Mỹ cáo buộc Nga đứng sau vụ tấn công mã độc “NotPetya“

Mỹ cáo buộc quân đội Nga đứng sau vụ tấn công mã độc "NotPetya" và đe dọa Kremlin sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt quốc tế.

Ngày 15/2, Mỹ cáo buộc quân đội Nga đứng sau vụ tấn công mã độc "NotPetya" và đe dọa Kremlin sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt quốc tế bất chấp việc Moskva liên tục phủ nhận có liên quan tới vụ việc.
Ảnh minh họa. (Nguồn: EPA/TTXVN)
Ảnh minh họa. (Nguồn: EPA/TTXVN) 
Trong một thông báo mới đưa ra, Nhà Trắng đã cáo buộc Nga đứng sau vụ tấn công bằng mã độc hồi tháng 6/2017 nhằm vô hiệu hóa các hệ thống máy tính tại Mỹ và châu Âu trong đó có nhiều máy chủ của các tập đoàn lớn.
Washington cũng đơn phương quy kết quân đội Nga thực hiện vụ tấn công với mục đích khiến Ukraine bất ổn.
Trước đó, Cơ quan an ninh mạng của Anh cũng xác định các mục tiêu ban đầu của vụ tấn công bằng mã độc "NotPetya" là hệ thống tài chính, năng lượng và các cơ quan chính phủ của Ukraine tuy nhiên mã độc nhanh chóng lan rộng, ảnh hưởng cả mạng lưới kinh doanh của châu Âu và Nga.
Điện Kremlin đã ngay lập tức phủ nhận những cáo buộc kể trên.
Phát biểu trước báo giới, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định những cáo buộc trên là vô căn cứ đồng thời cho rằng đây là một diễn biến mới trong chiến dịch bài Nga mà không có một bằng chứng cụ thể.
Các công ty an ninh mạng đang điều tra thủ phạm phát tán mã độc mà một số chuyên gia gọi là "NotPetya" trong vụ tấn công ngày 27/6/2017.
Giới chuyên gia cho rằng mục đích chính của vụ tấn công là cài phần mềm độc hại vào các máy tính của những cơ quan nhà nước và tổ chức thương mại Ukraine nhằm phá hoại ngầm những hệ thống này, thay vì mục đích tống tiền.

Triều Tiên khẳng định đứng ngoài vụ tấn công bằng mã độc WannaCry

Ngày 21/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên khẳng định nước này không liên quan đến các vụ tấn công mạng bằng mã độc WannaCry vào tháng 5 năm nay.

Đây là phản ứng đầu tiên của Triều Tiên sau khi Mỹ công khai cáo buộc chính quyền Bình Nhưỡng đứng sau một vụ tấn công mạng bằng mã độc có tên là WannaCry trên toàn thế giới.
Trang chủ của Tập đoàn quảng cáo nổi tiếng WPP của Anh trên màn hình máy tính ở London.
Trang chủ của Tập đoàn quảng cáo nổi tiếng WPP của Anh trên màn hình máy tính ở London. 

Châu Á sáng rực pháo hoa giao thừa Mậu Tuất

(Kiến Thức) - Người dân ở nhiều quốc gia Châu Á, trong đó có Trung Quốc, Philippines hay Singapore… đã đón chào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới Mậu Tuất 2018 bằng những màn pháo hoa rực rỡ.

Đêm 15/2, 160 nghìn người đã tập trung tham dự sự kiện River Hongbao ở Singapore để chào đón khoảnh khắc chuyển giao sang năm mới Mậu Tuất 2018. Ảnh: Youtube.
 Đêm 15/2, 160 nghìn người đã tập trung tham dự sự kiện River Hongbao ở Singapore để chào đón khoảnh khắc chuyển giao sang năm mới Mậu Tuất 2018. Ảnh: Youtube.

Người dân ở Singapore lấy điện thoại chụp ảnh ghi lại những màn pháo hoa rực rỡ tại River Hongbao đêm giao thừa Mậu Tuất 2018. Ảnh: ST.
Người dân ở Singapore lấy điện thoại chụp ảnh ghi lại những màn pháo hoa rực rỡ tại River Hongbao đêm giao thừa Mậu Tuất 2018. Ảnh: ST.

Kỳ lạ chuyện đi xe đạp ở đất nước Triều Tiên

(Kiến Thức) - Theo NK News, vào thập niên 1970 và 1980, việc đi xe đạp ở thủ đô Bình Nhưỡng bị coi là phạm pháp. Lệnh cấm khó hiểu này đã được thực thi một cách nghiêm ngặt cho đến đầu những năm 1990.

Xe đạp là phương tiện di chuyển phổ biến của người dân Triều Tiên trong cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên, vào những năm 1970 và 1980, việc đi xe đạp ở thủ đô Bình Nhưỡng lại bị coi là phạm pháp. Lệnh cấm khó hiểu này đã được người dân thủ đô của Triều Tiên thực hiện một cách nghiêm túc.
Vào những năm 1970 và 1980, chính phủ cấm người dân đi xe đạp ở thủ đô Bình Nhưỡng.
 Vào những năm 1970 và 1980, chính phủ cấm người dân đi xe đạp ở thủ đô Bình Nhưỡng.