Mưa lũ ở Quảng Ninh: Tỉnh kêu gọi ủng hộ khắc phục thiên tai

(Kiến Thức) - Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Văn Đọc kêu gọi các cơ quan chức năng, nhân dân trong và ngoài tỉnh ủng hộ khắc phục hậu quả mưa lũ ở Quảng Ninh.

Do ảnh hưởng của đợt mưa lớn nhất trong vòng 40 năm qua, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã phải hứng chịu những thiệt hại nặng nề về người và tài sản. 
Tại các địa phương Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Hoành Bồ, Hải Hà, Móng Cái, Cô Tô đã xảy ra những thương vong, mất mát thương tâm về người. Đã có 23 người thiệt mạng và mất tích do mưa lũ ở Quảng Ninh, trên 3.700 hộ dân, trường học, bệnh xá bị ngập lụt, hàng trăm ngôi nhà bị sụp đổ hoàn toàn. Mưa lũ làm thiệt hại nhiều tài sản, hoa màu, lồng bè nuôi trồng thủy hải sản của người dân. Hạ tầng kinh tế, giao thông bị tổn thất nặng nề, giao thông ách tắc, tê liệt nhiều giờ; nhiều khu vực người dân bị chia cắt, cô lập hoàn toàn. 
Theo ước tính của tỉnh Quảng Ninh, thiệt hại do đợt mưa lũ này gây ra lên đến hơn 1.500 tỷ đồng.
Mua lu o Quang Ninh: Tinh keu goi ung ho khac phuc thien tai
Người dân Quảng Ninh cần sự chung tay của cộng đồng để vượt qua khó khăn do mưa lũ. 
Mưa lũ đã làm nhiều nhà dân trong cảnh màn trời, chiếu đất, thiếu lương ăn, nước uống, thiếu các vật dụng hàng ngày, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn; phải đối mặt với ô nhiễm môi trường, nguy cơ dịch bệnh và tiềm ẩn những bất ổn mới trong tình trạng thời tiết vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.
Để góp sức hỗ hỗ trợ nhân dân khu vực bị ảnh hưởng bởi mưa lụt, Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh, ông Nguyễn Văn Đọc, đã có thư kêu gọi các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, đơn vị sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân; các tổ chức kinh tế, các nhà hảo tâm và nhân dân trong và ngoài tỉnh ủng hộ, chia sẻ, hỗ trợ thiết thực về tinh thần và vật chất để kịp thời động viên, giúp đỡ người dân khắc phục hậu quả mưa lũ, từng bước ổn định cuộc sống.
Chiều 29/7, tại TP Hạ Long, Tỉnh ủy Quảng Ninh đã tổ chức phát động ủng hộ khắc phục thiên tai. Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, ông Phạm Minh Chính, đã trao số tiền 1,7 tỷ đồng mà lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương đã vận động ủng hộ được để hỗ trợ tỉnh khắc phục hậu quả thiên tai. Tổng số tiền mà các doanh nghiệp, tổ chức ủng hộ tại buổi phát động là trên 27 tỷ đồng.
Mọi sự đóng góp ủng hộ xin gửi về Ban Cứu trợ tỉnh Quảng Ninh. Số Tài khoản 3761-MQHNS 9060953, Mã số quỹ Tài chính: 91049 tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Ninh.

Những vụ chồng thiêu sống vợ con vì mâu thuẫn gia đình

(Kiến Thức) - Vụ chồng tưới xăng thiêu sống vợ và con trai 9 tháng tuổi vì mâu thuẫn đang gây xôn xao dư luận. Nhiều vụ việc tương tự đã xảy ra thời gian qua.

Những vụ "thiêu sống vợ con" xảy ra thời gian qua khiến dư luận bàng hoàng, đau xót và phẫn nộ. Nguyên nhân của các vụ việc đáng tiếc này đa phần đều xuất phát từ mâu thuẫn nhỏ trong gia đình... Điều đó đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về những bi kịch gia đình đang xảy ra ngày càng nhiều trong xã hội.

1. Chồng tưới xăng thiêu sống vợ và con trai 9 tháng tuổi

Mới đây nhất, khoảng 20h30 ngày 27/7/2015, Trần Văn Giang (SN 1990, trú xã Nam Thanh, Nam Đàn) đi uống rượu với bạn và về nhà thì xảy ra mâu thuẫn với vợ là chị Nguyễn Thị Oanh Đàm (SN 1993). Sau một hồi cãi vã, Giang vào buồng lấy can có 4 lít xăng đổ lên người vợ đang bế con trai 9 tháng tuổi là cháu Trần Văn Đoàn rồi châm lửa đốt, thiêu sống vợ và con.

Nhung vu chong thieu song vo con vi mau thuan gia dinh
 Đối tượng Trần Văn Giang.

Ngọn lửa bùng lên, bao trùm cả hai mẹ con chị Đàm. Nghe tiếng kêu cứu, người dân xung quanh đã chạy đến dập lửa và nhanh chóng đưa mẹ con chị Đàm đi cấp cứu tại bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Tuy nhiên, do vết bỏng quá nặng, cháu Đoàn đã tử vong, còn chị Oanh được chuyển ra Viện Bỏng Trung ương cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, Trần Văn Giang đã bị cơ quan chức năng bắt giữ.

2. Thành "ngọn đuốc sống" khi tẩm xăng đốt vợ con

Trưa 2/7/2015, tại ngã ba Long Sơn (thuộc huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh), do mẫu thuẫn gia đình, Đinh Văn Tuấn (SN 1993, quê tỉnh Ninh Bình) đã dùng xăng định tự đốt cả nhà cùng vợ con. 

Nhung vu chong thieu song vo con vi mau thuan gia dinh-Hinh-2
Đinh Văn Tuấn bị bỏng toàn thân từ độ I đến độ III, có nguy cơ nhiễm trùng nặng.

Tuy nhiên, sự việc được cha vợ của Tuấn phát hiện và chạy đến ôm Tuấn căn ngăn, giải cứu được vợ và con của Tuấn ra ngoài. Chưa dừng lại ở đó, Tuấn tự đổ xăng lên người mình và cha vợ rồi bật lửa đốt cả hai người.

Vụ cháy đã thiêu rụi toàn bộ nhà cửa và gian hàng bán đồ trang trí nội thất. Riêng Tuấn bị bỏng toàn thân từ độ I đến độ III, có nguy cơ nhiễm trùng nặng, còn người cha vợ trong tình trạng nguy kịch.

3. Đổ xăng đốt vợ ngày thôi nôi con

Ngày 30/4/2015, hai vợ chồng Mùi Tiết Dương Bình (SN 1991, ngụ xã An Cơ, Châu Thành, Tây Ninh) tổ chức tiệc thôi nôi cho con gái là Mùi Thị Bích Ngọc, tại căn nhà thuê gần khu công nghiệp VMC Hoàng Gia.

Trong lúc tổ chức tiệc, Bình và vợ là chị Đặng Kim Xuyên (24 tuổi, quê Cần Thơ, ngụ cùng địa chỉ trên) cãi nhau. Bình cầm cây rượt đánh vợ nhưng chị Xuyên chạy được. Sau đó, Bình chở con ra khỏi nhà, lúc quay trở lại Bình cầm theo một bịch xăng rồi bật lửa đổ xăng đốt vợ. Chị Xuyên hoảng sợ bỏ chạy.

Nhung vu chong thieu song vo con vi mau thuan gia dinh-Hinh-3
Bình toàn thân bị bỏng loang lổ, có chỗ da cháy xém.

Lửa bùng lên làm cháu Ngọc bị bỏng độ I và độ II, chủ yếu ở cánh tay và chân còn Bình thì nặng hơn, toàn thân bị bỏng loang lổ, có chỗ da cháy xém.

4. Thách thức chồng, vợ bị chồng tẩm xăng thiêu đốt 

Khoảng 10h ngày 8/11/2014, sau khi uống rượu xong, Phạm Văn Tiến (33 tuổi, xóm 12, xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) trở về nhà. Lúc này ở nhà, chị Nguyễn Thị Nguyên (34 tuổi, vợ anh Tiến) đang chuẩn bị vào bếp nấu cơm trưa.

Thấy chồng về nhà có mùi rượu, hai bên lời qua tiếng lại, Tiến dọa đổ xăng lên người vợ nếu còn tiếp tục lớn tiếng. Sau câu nói của chồng, chị Nguyên không im lặng mà còn thách thức. 

Nhung vu chong thieu song vo con vi mau thuan gia dinh-Hinh-4
Đối tượng Phạm Văn Tiến. 
Bực tức vì thấy vợ hỗn láo, Tiến lấy can xăng đổ lên người vợ rồi bật lửa đốt. Ngọn lửa nhanh chóng trùm lên người chị Nguyên gây bỏng nặng. Nghe tiếng kêu cứu, hàng xóm chạy sang hỗ trợ dập lửa và đưa nạn nhân đi cấp cứu.

Chị Nguyên bị bỏng ở hai tay, mông và lưng. Do vết thương nặng, khả năng nhiễm trùng cao nên nạn nhân được chuyển ra Viện Bỏng Trung ương chiều cùng ngày. Sau khi đốt vợ, Tiến đã bị công an bắt giữ.

5. Nghi ngoại tình, chồng tẩm xăng thiêu vợ

Tối 23/1/2014, sau khi đi nhậu về, Phan Thanh Vinh (SN 1979, trú thôn Xuân Phú, xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) đã cãi nhau với vợ là chị Đỗ Thị Thi (SN 1981) vì nghi ngờ vợ ngoại tình. Thấy thế, anh Phan Văn Quang (anh ruột của Vinh) sang can ngăn nhưng hai vợ chồng vẫn tiếp tục “khẩu chiến”. Chị Thi còn thách thức Vinh đánh và "muốn giết thì giết đi".

Sẵn hơi men trong người, Vinh lấy một chai nhựa đựng xăng ở góc nhà tạt vào chị Thi và châm lửa đốt khiến chị Thi như "ngọn đuốc sống" lao ra khỏi nhà kêu cứu.

Nhung vu chong thieu song vo con vi mau thuan gia dinh-Hinh-5
Phan Thanh Vinh bị TAND TP Đà Nẵng tuyên phạt 5 năm tù về tội “Giết người”.

Sau đó, anh Quang tìm cách dập lửa cho chị Thi. Bản thân Vinh lúc đó đã "trắng mắt" và cũng lao vào dập lửa, đưa vợ đi bệnh viện. Do được cấp cứu kịp thời nên chị Thi đã may mắn thoát chết, bị bỏng với diện tích 5% và thương tích 15%.

Đến sáng 6/9/2014, Phan Thanh Vinh bị TAND TP Đà Nẵng tuyên phạt 5 năm tù giam về tội “Giết người”.

Cảng vụ ĐTNĐ KV1 cấp phép tàu quá khổ vì “sếp” không hiểu luật?

(Kiến Thức) - Cấp phép tàu quá khổ di chuyển, Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực I lại cho rằng đó là “Lỗi kỹ thuật” vì cán bộ “không hiểu đúng quy định”.

Trưởng đại diện Cảng vụ KV1 chưa hiểu luật?
Liên quan đến vụ việc, tàu Hoàng Tuấn 28 chở 1.777 tấn dăm gỗ, vượt mặt boong 2,5 m và chưa đóng nắp hầm nhưng vẫn được Đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực I cấp phép rời cảng An Hòa (khu vực Bến Kiền, An Dương, Hải Phòng) vào ngày 16/6/2015, mới đây nhất, trong văn bản số 188 CVĐTKVI-TCHC ngày 15/7 của Cảng ĐTNĐ khu vực I kết luận của giám đốc Cảng vụ về xử lý vụ việc trên lại cho rằng việc cấp phép cho tàu quá khổ chỉ là “lỗi kỹ thuật” vì cán bộ của đơn vị này “không hiểu đúng quy định”.
Cang vu DTND KV1 cap phep tau qua tai vi
 Tàu Hoàng Tuấn 28 chở hàng vượt mặt boong vẫn được cấp phép rời cảng.
Cang vu DTND KV1 cap phep tau qua tai vi
 Cảng ĐTNĐ khu vực I cho rằng đó chỉ là “lỗi kỹ thuật” vì cán bộ của đơn vị này “không hiểu đúng quy định”.
Trong văn bản số 188 CVĐTKVI-TCHC ngày 15/7 của Cảng ĐTNĐ khu vực I nêu rõ “Việc tàu Hoàng Tuấn 28 rời cảng ngày 16/6 tại khu vực Bến Kiền, khi rời cảng tàu có chở gỗ dăm trên boong và chưa đóng nắp hầm là có diễn ra trên thực tế”. Văn bản này cũng nêu rõ “Người ký giấy phép cho tàu di chuyển từ khu vực bến Kiền sang vùng nước cảng Hải Phòng là ông Hoàng Đình Lợi, trưởng đại diện. Ngày 30/6, giám đốc Cảng vụ ĐTNĐ Khu vực 1 đã ký quyết định tạm thời đình chỉ với ông Hoàng Đình Lợi để kiểm điểm làm rõ trách nhiệm. Tuy nhiên, điều khó hiểu, trong chính văn bản này lại nêu nguyên nhân dẫn đến việc cấp phép cho tàu Hoàng Tuấn rời cảng là do “lỗi kỹ thuật”. Nguyên nhân dẫn đến lỗi là do “cán bộ Cảng vụ viên của Đại diện Hải Phòng ít được tiếp xúc làm thủ tục cho tàu biển nên nghiệp vụ còn nhiều hạn chế.
Bản kết luận này cũng nêu rõ: “Giám đốc Cảng vụ ĐTNĐ khu vực I nghiêm túc phê bình trước toàn đơn vị đối với ông Hoàng Đình Lợi- Trưởng đại diện Cảng vụ ĐTNĐ Hải Phòng với lý do chưa hiểu đúng quy định của đăng kiểm về xếp hàng gỗ dăm trên boong nên đã cho phép tàu Hoàng Tuấn 28 di chuyển vùng nước từ khu vực Bến Kiền sang cảng Hải Phòng khi chở gỗ dăm trên boong và chưa đóng nắp hầm hàng”. Và mức xử lý với ông Hoàng Đình Lợi chỉ là “điều động về khu vực khác công tác thử thách trong một thời gian, chậm xét nâng lương 1 năm và không xét các hình thức khen thưởng”.
Dư luận đặt ra câu hỏi, với nội dung kết luận này, Cảng vụ ĐTNĐ khu vực I đang cố tình lấp liếm những sai phạm của cán bộ và với chức vụ trưởng đại diện như ông Hoàng Đình Lợi mà “chưa hiểu đúng quy định của đăng kiểm” nên mới cho phép tàu chở hàng “khủng” trên di chuyển thì có xứng đáng công tác ở vị trí đó.
Hơn nữa trước đó, ngày 12/6, Cục đăng kiểm Việt Nam có công văn 2188/ĐKVN-QP hướng dẫn về việc chở gỗ dăm trên boong nêu rõ: “Việc xếp hàng trên boong không được làm ảnh hưởng đến tính kín thời tiết của tàu; nắp miệng hầm hàng phải được đóng kín; việc sắp xếp chằng buộc và che chắn hàng trên boong phải đảm bảo hàng không bị xô đổ trong quá trình vận chuyển, không bị ướt do nước mưa hoặc sóng”. Rõ ràng công văn của Cục đăng kiểm có trước nhưng cán bộ cảng vụ vẫn cấp phép cho tàu Hoàng Tuấn di chuyển, như vậy đã làm trái với công văn của Cục đăng kiểm.

Việc cấp phép có vấn đề?

Khi tìm hiểu vụ việc này, PV Kiến Thức đã nhận được một số ý kiến của người dân Hải Phòng. Họ cho rằng, việc cấp phép cho tàu Hoàng Tuấn 28 rời cảng An Hòa là có chủ ý và không tán đồng với cách xử lý cán bộ của CVKVI.

Thời gian qua dư luận đã đặt nhiều câu hỏi liên quan đến việc nhiều tàu hàng hải có trọng tải khá lớn, chở hàng chất lên boong vượt qua quy định vẫn được cấp phép dù vi phạm an toàn hàng hải. Và việc cấp phép cho những tàu chở dăm gỗ cơi nới cao này do cán bộ thiếu hiểu biết hay biết mà vẫn cố tình làm ngơ? Thì nay vụ việc tàu Hoàng Tuấn 28 là câu trả lời rõ ràng nhất chứng minh việc cấp phép này là có vấn đề.

Trên thực tế, luật pháp đã có những quy định chặt chẽ về việc này. Cụ thể, điểm c, khoản 2, điều 59 nghị định 21/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định Cảng vụ không được cấp phép cho tàu biển rời cảng trong trường hợp: “Tàu thuyền chở hàng rời, ngũ cốc hoặc hàng siêu trường, siêu trọng, hàng nguy hiểm, hàng xếp trên boong mà chưa có đủ biện pháp phòng hộ cần thiết, phù hợp với nguyên tắc vận chuyển những loại hàng đó”. Và chiếu theo quy định này với tàu Hoàng Tuấn 28 thì dăm gỗ là hàng rời còn bị xếp cơi nới lên cao trên boong không thể áp dụng biện pháp để đảm bảo hàng hóa tạo thành khối đặc vững chắc liên kết chặt chẽ với tàu, nên rất hay bị xô, lệch mất cân bằng tàu, vi phạm an toàn hàng hải.

Cang vu DTND KV1 cap phep tau qua tai vi
 Rõ ràng việc cấp phép để những con tàu "siêu khủng" di chuyển trên biển như tàu Hoàng Tuấn 28 là có vấn đề.

Hơn nữa, trong Nghị định 21/2012/NĐ-CP cũng nêu rõ tàu thuyền làm thủ tục xuất cảnh trách nhiệm thuộc về Cảng vụ Hàng hải. Vì thế, trong quá trình cấp phép cho tàu Hoàng Tuấn 28 di chuyển khi cơi nới dăm gỗ trên boong, vị Trưởng đại diện Cảng vụ ĐTNĐ Hải Phòng Hoàng Đình Lợi do chưa hiểu đúng quy định của đăng kiểm về xếp hàng gỗ dăm trên boong như kết luận của giám đốc Cảng vụ thì khó có thể thuyết phục được dư luận. Việc cấp phép này rõ ràng là có vấn đề còn người hiểu rõ vấn đề ấy không ai khác chính là ông Hoàng Đình Lợi và những người có liên quan.

BOX:

Đã từng mắc lỗi hệ thống

Không chỉ vụ việc cấp phép cho tàu Hoàng Tuấn 28 gây lùm xùm dư luận, trước đây trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính cho các phương tiện rời cảng tại CVKVI và thậm chí lãnh đạo CVKVI cũng đã từng bị “mắc lỗi hệ thống”.

Cụ thể, trong Biên bản kiểm tra số 07/CVI – BKT (Biên bản 07) được lập vào hồi 11h30 ngày 12/4/2006 tại Đại diện cảng vụ đường thủy nội địa khu vực I Cẩm Thạch nhưng chỉ có chữ ký của ông Bùi Tiến Dũng (Trưởng đại diện). Theo Biên bản 07, thành phần Ban kiểm tra gồm các ông: Phạm Minh Tuấn, Phó Giám đốc; Nguyễn Văn Tinh,Trưởng phòng KT-TC-KH; Nguyễn Tiến Dũng Trưởng phòng Pháp Chế. Đại diện cảng vụ đường thủy nội địa khu vực I Cẩm thạch có các ông Bùi Tiến Dũng, Trưởng đại diện (hiện là Trưởng đại diện Cảng vụ Điền Công thuộc Cảng vụ đường thủy nội địa Quảng Ninh) và Văn Trọng Dũng, Phó trưởng Đại diện (hiện Giám đốc cảng vụ đường thủy nội địa khu vực 1 ). Cũng theo Biên bản 07, tại nội dung “Thủ tục cấp phép cho phương tiện” có ghi: “Tàu biển thủ tục hành chính thiếu giấy phép cuối cùng như từ tháng 1 đến tháng 3 có đến 161 lượt tàu thiếu 83 giấy phép rời cảng…” và tại phần “kiến nghị” có ghi: “yêu cầu thủ tục hành chính cho phương tiện phải đầy đủ, có giấy phép rời cảng cuối cùng”. Qua tìm hiểu được biết, theo quy định pháp luật tại thời điểm trên, nếu tàu biển không có giấy phép rời cảng cuối cùng thì sẽ bị xử phạt với số tiền lên tới cả chục triệu đồng. Như vậy, nếu lãnh đạo Đại diện cảng vụ đường thủy khu vực I Cẩm Thạch “làm ngơ” cho 83 tàu kia “rời cảng” thì số tiền xử phạt lên tới hàng trăm triệu đồng trên hiện đang ở đâu (?!). Và không biết đến nay, 83 giấy phép rời cảng cuối cùng này đã có trong hồ sơ của cơ quan này chưa?

Để làm rõ vụ việc mà biên bản 07 đề cập từ năm 2006 đến nay vẫn còn mập mờ, PV đã mang biên bản này đến gặp những người có tên trong đoàn kiểm tra và người có chữ ký tại biên bản để làm việc. Trao đổi với PV, ông Bùi Tiến Dũng nguyên Trưởng đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa Cẩm Thạch khẳng định, chữ ký tại Biên bản 07 là giả mạo và quá trình công tác không ít lần ông Dũng “gặp” trường hợp như vậy. Ông Bùi Tiến Dũng cho biết thêm, tất cả hồ sơ, thủ tục hiện vẫn còn được lưu tại CVKVI…Tuy nhiên, ông Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng phòng Pháp chế CVKVI sau khi xem biên bản 07 có tên ông trong đó, ông Dũng đã trả lời là có biên bản như vậy và chữ viết trong biên bản là của chính ông.

PV Kiến Thức sẽ tiếp tục cập nhật thông tin liên quan.