Mỹ "đau đớn" phát hiện nữ điệp viên Nga làm việc ở Đại sứ quán

Một nữ công dân Nga bị cáo buộc làm gián điệp tại Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Moscow suốt 10 năm. Tuy nhiên thay vì bị khởi tố, cô này lại được cho thôi việc một cách êm thấm hồi năm ngoái.
 

Theo thông tin từ Guardian và CNN, nữ công dân Nga không được tiết lộ danh tính từng được thuê vào làm việc cho Mật vụ Mỹ. Song cô đã bị đưa vào diện tình nghi là gián điệp Nga sau cuộc kiểm tra an ninh thường kỳ do Bộ Ngoại giao Mỹ tiến hành. Kết quả điều tra cho thấy, cô này thường xuyên có những cuộc gặp trái phép với các nhân viên thuộc cơ quan tình báo Nga FSB.
My
 Một nữ công dân Nga được cho làm gián điệp tại Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Moscow suốt 10 năm.
“Chúng tôi phát hiện cô này đã trao đổi thông tin với FSB, thậm chí là cả những thông tin mà đáng lẽ cô ta không được biết”, một quan chức Mỹ chia sẻ với CNN.
Cụ thể, nữ công dân Nga đã có cơ hội tiếp cận với hệ thống mạng thông tin nội bộ và thư điện tử của Mật vụ Mỹ sau đó chuyển cho điệp viên Nga. Từ đây, cơ quan tình báo Nga tiếp cận với các tài liệu tối mật của Mỹ như lịch trình làm việc của Tổng thống và phó Tổng thống.
Tuy nhiên, nguồn tin chia sẻ với CNN cũng khẳng định, “cô này chưa thể tiếp cận với những thông tin tối mật”.
Còn theo Guardian, Mật vụ Mỹ đã cố tình che giấu sự việc bằng cách để nữ công dân Nga thôi việc trong im lặng giữa lúc quan hệ Nga – Mỹ căng thẳng liên quan tới cáo buộc Moscow can thiệp vào kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hồi năm 2016. Ngoài những lời cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ, quan hệ Nga – Mỹ cũng nhiều lần rơi vào sóng gió vì những bất đồng liên quan tới cuộc chiến ở Syria, sáp nhập bán đảo Crimea và thỏa thuận hạt nhân Iran.
“Mật vụ Mỹ đã cố tình che giấu sơ hở của mình bằng cách sa thải nữ gián điệp Nga. Việc rò rỉ thông tin đã xảy ra nhưng cấp quản lý cấp cao của cơ quan Mật vụ Mỹ lại không tiến hành thêm bất cứ cuộc điều tra nội bộ nào nhằm đánh giá mức độ tổn thất cũng như xem liệu cô này có lôi kéo thêm nhân viên nào làm việc trong Đại sứ quán Mỹ cung cấp thông tin cho mình”, Guardian dẫn lời một nguồn tin.

Bài học cho ông Trump khi chơi bài “Thượng đỉnh“

Đối thoại với Iran là một bước đi đúng đắn song Tổng thống Trump không nên tự huyễn hoặc rằng một mình ông có thể giải quyết vấn đề này.

Tuần qua có 2 sự kiện quốc tế tưởng chừng không liên quan. Đó là việc Mỹ cho rằng Triều Tiên vẫn đang phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa bất chấp việc Tổng thống Donald Trump cho rằng Triều Tiên “không còn là mối đe dọa hạt nhân nữa”. Cùng lúc, ông Trump đề nghị gặp trực tiếp Tổng thống Iran Hassan Rouhani mà không có điều kiện tiên quyết nào. Thế nhưng 2 sự kiện này không phải là không có sự liên quan.

Bằng chứng bất ngờ trong khe tủ lạnh giải mã kỳ án bế tắc suốt 10 năm

Cuộc điều tra tưởng chừng rơi vào bế tắc cho đến khi nhóm thám tử tìm thấy chiếc tủ lạnh trống không nhưng đã bị xóa sạch mọi dấu vết bởi chất tẩy. Tách rời các bộ phận của tủ lạnh, họ tìm thấy một ít mô người còn sót lại trong khe.

Vụ án bí ẩn suốt 1 thập kỷ

Huy chương Toán học Fields bị trộm mất chưa đầy 30 phút sau khi trao

Sau khi nhận giải thưởng Toán học danh giá nhất hành tinh, ông Caucher Birkar để huy chương vào một cặp đựng hồ sơ cùng với ví tiền và điện thoại. Ít phút sau, chiếc cặp biến mất.

Theo Guardian, giáo sư Birkar đã để cặp đựng hồ sơ trên một chiếc bàn tại sảnh đường nơi sự kiện trao giải diễn ra. Đội ngũ an ninh sau đó tìm thấy chiếc cặp dưới một băng ghế, nhưng huy chương giải Fields không còn nằm trong đó.