Trà đá miễn phí người nghèo bị công an phường tịch thu

Đội trật tự và công an phường Thịnh Liệt (HN) đã tịch thu thùng trà đá miễn phí cho người lao động, người nghèo đặt bên gốc cây đường Giải Phóng.

Mấy ngày nay, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin thùng trà đá miễn phí trên đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai, (Hà Nội) bị lực lượng công an phường tịch thu. Không ít người cảm thấy bất bình trước hành động của lực lượng chức năng bởi lẽ, người dân cho rằng việc làm từ thiện là một hình ảnh đẹp cần được ủng hộ và cổ vũ.
Tra da mien phi nguoi ngheo bi cong an phuong tich thu
 Thùng trà đá miễn phí đặt trên đường Giải Phóng: Ảnh: Nam Anh
Anh Trần Nam Anh, người cùng với hai hộ dân pha trà đá miễn phí dành cho người lao động cho hay, ngày 24.5.2015, anh đã đặt một thùng trà đá miễn phí ở dưới gốc cây (đoạn đối diện số nhà 1031B đường Giải Phóng). Người dân, người lao động có nhu cầu đều có thể tạt vào uống nước miễn phí.
“Tuy nhiên, đến khoảng gần 16h chiều ngày 27.7.2015, khi đang ngồi trong cửa hàng tôi thấy đội trật tự, công an phường đến nói là thùng trà đá đặt ở vỉa hè như vậy là vi phạm và rồi 2 người mặc quần áo dân phòng đã bê thùng trà đá lên xe ô tô. Trên xe còn có 2 chiến sĩ thuộc công an phường”, anh Nam Anh nói.
Tra da mien phi nguoi ngheo bi cong an phuong tich thu-Hinh-2
 Lực lượng chức phường thu giữ thùng trà đá: Ảnh: Nam Anh
Anh Nam Anh cho biết, mỗi ngày anh đặt một thùng trà đá khoảng 20 lít dưới gốc cây. 8h sáng thùng nước được đem ra, đến 19h tối thùng nước được cất vào nhà. Chi phí hết khoảng 50.000 đồng tiền mua nước, đá, chè. Số tiền này đều do mấy hộ dân tự đóng góp.
“Việc làm này của chúng tôi hoàn toàn xuất phát từ tấm lòng tự nguyện, với mong muốn giúp người lao động, người nghèo cốc nước mát trong mùa hè chứ không có mục đích gì khác”, anh Nam Anh nói thêm.
Ông Đinh Văn Thuấn (42 tuổi), quê ở Nam Định, làm nghề xe ôm ở gần khu vực chia sẻ: “ “Khi nghe câu chuyện thùng trà đá bỗng dưng bị lực lượng chức năng thu giữ, tôi thấy khá bất bình. Thùng trà đá để đó phục vụ cho người lao động, đây là việc làm tốt. Thêm nữa, thùng trà đá đặt ở góc khuất không ảnh hưởng đến ai. Đáng lẽ lực lượng chức năng phải ủng hộ những người làm trà đá miễn phí mới đúng”, ông Thuấn nói.
Tra da mien phi nguoi ngheo bi cong an phuong tich thu-Hinh-3
 Sau khi lực lượng chức năng thu giữ thùng trà đá, người dân tiếp tục đặt một bình nước lọc ở gốc cây miễn phí dành cho người lao động: Ảnh Nguyễn Đức.
Ông Nguyễn Hữu Tường, trưởng công an phường Thịnh Liệt cho biết, thực hiện kế hoạch Năm văn minh đô thị năm 2015, lực lượng chức năng thường xuyên đi kiểm tra, nhắc nhở người dân vi phạm lòng đường, vỉa hè, trong đó có tuyến đường Giải Phóng.
Nói về trường hợp người dân bị lực lượng chức năng phường tịch thu thùng trà đá, đại diện cho phường Thịnh Liệt cho hay, khi anh Nam Anh đặt bình nước ở ngoài vỉa hè, nhiều lần tổ công tác đi qua và đã có nhắc nhở anh Nam Anh phải đặt thùng nước vào phía trong nhà.
Tra da mien phi nguoi ngheo bi cong an phuong tich thu-Hinh-4
Người dân bán hàng rong tranh thủ uống cốc nước miễn phí: Ảnh Nguyễn Đức.
“Anh Nam Anh để thùng trà đá để ở vỉa hè ngoài việc gây phản cảm còn vi phạm việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè. Chúng tôi đã nhắc nhở nhiều lần không được thì buộc các anh dân phòng phải tạm thời thu về”, ông Tường cho hay.
Theo ông Tường, trong trường hợp anh Nam Anh muốn tiếp tục để thùng trà đá ở vỉa hè cho người dân phải có ý kiến của lãnh đạo phường Thịnh Liệt. Nếu đồng ý, lãnh đạo phường sẽ bố trí một địa điểm thích hợp để anh Nam Anh thực hiện công việc tình nguyện của mình.
“Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ và còn muốn đóng góp trong việc làm từ thiện, ai cũng đều muốn làm công việc này. Tuy nhiên, làm thế nào để đảm bảo được tính mỹ quan, văn minh đô thị và an toàn giao thông thì phải được sự đồng thuận”, đại diện công an phường nói thêm.

Cảng vụ ĐTNĐ KV1 cấp phép tàu quá khổ vì “sếp” không hiểu luật?

(Kiến Thức) - Cấp phép tàu quá khổ di chuyển, Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực I lại cho rằng đó là “Lỗi kỹ thuật” vì cán bộ “không hiểu đúng quy định”.

Trưởng đại diện Cảng vụ KV1 chưa hiểu luật?
Liên quan đến vụ việc, tàu Hoàng Tuấn 28 chở 1.777 tấn dăm gỗ, vượt mặt boong 2,5 m và chưa đóng nắp hầm nhưng vẫn được Đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực I cấp phép rời cảng An Hòa (khu vực Bến Kiền, An Dương, Hải Phòng) vào ngày 16/6/2015, mới đây nhất, trong văn bản số 188 CVĐTKVI-TCHC ngày 15/7 của Cảng ĐTNĐ khu vực I kết luận của giám đốc Cảng vụ về xử lý vụ việc trên lại cho rằng việc cấp phép cho tàu quá khổ chỉ là “lỗi kỹ thuật” vì cán bộ của đơn vị này “không hiểu đúng quy định”.
Cang vu DTND KV1 cap phep tau qua tai vi
 Tàu Hoàng Tuấn 28 chở hàng vượt mặt boong vẫn được cấp phép rời cảng.
Cang vu DTND KV1 cap phep tau qua tai vi
 Cảng ĐTNĐ khu vực I cho rằng đó chỉ là “lỗi kỹ thuật” vì cán bộ của đơn vị này “không hiểu đúng quy định”.
Trong văn bản số 188 CVĐTKVI-TCHC ngày 15/7 của Cảng ĐTNĐ khu vực I nêu rõ “Việc tàu Hoàng Tuấn 28 rời cảng ngày 16/6 tại khu vực Bến Kiền, khi rời cảng tàu có chở gỗ dăm trên boong và chưa đóng nắp hầm là có diễn ra trên thực tế”. Văn bản này cũng nêu rõ “Người ký giấy phép cho tàu di chuyển từ khu vực bến Kiền sang vùng nước cảng Hải Phòng là ông Hoàng Đình Lợi, trưởng đại diện. Ngày 30/6, giám đốc Cảng vụ ĐTNĐ Khu vực 1 đã ký quyết định tạm thời đình chỉ với ông Hoàng Đình Lợi để kiểm điểm làm rõ trách nhiệm. Tuy nhiên, điều khó hiểu, trong chính văn bản này lại nêu nguyên nhân dẫn đến việc cấp phép cho tàu Hoàng Tuấn rời cảng là do “lỗi kỹ thuật”. Nguyên nhân dẫn đến lỗi là do “cán bộ Cảng vụ viên của Đại diện Hải Phòng ít được tiếp xúc làm thủ tục cho tàu biển nên nghiệp vụ còn nhiều hạn chế.
Bản kết luận này cũng nêu rõ: “Giám đốc Cảng vụ ĐTNĐ khu vực I nghiêm túc phê bình trước toàn đơn vị đối với ông Hoàng Đình Lợi- Trưởng đại diện Cảng vụ ĐTNĐ Hải Phòng với lý do chưa hiểu đúng quy định của đăng kiểm về xếp hàng gỗ dăm trên boong nên đã cho phép tàu Hoàng Tuấn 28 di chuyển vùng nước từ khu vực Bến Kiền sang cảng Hải Phòng khi chở gỗ dăm trên boong và chưa đóng nắp hầm hàng”. Và mức xử lý với ông Hoàng Đình Lợi chỉ là “điều động về khu vực khác công tác thử thách trong một thời gian, chậm xét nâng lương 1 năm và không xét các hình thức khen thưởng”.
Dư luận đặt ra câu hỏi, với nội dung kết luận này, Cảng vụ ĐTNĐ khu vực I đang cố tình lấp liếm những sai phạm của cán bộ và với chức vụ trưởng đại diện như ông Hoàng Đình Lợi mà “chưa hiểu đúng quy định của đăng kiểm” nên mới cho phép tàu chở hàng “khủng” trên di chuyển thì có xứng đáng công tác ở vị trí đó.
Hơn nữa trước đó, ngày 12/6, Cục đăng kiểm Việt Nam có công văn 2188/ĐKVN-QP hướng dẫn về việc chở gỗ dăm trên boong nêu rõ: “Việc xếp hàng trên boong không được làm ảnh hưởng đến tính kín thời tiết của tàu; nắp miệng hầm hàng phải được đóng kín; việc sắp xếp chằng buộc và che chắn hàng trên boong phải đảm bảo hàng không bị xô đổ trong quá trình vận chuyển, không bị ướt do nước mưa hoặc sóng”. Rõ ràng công văn của Cục đăng kiểm có trước nhưng cán bộ cảng vụ vẫn cấp phép cho tàu Hoàng Tuấn di chuyển, như vậy đã làm trái với công văn của Cục đăng kiểm.

Việc cấp phép có vấn đề?

Khi tìm hiểu vụ việc này, PV Kiến Thức đã nhận được một số ý kiến của người dân Hải Phòng. Họ cho rằng, việc cấp phép cho tàu Hoàng Tuấn 28 rời cảng An Hòa là có chủ ý và không tán đồng với cách xử lý cán bộ của CVKVI.

Thời gian qua dư luận đã đặt nhiều câu hỏi liên quan đến việc nhiều tàu hàng hải có trọng tải khá lớn, chở hàng chất lên boong vượt qua quy định vẫn được cấp phép dù vi phạm an toàn hàng hải. Và việc cấp phép cho những tàu chở dăm gỗ cơi nới cao này do cán bộ thiếu hiểu biết hay biết mà vẫn cố tình làm ngơ? Thì nay vụ việc tàu Hoàng Tuấn 28 là câu trả lời rõ ràng nhất chứng minh việc cấp phép này là có vấn đề.

Trên thực tế, luật pháp đã có những quy định chặt chẽ về việc này. Cụ thể, điểm c, khoản 2, điều 59 nghị định 21/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định Cảng vụ không được cấp phép cho tàu biển rời cảng trong trường hợp: “Tàu thuyền chở hàng rời, ngũ cốc hoặc hàng siêu trường, siêu trọng, hàng nguy hiểm, hàng xếp trên boong mà chưa có đủ biện pháp phòng hộ cần thiết, phù hợp với nguyên tắc vận chuyển những loại hàng đó”. Và chiếu theo quy định này với tàu Hoàng Tuấn 28 thì dăm gỗ là hàng rời còn bị xếp cơi nới lên cao trên boong không thể áp dụng biện pháp để đảm bảo hàng hóa tạo thành khối đặc vững chắc liên kết chặt chẽ với tàu, nên rất hay bị xô, lệch mất cân bằng tàu, vi phạm an toàn hàng hải.

Cang vu DTND KV1 cap phep tau qua tai vi
 Rõ ràng việc cấp phép để những con tàu "siêu khủng" di chuyển trên biển như tàu Hoàng Tuấn 28 là có vấn đề.

Hơn nữa, trong Nghị định 21/2012/NĐ-CP cũng nêu rõ tàu thuyền làm thủ tục xuất cảnh trách nhiệm thuộc về Cảng vụ Hàng hải. Vì thế, trong quá trình cấp phép cho tàu Hoàng Tuấn 28 di chuyển khi cơi nới dăm gỗ trên boong, vị Trưởng đại diện Cảng vụ ĐTNĐ Hải Phòng Hoàng Đình Lợi do chưa hiểu đúng quy định của đăng kiểm về xếp hàng gỗ dăm trên boong như kết luận của giám đốc Cảng vụ thì khó có thể thuyết phục được dư luận. Việc cấp phép này rõ ràng là có vấn đề còn người hiểu rõ vấn đề ấy không ai khác chính là ông Hoàng Đình Lợi và những người có liên quan.

BOX:

Đã từng mắc lỗi hệ thống

Không chỉ vụ việc cấp phép cho tàu Hoàng Tuấn 28 gây lùm xùm dư luận, trước đây trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính cho các phương tiện rời cảng tại CVKVI và thậm chí lãnh đạo CVKVI cũng đã từng bị “mắc lỗi hệ thống”.

Cụ thể, trong Biên bản kiểm tra số 07/CVI – BKT (Biên bản 07) được lập vào hồi 11h30 ngày 12/4/2006 tại Đại diện cảng vụ đường thủy nội địa khu vực I Cẩm Thạch nhưng chỉ có chữ ký của ông Bùi Tiến Dũng (Trưởng đại diện). Theo Biên bản 07, thành phần Ban kiểm tra gồm các ông: Phạm Minh Tuấn, Phó Giám đốc; Nguyễn Văn Tinh,Trưởng phòng KT-TC-KH; Nguyễn Tiến Dũng Trưởng phòng Pháp Chế. Đại diện cảng vụ đường thủy nội địa khu vực I Cẩm thạch có các ông Bùi Tiến Dũng, Trưởng đại diện (hiện là Trưởng đại diện Cảng vụ Điền Công thuộc Cảng vụ đường thủy nội địa Quảng Ninh) và Văn Trọng Dũng, Phó trưởng Đại diện (hiện Giám đốc cảng vụ đường thủy nội địa khu vực 1 ). Cũng theo Biên bản 07, tại nội dung “Thủ tục cấp phép cho phương tiện” có ghi: “Tàu biển thủ tục hành chính thiếu giấy phép cuối cùng như từ tháng 1 đến tháng 3 có đến 161 lượt tàu thiếu 83 giấy phép rời cảng…” và tại phần “kiến nghị” có ghi: “yêu cầu thủ tục hành chính cho phương tiện phải đầy đủ, có giấy phép rời cảng cuối cùng”. Qua tìm hiểu được biết, theo quy định pháp luật tại thời điểm trên, nếu tàu biển không có giấy phép rời cảng cuối cùng thì sẽ bị xử phạt với số tiền lên tới cả chục triệu đồng. Như vậy, nếu lãnh đạo Đại diện cảng vụ đường thủy khu vực I Cẩm Thạch “làm ngơ” cho 83 tàu kia “rời cảng” thì số tiền xử phạt lên tới hàng trăm triệu đồng trên hiện đang ở đâu (?!). Và không biết đến nay, 83 giấy phép rời cảng cuối cùng này đã có trong hồ sơ của cơ quan này chưa?

Để làm rõ vụ việc mà biên bản 07 đề cập từ năm 2006 đến nay vẫn còn mập mờ, PV đã mang biên bản này đến gặp những người có tên trong đoàn kiểm tra và người có chữ ký tại biên bản để làm việc. Trao đổi với PV, ông Bùi Tiến Dũng nguyên Trưởng đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa Cẩm Thạch khẳng định, chữ ký tại Biên bản 07 là giả mạo và quá trình công tác không ít lần ông Dũng “gặp” trường hợp như vậy. Ông Bùi Tiến Dũng cho biết thêm, tất cả hồ sơ, thủ tục hiện vẫn còn được lưu tại CVKVI…Tuy nhiên, ông Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng phòng Pháp chế CVKVI sau khi xem biên bản 07 có tên ông trong đó, ông Dũng đã trả lời là có biên bản như vậy và chữ viết trong biên bản là của chính ông.

PV Kiến Thức sẽ tiếp tục cập nhật thông tin liên quan.

Con nạn nhân vụ thảm sát ở Bình Phước được toàn bộ thừa kế

Sau khi bàn bạc, gia đình ông Lê Văn Mỹ đã thống nhất giao toàn bộ khối tài sản thừa kế cho bé Na - con nạn nhân vụ thảm sát ở Bình Phước.

Con nan nhan vu tham sat o Binh Phuoc duoc toan bo thua ke
Vụ thảm sát gia đình ông Lê Văn Mỹ khiến 6 người chết gây rúng động dư luận đầu tháng 7/2015.
Sau hơn 20 ngày xảy ra vụ thảm sát ở Bình Phước, khiến 6 người trong gia đình ông Lê Văn Mỹ ở xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành (Bình Phước) thiệt mạng, ngày 28/7, ông Nguyễn Lê Vinh (em của nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Nga, vợ ông Mỹ) cho biết gia đình ông đã thống nhất việc xử lý quyền thừa kế cũng như tổ chức lại lao động, sản xuất ở xưởng gỗ của 
gia đình ông Mỹ.