hạm J-15 đang được thang máy đưa từ khoang chứa lên boong phóng.
Charles de Gaulle (R91) là tàu sân bay hạt nhân đầu tiên của nước Pháp, lớn nhất khu vực Tây Âu. Tàu có lượng giãn nước toàn tải 42.000 tấn, thủy thủ đoàn 1.350 người. Tàu có thể chở được 40 máy bay gồm: tiêm kích hạm Rafale M, Super Esteendard; máy bay cảnh báo sớm E-2C và trực thăng. Đặc biệt, tàu được trang hệ thống máy phóng thủy lực do Mỹ cung cấp, thay vì dùng boong phóng kiểu nhảy cầu.
Charles de Gaulle (R91) là tàu sân bay hạt nhân đầu tiên của nước Pháp, lớn nhất khu vực Tây Âu. Tàu có lượng giãn nước toàn tải 42.000 tấn, thủy thủ đoàn 1.350 người. Tàu có thể chở được 40 máy bay gồm: tiêm kích hạm Rafale M, Super Esteendard; máy bay cảnh báo sớm E-2C và trực thăng. Đặc biệt, tàu được trang hệ thống máy phóng thủy lực do Mỹ cung cấp, thay vì dùng boong phóng kiểu nhảy cầu.
Đứng thứ 5 trong danh sách là tàu sân bay phi hạt nhân São Paulo (A12) của Hải quân Brazil. Đây vốn dĩ là con tàu cũ do Pháp đóng từ những năm 1960 và tới năm 2000 được bán lại cho Brazil sử dụng. Tàu có lượng giãn nước toàn tài 32.000 tấn, thủy thủ đoàn 1.920 người, trang bị 6 nồi hơi tạo ra công suất 126.000 mã lực khiến São Paulo trở thành một trong những tàu sân bay thông thường mạnh mẽ nhất đang hoạt động, tốc độ đạt 32 hải lý/h.
Đứng thứ 5 trong danh sách là tàu sân bay phi hạt nhân São Paulo (A12) của Hải quân Brazil. Đây vốn dĩ là con tàu cũ do Pháp đóng từ những năm 1960 và tới năm 2000 được bán lại cho Brazil sử dụng. Tàu có lượng giãn nước toàn tài 32.000 tấn, thủy thủ đoàn 1.920 người, trang bị 6 nồi hơi tạo ra công suất 126.000 mã lực khiến São Paulo trở thành một trong những tàu sân bay thông thường mạnh mẽ nhất đang hoạt động, tốc độ đạt 32 hải lý/h.
São Paulo có thể chở tối đa 39 máy bay gồm tiêm kích hạm A-4KU Skyhawk (trong ảnh) và trực thăng vận tải/săn ngầm. Đáng lưu ý, boong phóng tàu cũng sử dụng hệ thống máy phóng thủy lực để hỗ trợ máy bay cất cánh.
São Paulo có thể chở tối đa 39 máy bay gồm tiêm kích hạm A-4KU Skyhawk (trong ảnh) và trực thăng vận tải/săn ngầm. Đáng lưu ý, boong phóng tàu cũng sử dụng hệ thống máy phóng thủy lực để hỗ trợ máy bay cất cánh.
Đứng thứ 6 là tàu sân bay phi hạt nhân Cavour (550) – soái hạm của Hải quân Italy. Con tàu có lượng giãn nước toàn tải 30.000 tấn, dài 244m, thủy thủ đoàn 1.292 người, tốc độ tối đa 29 hải lý/h.
Đứng thứ 6 là tàu sân bay phi hạt nhân Cavour (550) – soái hạm của Hải quân Italy. Con tàu có lượng giãn nước toàn tải 30.000 tấn, dài 244m, thủy thủ đoàn 1.292 người, tốc độ tối đa 29 hải lý/h.
Cavour (550) có kích thước boong phóng 232,6x34,5m dùng kiểu boong phóng máy bay nhảy cầu, không có máy phóng thủy lực. Nó có khả năng chở tối đa 20 máy bay gồm 8 tiêm kích hạm cất hạ cánh thẳng đứng AV-8B Harrier và trực thăng săn ngầm/vận tải.
Cavour (550) có kích thước boong phóng 232,6x34,5m dùng kiểu boong phóng máy bay nhảy cầu, không có máy phóng thủy lực. Nó có khả năng chở tối đa 20 máy bay gồm 8 tiêm kích hạm cất hạ cánh thẳng đứng AV-8B Harrier và trực thăng săn ngầm/vận tải.
Tàu sân bay phi hạt nhân INS Viraat của Hải quân Ấn Độ đứng thứ 7 trong 10 tàu sân bay lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, nó được xem là tàu sân bay “cổ nhất” thế giới còn hoạt động khi được đóng tại Anh vào năm 1959 và tới 1986 được bán lại cho Ấn Độ. Con tàu có lượng giãn nước toàn tải 28.700 tấn, dài 226,5m, thủy thủ đoàn 1.350 người.
Tàu sân bay phi hạt nhân INS Viraat của Hải quân Ấn Độ đứng thứ 7 trong 10 tàu sân bay lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, nó được xem là tàu sân bay “cổ nhất” thế giới còn hoạt động khi được đóng tại Anh vào năm 1959 và tới 1986 được bán lại cho Ấn Độ. Con tàu có lượng giãn nước toàn tải 28.700 tấn, dài 226,5m, thủy thủ đoàn 1.350 người.
INS Viraat dùng boong phóng kiểu nhảy cầu, có khả năng chở 30 máy bay gồm: tiêm kích cất hạ cánh thẳng đứng Sea Harrier (trong ảnh), trực thăng vận tải/săn ngầm.
INS Viraat dùng boong phóng kiểu nhảy cầu, có khả năng chở 30 máy bay gồm: tiêm kích cất hạ cánh thẳng đứng Sea Harrier (trong ảnh), trực thăng vận tải/săn ngầm.
HMS Illustrious là chiếc tàu sân bay duy nhất của Hải quân Hoàng gia Anh còn hoạt động sau khi 2 tàu “anh em” lần lượt nghỉ hưu vào năm 2005 và 2011. Con tàu có lượng giãn nước toàn tải 22.000 tấn, dài 194m, có thể chở được tiêm kích hạm Sea Harrier (nhưng đã nghỉ hưu) và trực thăng chiến đấu Sea Apache, vận tải CH-47 Chinook và các loại săn ngầm. Trong tương lai gần, con tàu sẽ sớm bị loại biên chế và thay thế bằng lớp tàu Queen Elizabeth vào năm 2016.
HMS Illustrious là chiếc tàu sân bay duy nhất của Hải quân Hoàng gia Anh còn hoạt động sau khi 2 tàu “anh em” lần lượt nghỉ hưu vào năm 2005 và 2011. Con tàu có lượng giãn nước toàn tải 22.000 tấn, dài 194m, có thể chở được tiêm kích hạm Sea Harrier (nhưng đã nghỉ hưu) và trực thăng chiến đấu Sea Apache, vận tải CH-47 Chinook và các loại săn ngầm. Trong tương lai gần, con tàu sẽ sớm bị loại biên chế và thay thế bằng lớp tàu Queen Elizabeth vào năm 2016.
Giuseppe Garibaldi (551) là chiếc tàu sân bay thứ 2 có Hải quân Italy được đưa vào phục vụ năm 1985. Con tàu có lượng giãn nước toàn tải 13.370 tấn, chở được tối đa 16 tiêm kích AV-8B Harrier hoặc 18 tiêm kích hạm cùng trực thăng vận tải/săn ngầm.
Giuseppe Garibaldi (551) là chiếc tàu sân bay thứ 2 có Hải quân Italy được đưa vào phục vụ năm 1985. Con tàu có lượng giãn nước toàn tải 13.370 tấn, chở được tối đa 16 tiêm kích AV-8B Harrier hoặc 18 tiêm kích hạm cùng trực thăng vận tải/săn ngầm.
Đứng thứ 10 và cũng là tàu sân bay nhỏ nhất thế giới là chiếc HTMS Chakri Naruebet của Hải quân Hoàng gia Thái Lan – quốc gia duy nhất có tàu sân bay ở Đông Nam Á. Thái Lan mua chiếc tàu này với ý định ban đầu có phương tiện phục vụ khắc phục hậu quả thảm họa thiên nhiên. Con tàu có lượng giãn nước chỉ 11.486 tấn, thủy thủ đoàn 445 người.
Đứng thứ 10 và cũng là tàu sân bay nhỏ nhất thế giới là chiếc HTMS Chakri Naruebet của Hải quân Hoàng gia Thái Lan – quốc gia duy nhất có tàu sân bay ở Đông Nam Á. Thái Lan mua chiếc tàu này với ý định ban đầu có phương tiện phục vụ khắc phục hậu quả thảm họa thiên nhiên. Con tàu có lượng giãn nước chỉ 11.486 tấn, thủy thủ đoàn 445 người.
Tàu thiết kế với boong phóng kiểu nhảy cầu, chở được tối đa 16-17 máy bay gồm: 9 tiêm kích hạm AV-8S Matador (đã nghỉ hưu) và trực thăng vận tải/săn ngầm. Hiện nay, do thiếu kinh phí, HTMS Chakri Naruebet hiếm khi hoạt đông trên biển mà chủ yếu nằm tại cảng.
Tàu thiết kế với boong phóng kiểu nhảy cầu, chở được tối đa 16-17 máy bay gồm: 9 tiêm kích hạm AV-8S Matador (đã nghỉ hưu) và trực thăng vận tải/săn ngầm. Hiện nay, do thiếu kinh phí, HTMS Chakri Naruebet hiếm khi hoạt đông trên biển mà chủ yếu nằm tại cảng.

Top tin bài hot nhất

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

14/05/2025 19:33
Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

15/05/2025 09:59
Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

15/05/2025 19:33
Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

16/05/2025 06:25
S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

16/05/2025 10:03

Bạn có thể quan tâm

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status