Mỹ biến F-22 thành 'máy bay chỉ huy không chiến'

Mỹ bắt đầu nâng cấp F-22 với hệ thống điều khiển UAV, mở rộng chức năng của tiêm kích tàng hình trong tác chiến phối hợp hiện đại.

Theo thông tin từ Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ, 142 chiếc F-22 sẽ được trang bị gói thiết bị mới, bao gồm giao diện điều khiển dạng máy tính bảng và phần mềm chiến thuật chuyên biệt. Tổng chi phí cho mỗi gói nâng cấp là 86.000 USD. Sau khi hoàn thiện, phi công F-22 có thể điều phối UAV ngay từ buồng lái, thiết lập đường bay, xác định mục tiêu và ra lệnh tấn công bán tự động.

f-22-flight-test-jet-ground.jpg
142 chiếc F-22 được nâng cấp vai trò chỉ huy UAV.

Liên kết dữ liệu giữa các máy bay (IFDL) – vốn đã được tích hợp sẵn trong F-22 – sẽ được sử dụng làm kênh truyền lệnh chính. Đây là hệ thống liên lạc có khả năng chống nhiễu cao, độ ổn định vượt trội trong điều kiện chiến tranh điện tử, cho phép truyền dữ liệu tác chiến giữa máy bay có người lái và UAV với độ trễ rất thấp.

Chương trình này là một phần của sáng kiến Máy bay chiến đấu hợp tác (Collaborative Combat Aircraft – CCA), thuộc dự án Thống trị Trên Không Thế hệ Tiếp theo (Next Generation Air Dominance – NGAD). Mục tiêu của CCA là phát triển mô hình chiến đấu kết hợp giữa người và máy, trong đó UAV đóng vai trò yểm trợ, trinh sát, tấn công áp chế phòng không hoặc làm mồi nhử chiến thuật.

f-22-drone-control-tablets.jpg
Tiêm kích F-22 sẽ được trang bị máy tính bảng và phần mềm chiến thuật, biến nó thành nền tảng chỉ huy UAV.

Hai nguyên mẫu UAV đang được thử nghiệm là YFQ-42A của General Atomics và YFQ-44A của Anduril. Cả hai đều có khả năng bay theo đội hình, nhận lệnh chiến thuật từ máy bay chỉ huy, đồng thời được thiết kế để hoạt động trong môi trường có mật độ tác chiến cao. Ngoài ra, hệ thống điều khiển tích hợp do Lockheed Martin phát triển cho phép một phi công điều phối cùng lúc nhiều UAV, tùy biến nhiệm vụ ngay trên giao diện cảm ứng trong buồng lái.

Việc F-22 đảm nhận vai trò điều phối UAV giúp mở rộng đáng kể không gian kiểm soát chiến thuật và làm giảm mức độ rủi ro trong các nhiệm vụ nguy hiểm. Một tổ hợp gồm một tiêm kích tàng hình có người lái và nhiều UAV có thể tiến hành các đòn tấn công đa hướng, gây nhiễu phòng không đối phương, mở đường cho các lực lượng chủ lực hoặc tiêu diệt mục tiêu ưu tiên mà không cần sự hiện diện trực tiếp của con người.

Chương trình CCA cũng được thiết kế để tương thích với các lực lượng khác của Mỹ, bao gồm Hải quân và Thủy quân Lục chiến, nhằm tạo ra hệ thống không chiến có khả năng tương tác liên quân chủng. Đây là yếu tố quan trọng trong các chiến dịch phối hợp quy mô lớn trong tương lai.

Theo các chuyên gia phân tích quốc phòng, việc tích hợp UAV vào F-22 là bước đệm kỹ thuật trước khi tiêm kích thế hệ sáu chính thức đưa vào vận hành. Trong bối cảnh nhiều quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc, đang đẩy mạnh phát triển các dòng tiêm kích tàng hình thế hệ mới như J-20 và UAV tấn công chiến thuật, việc Mỹ chủ động kết hợp AI và nền tảng máy bay hiện có sẽ giúp duy trì lợi thế tác chiến trên không trong giai đoạn chuyển tiếp chiến lược.

Tàu không người lái Ukraine tung chiêu mới

Các tàu nổi không người lái (USV) Ukraine tiếp cận các căn cứ quân sự của Nga từ ngoài khơi sau đó phóng các UAV "cảm tử" tập kích mục tiêu.

1-6856.png
Gần đây, Ukraine hiện đang sử dụng máy bay không người lái ném bom (UAV ném bom) được phóng từ tàu nổi không người lái (USV) để tấn công các mục tiêu lớn, bao gồm một cơ sở radar có giá trị cao của Nga trên bán đảo Crimea. Ảnh: @ The Economist.
2-6571.png
Cuộc tấn công này đánh dấu lần lặp lại mới nhất của chiến dịch tàu nổi không người lái của Ukraine để ngăn chặn Hạm đội Biển Đen (BSF) của Nga và phá hủy các cơ sở quân sự của đối phương trên bán đảo Crimea bị chiếm đóng. Ảnh: @Army Recognition.

Mỹ sẵn sàng loại biên "xe tăng bay" A-10

Toàn bộ phi đội cường kích A-10 Thunderbolt II "Warthog" sẽ được Không quân Mỹ đưa vào nghỉ hưu trong năm 2026.

Chiếc cường kích A-10 Thunderbolt II cuối cùng của Không quân Mỹ sẽ được cho nghỉ hưu vào năm 2026, sớm hơn nhiều năm so với kế hoạch trước đó.

Trong các ưu tiên cho ngân sách năm 2026 được công bố tuần này, Không quân Mỹ đã yêu cầu Quốc hội cấp phép và tài trợ để đẩy nhanh thời gian nghỉ hưu của máy bay chiến đấu hỗ trợ bộ binh tầm gần được yêu thích này lên năm tài chính 2026.

Phi công F-16 Ukraine thiệt mạng khi đẩy lùi không kích Nga

Một phi công F-16 của Không quân Ukraine đã thiệt mạng trong lúc đẩy lùi cuộc không kích của Nga có sự tham gia của hàng trăm UAV và tên lửa.

1-8350.png
Theo thông báo của Không quân Ukraine trên Telegram, Nga đã phóng 477 máy bay không người lái (UAV) và 60 tên lửa vào các mục tiêu trên khắp đất nước trong đêm 29/6. Cuộc tấn công này là một trong những cuộc tấn công nếu không muốn nói là lớn nhất của Moscow tính từ trước cho đến nay. Ảnh: @Dịch vụ báo chí của cơ quan khẩn cấp Ukraine.
2-3488.png
Cuộc tấn công này của Nga kéo dài hơn sáu giờ, các quan chức Ukraine cho biết. Ảnh: @Dịch vụ báo chí của cơ quan khẩn cấp Ukraine.